Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Dorami
Xem chi tiết
Uchiha Nguyễn
26 tháng 4 2016 lúc 21:08

- Tương phản: Nhiệm vụ của quan phụ mẫu là phải chăm lo cuộc sống của nhân dân (phụ = cha ; mẫu = mẹ) . Trong lúc vỡ đê, không những quan không lo mà còn đánh bài trong đình của mình , trong khi ngoài kia là những người nhân dân đang cực khổ gồng mình chống chọi với sức trời 

- Tăng cấp: Mưa càng ngày càng to trong khi quan phụ mẫu đánh bài càng ngày càng hăng

 

Tú Plus
Xem chi tiết
Cao Tuệ Hằng
Xem chi tiết
Tuấn Nguyễn Minh
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
31 tháng 3 2018 lúc 16:14

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về Phạm Duy Tốn, khẳng định: Ông là một trong số nhà văn có thành tựu đầu tiên về truyện ngắn hiện đại. Giới thiệu về truyện ngắn Sống chết mặc bay

Thân bài:

Bằng việc phân tích sự khéo léo trong việc kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, học sinh làm sáng tỏ 2 ý lớn ( theo yêu cầu của đề bài)

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải làm sáng tỏ được hai ý cơ bản như sau:

a) Truyện phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân do thiên tai, do sự vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

Sự tăng cấp trong việc miêu tả cảnh trời mưa, cảnh nước sông dâng cao, nguy cơ vỡ đê ... Sự tăng cấp trong cảnh hộ đê của người dân: vất vả, căng thẳng, nguy cấp qua tiếng trống đánh, tiếng ốc thổi, tiếng người gọi nhau ... Tình cảnh thê thảm của những người dân chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu ra chống đỡ với sức mưa to, nước lớn của trời ... Sự bất lực của sức người trước sức trời, thiên tai giáng xuống, đe dọa tính mạng của người dân...

b) Lên án gay gắt thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến, tên quan phủ là đại diện:

Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả đã vạch trần thói vô trách nhiệm của tên quan phủ: cảnh người dân hộ đê trong tình thế nguy kịch tương phản với cảnh tên quan phủ đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch ... Niềm cảm thương với sự khổ cực của người dân Lên án gay gắt thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến, tên quan phủ là đại diện; Sự vô trách nhiệm của tên quan phủ qua việc làm "hộ đê": tư thế, cách ngồi, lời nói, thái độ vô trách nhiệm khi biết tin đê vỡ ...

Ý khái quát:

HS có thể nêu nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo được thể hiện qua truyện: phản ánh nỗi khổ cực của người dân và thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống cơ cực, lầm than của người dân do thiên tai, do thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến đưa đến...

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nội dung của truyện ngắn. Có thể liên hệ hoặc mở rộng bằng một số tác phẩm đã học
BẠN LÀ NHẤT!!!
2 tháng 5 2021 lúc 20:00

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về Phạm Duy Tốn, khẳng định: Ông là một trong số nhà văn có thành tựu đầu tiên về truyện ngắn hiện đại.

- Giới thiệu về truyện ngắn Sống chết mặc bay

Thân bài:

Bằng việc phân tích sự khéo léo trong việc kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, học sinh làm sáng tỏ 2 ý lớn ( theo yêu cầu của đề bài)

a) Truyện phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân do thiên tai, do sự vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

- Sự tăng cấp trong việc miêu tả cảnh trời mưa, cảnh nước sông dâng cao, nguy cơ vỡ đê ...

- Sự tăng cấp trong cảnh hộ đê của người dân: vất vả, căng thẳng, nguy cấp qua tiếng trống đánh, tiếng ốc thổi, tiếng người gọi nhau ...

- Tình cảnh thê thảm của những người dân chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu ra chống đỡ với sức mưa to, nước lớn của trời ...

- Sự bất lực của sức người trước sức trời, thiên tai giáng xuống, đe dọa tính mạng của người dân...

b) Lên án gay gắt thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến, tên quan phủ là đại diện:

- Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả đã vạch trần thói vô trách nhiệm của tên quan phủ: cảnh người dân hộ đê trong tình thế nguy kịch tương phản với cảnh tên quan phủ đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch ...

- Niềm cảm thương với sự khổ cực của người dân

- Lên án gay gắt thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến, tên quan phủ là đại diện; Sự vô trách nhiệm của tên quan phủ qua việc làm "hộ đê": tư thế, cách ngồi, lời nói, thái độ vô trách nhiệm khi biết tin đê vỡ ...

Ý khái quát:

- nêu nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo được thể hiện qua truyện: phản ánh nỗi khổ cực của người dân và thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống cơ cực, lầm than của người dân do thiên tai, do thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến đưa đến...

Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị nội dung của truyện ngắn.

- Có thể liên hệ hoặc mở rộng bằng một số tác phẩm đã học ...

Nguyễn Thị Tâm
Xem chi tiết
roseandlisa
26 tháng 4 2021 lúc 18:46

*Tham khảo trên Internet

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
chuche
6 tháng 5 2022 lúc 14:31

Tham Khảo:

1. Mở bài :

- Giới thiệu tác giả Phạm Duy Tốn, những thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.

- Xây dựng các chi tiết, tình huống tương phản, tăng cấp đặc sắc, đặc biệt là phản ánh về thái độ vô trách nhiệm của tên quan đi hộ đê bỏ mặc nhân dân trong tình cảnh khố cùng "Sống chết mặc bay”.

2. Thân bài :

- Giải thích :

"Sống chết mặc bay” : là vế đầu của câu tục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” : thái độ vô sống trách nhiệm của bọn thầy lang, thầy cúng trong xã hội cũ - Sống chết mặc bay” : nhan đề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi sa đoạ, ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh.

- Phép tương phản ,tăng cấp được nhà văn khắc họa qua hai hình ảnh :

+ Cảnh dân chúng cứu đê

+ Cảnh tên quan đi hộ đê nhưng hắn vô trách nhiệm, xung quanh hắn : "Bên cạnh ngài , mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc,...trông mà thích mắt.”

- Kẻ hầu người hạ

- Ham mê ván bài tổ tôm

- Hả hê cười vì vừa thắng một canh bạc lớn đúng lúc cảnh đê vỡ xảy ra, nước tràn lênh láng, nhà cửa trôi băng, kẻ sống không chỗ ở ,người chết không nơi chôn,...

3. Kết bài :

- Nhà văn Phạm Duy Tốn quả đã chọn cho tác phẩm của mình một cái nhan đề thật hay, phản ánh sâu sắc về tên quan vô trách nhiệm.

- Đọc truyện ta càng căm phẫn bọn quan lại xã hội cũ vô trách nhiệm, tán tận lương tâm, coi thường mạng sống của người dân.Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời : Những kẻ cầm quyền luôn ăn chơi phung phí, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân trong lầm than, khổ cực, không quan tâm đến chuyện sống chết của người dân.

Nguyễn Thanh Hếu 7a6
Xem chi tiết
NHANVO
2 tháng 4 2022 lúc 8:39

2 mặt tương phản đó là: 1 bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Trong khi đó bên kia thì quan phụ mẫu ngồi nhàn ha, có kẻ bưng người hạ, quan phụ mẫu coi việc đánh bài là trên hết, ko quan tâm đến người dân...

=> Dụng ý: Tác giả trước hết là bày tỏ lòng cảm thương nhân dân trc cảnh nghìn sầu muôn thảm, đồng thời phê phán tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú

 

Chúc bạn học tốt!

 

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Đạt Trần
18 tháng 4 2017 lúc 12:59

(?)Đọc kĩ toàn truyện một lần nữa, theo dõi mạch truyện từ đầu đến cuối chúng ta thấy tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào?

G giảng: Đó là: đối lập và tăng cấp. Cụ thể: Đối lập và tăng cấp giữa sức người và sức trời; Đối lập và tăng cấp giữa cảnh hộ đê ngoài đình của dân phu và cảnh hộ đê trong đình của quan phụ mẫu và đám nha lại. Hai biện pháp nghệ thuật học tập từ truyện dân gian ấy đã tạo nên cốt truyện hấp dẫn và vẫn góp phần đắc lực thể hiện một câu chuyện hiện đại chân thực và cảm động. Do đó, thực chất của việc tìm hiểu nội dung 2 phần còn lại của văn bản là đi phân tích các mặt đối lập đó.

(?)Tác dụng của biện pháp nghệ thuật tăng cấp, đối lập trong đoạn này là gì?

G bình: Hai cảnh tượng cùng diễn ra một thời điểm, cùng một địa điểm, của những con người có chung một nhiệm vụ nhưng lại là 2 cảnh hoàn toàn trái ngược nhau, trái ngược đến khó tin. Với cảnh người dân hộ đê, phép tăng cấp thể hiện trong cách miêu tả làm nổi bật được sức người mỗi lúc một đuối, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã đến. Với cảnh quan phủ cùng nha lại đánh bài tổ tôm trong đình, phép tăng cấp được vận dung vào việc miêu tả độ đam mê đánh tổ tôm gắn với bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng. Qua hàng loạt chi tiết tô đậm sự tương phản đó đã giúp cho người đọc cảm nhận hết sự vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu đối với dân và thấy rõ nỗi thống khổ của người dân vô tội. Hắn không hề mảy may động lòng trước số phận của người dân. Hắn thờ ơ, dửng dưng, vô trách nhiệm, trước sau như một vẫn là thái độ “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Từ đó, khơi dậy ở người đọc sự cảm thông, phẫn nộ…

Bình Trần Thị
18 tháng 4 2017 lúc 23:58

Hai mặt tương phản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là cảnh tượng nhân dân đang vật lộn đến kiệt sức trước nguy cơ vỡ đê, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào đánh tố tôm mà quên đi nhiệm vụ hộ đê cùng với dân sinh khốn khổ lầm than.

Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản như vậy nhăm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập và từ đó tạo nên một tình huống đầy kịch tính: Trong lúc nhân dân đang rơi vào một tình cảnh vô cùng bi đát thì bọn quan lại vẫn nghiễm nhiên sông một cuộc sống xa hoa, phù phiếm, vô trách nhiệm. Với sự thành công trong việc xây dựng hai hình ảnh đôi lập như trên, tác giả đã đạt được hai mục đích: Vừa lên án gay gắt tên quan phủ lòng lang dạ thú, vô trách nhiệm trước tính mạng và cuộc sống của người dân; vừa bày tỏ niềm xót thương trước “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân trong cảnh đê vỡ.

Bình Trần Thị
18 tháng 4 2017 lúc 23:59

Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của mực nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vâ't vả, căng thẳng của người dân được thể hiện: - Trời mưa mỗi lúc một tăng -> mức nước sông mỗi lúc một cao -> âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ -> sức người mỗi lúc một đuối -> nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần.

Phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mê tổ tôm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng:

- Quan phụ mầu là người có trách nhiệm cao nhất trong việc hộ đê, song ngài lại ngồi nhàn nhã đánh tổ tôm trong khi dân chúng đang vật lộn với nước sông đế cứu đê.

- Mưa mỗi lúc một tăng, nước sông lên cao, khúc đê có nguy cơ bị vỡ, âm thanh mỗi lúc một dồn dập. Thế mà quan phụ mẫu còn dở ván bài nên dù trời long, đất lở ngài cũng mặc kệ: “ Này, này, đê vỡ mặc đê, nước sông dù có nguy, không bằng nước bài cao thấp”.

- Khi có tin đê vờ thật, ai nấy đều hoang mang lo sợ, vậy mà quan vần thờ ơ, quát mắng người báo tin. Sau đó lại lao vào chơi bài cho đến lúc: “Ù! Thông tôm... Chi chi nảy! ... Điếu, mày!”

- Quan ù được ván bài lớn trong niềm vui sướng cực độ.

Như vậy, có thể nói, phép tăng cấp đã nhấn mạnh, khắc sâu tình trạng khẩn cấp của việc hộ đê lên đên đỉnh điếm, nhân dân lầm than đau khố đến cực độ. Qua đó nhấn mạnh, khắc sâu mức độ đam mê bài bạc gắn với thái độ vô trách nhiêm, vô'lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng.

Lâm TD
Xem chi tiết
25 Danh Hải Phát
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
4 tháng 4 2022 lúc 22:44

– Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.

bạn tham khảo nha.

minh nguyet đã xóa
Tạ Bảo Trân
5 tháng 4 2022 lúc 17:34

Nhà văn Phạm Duy Tốn lấy nhan đề "Sống chết mặc bay" vì

Đảm bảo tính ngắn gọn,xúc tính và mang tính khái quát cao

Nhan đề lấy từ câu tục ngữ "Sống chết mặc bay/Tiền thầy bỏ túi"

Tác giả chỉ lấy vế đầu vì vế sau không liên quan tới nội dung tác phẩm

ngọc baby
3 tháng 5 2022 lúc 8:37

bạn hỏi mình thì mình hỏi ai