Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX. Nhận xét
Nêu tình hình chính trị, kinh tế Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) như thế nào?
Nêu những nhận xét chính về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX.
Giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế-xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng: bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút, tài chính khô kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt làm cho xã hội thêm rối loạn.
1. Vào cuối thế kỷ V, xã hội châu Âu có những biến đổi gì?
2. Nhận xét bộ máy chính quyền qua các triều đại
a. Ngô b. Tiền - Lê c. Lý
3. Nhận xét tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội qua các triều đại đã học ở lớp 7?
- Người Giéc-man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất châu Âu
- Sau khi chiếm được, họ lập nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô-ma cũ rồi chia phần nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự
- Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc
Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất, vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô
2.
* Bộ máy nhà nước thời Đinh - Tiền - Lê:
- Chia làm 3 ban: Văn ban, Võ ban, Tăng ban.
- Hành chính: cả nước chia làm 10 đạo.
- Quân đội: chế độ ngụ binh ư nông.
=> nhà nước quân chủ chuyên chế.
* Bộ máy nhà nước thời Lê:
Sau cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước có nhiều thay đổi. Ở trung ương, chức Tể Tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ. Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện vẫn được duy trì với quyền hành cao hơn. Ở địa phương, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có ba ti là đô ti, thừa ti, hiến ti. Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã. Qua bộ máy nhà nước trên, ta có thể thấy được dưới triều Lê, nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền được xây dựng ở mức độ cao, đã hoàn chỉnh
Tình hình kinh tế ,xã hội Việt Nam của nửa cuối thế kỷ 19 như thế nào? 🤔🤔
Về kinh tế:
- Triều đình Huế vẫn tiế tục thực hiện cách chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội VN rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
Về xã hội:
- Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục rỗng
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn
- Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt thêm
Trình bày những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
Tham khảo
* Tình hình chính trị:
- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
- Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.
- Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.
* Tình hình kinh tế:
- Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.
+ Trong nông nghiệp: chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
+ Trong công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, áp đặt nhiều thứ thuế,…
- Chính sách vơ vét, bóc lột của Anh đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:
+ Đời sống của nhân dân Ấn Độ kiệt quệ, cực khổ;
+ Nền kinh tế Ấn Độ tuy có sự chuyển biến nhất định, nhưng chỉ mang tính cục bộ, phát triển thiếu cân đối giữa các địa phương và giữa các ngành kinh tế,…
* Tình hình xã hội:
- Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.
- Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.
Tham khảo
a) Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ
- Từ đầu thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa, các nước phương Tây chủ yếu làAnh - Pháp đua nhau xâm lược.
- Giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.
Mục b
b) Chính sách cai trị của thực dân Anh
* Về kinh tế:
- Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.
- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.
* Về chính trị - xã hội:
Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng Ấn Độ (1877)
- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.
* Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
* Hậu quả:
- Kinh tế giảm sút, bần cùng.
- Đời sống nhân dân cực khổ.
Mục c
c) Mở rộng: Điểm giống cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX:
Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị (chủ nghĩa thực dân cũ).
- Ở Việt Nam, thực dân Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì, sáp nhập vào Liên bang Đông Dương. Đứng đầu là một viên Toàn quyền là người Pháp. Đứng đầu mỗi tỉnh đều có một viên công sứ người Pháp thực hiện chức năng bảo hộ,...
=> Đây chính là chính sách trực trị, chia để trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Về cơ bản cũng giống với chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ
1. Bối cảnh lịch sử thế giới tương ứng với lịch sử dân tộc qua các thời kỳ lịch sử.
2. Phân tích và đánh giá về quá trình hình thành, hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX.
3. Những biểu hiện của quá trình hình thành, xác lập, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến dân tộc Việt Nam (939 – 1945)?
4. Nhận xét về vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với sự nghiệp thống nhất đất nước ở thế kỷ XVIII.
5. Phân tích bối cảnh lịch sử ở nửa cuối thế kỷ XIX. Đánh giá về trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
6. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX. Nhận xét.
7. Đặc điểm tổ chức nhà nước, pháp luật Việt Nam thời phong kiến?
8. Đặc điểm chế độ phong kiến dân tộc Việt Nam (939 – 1945)?
9. Nhận định về sự hình thành, phát triển và suy vong của các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử.
10. Nhà nước phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX) đã làm gì để phát triển nông nghiệp? Phân tích ý nghĩa của những biện pháp đó.
11. Thành tựu mở rộng lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của các triều đại phong kiến Việt Nam.
12. Nêu và nhận định về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự chuẩn bị về chính trị - tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập của chính đảng vô sản Việt Nam?
13. So sánh và nhận định về nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ bộ 6.3.1946 với Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam 1954 và Hiệp định Paris 1973.
14. Vì sao Việt Nam phải đổi mới? Phân tích cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Câu 1. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 2: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX như thế nào?
Câu 3: Các đề nghị cải cách của các sĩ phu yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX có điểm gì tích cực, điểm nào hạn chế? Ý nghĩa của các đề nghị cải cách này?
Câu 4: Vì sao các đề nghị cải cách duy tân nửa cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam không thực hiện được?
Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến việc các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX đề ra các biện pháp cải cách duy tân?
Câu 6. Điểm khác biệt giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời (Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê)?
Câu 7: Dựa vào bản đồ, em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
tk:
1.
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy
- Thời gian tồn tại dài nhất, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
2.
I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX Vào những năm 60 của thế kỉ XIX: - Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta.
4.*
Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì: – Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại. – Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.
tham khảo
1.
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy
- Thời gian tồn tại dài nhất, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
2.
I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX Vào những năm 60 của thế kỉ XIX: - Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta.
4.*
Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì: – Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại. – Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.
Đọc thông tin và quan sát hình 14.2 đến hình 14.3, trình bày tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Tham khảo
♦ Tình hình chính trị
- Chính sách cai trị của thực dân Anh:
+ Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp phần lớn lãnh thổ Ấn Độ. Đứng đầu bộ máy cai trị là Toàn quyền (được gọi là Phó vương), do Hoàng gia Anh bổ nhiệm.
+ Nhượng bộ tầng lớp trên, biến bộ phận này thành tay sai để làm chỗ dựa vững chắc cho quyền cai trị của Anh;
+ Tìm cách khắc sâu khác biệt tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc để chia cắt Ấn Độ.
- Hậu quả:
+ Quyền lực chính trị nằm trong tay thực dân Anh.
+ Một bộ phận lực lượng phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.
♦ Tình hình kinh tế
- Chính sách cai trị của thực dân Anh:
+ Loại bỏ đặc quyền của Công ty Đông Ấn, trực tiếp mở rộng khai thác, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở Ấn Độ.
+ Tăng các khoản thuế và đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, biến tiểu lục địa này thành thị trường lớn của Anh.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt được xây dựng trên quy mô lớn và giao cho các công ty tư nhân quản lí.
- Hậu quả:
+ Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh.
+ Việc nhập khẩu hàng hoá giá rẻ từ Anh đã làm suy yếu các ngành thủ công truyền thống ở Ấn Độ, đặc biệt là ngành dệt.
+ Các ngành đóng tàu, khai mỏ,... suy yếu do không đủ sức cạnh tranh với công nghiệp Anh.
+ Nông nghiệp Ấn Độ phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc.
♦ Tình hình xã hội
- Chính sách cai trị của thực dân Anh: thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích các tập quán lạc hậu, phản động.
- Hậu quả:
+ Làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của Ấn Độ; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.
+ Đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ. Nạn đói xảy ra liên tiếp khiến hàng chục triệu người chết đói vào cuối thế kỉ XIX.
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) và cao trào đấu tranh 1905 - 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
1. Vào cuối thế kỷ V, xã hội châu Âu có nhuengx biến đổi gì?
2. Nhận xét bộ máy chính quyền qua các triều đại
a. Ngô b. Tiền - Lê c. Lý
3. Nhận xét tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội qua các triều đại đã học ở lớp 7?
Các bạn giải nhanh giúp mình nha!