Bài 1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Kim Khánh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
17 tháng 5 2016 lúc 13:54

Tướng lĩnh quân sự và quý tộc

Phương An
17 tháng 5 2016 lúc 13:33

Lãnh địa phong kiến là những vùng đất đai rộng lớn mà quý tộc chiếm đoạt được.

Chúc bạn học tốtok

Nguyễn Văn Bé
17 tháng 5 2016 lúc 13:34

-  Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.
 

Trần Nguyễn Bảo Ngân
5 tháng 6 2016 lúc 18:32

 Lãnh địa Phong Kiến là vùng đất của Lãnh Chúa Tây Âu thời trung đại do các Lãnh chúa cai quản.

Phan Trần Quốc Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
17 tháng 5 2016 lúc 13:34

Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng. Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất cũa lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại v.v..., có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố. Đất khẩu phần ở  xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.
 

Lê An Bình
17 tháng 5 2016 lúc 13:35

Nơi ở lãnh chủa được miêu tả như những pháo đài kiên cố, có tường cao, hào sâu bao quanh, trong đó có các dinh thự, nhà thờ và nhà kho, chuồng trại.

Hà Thị Phương Nga
18 tháng 8 2016 lúc 14:34

Ở trong lãnh địa, lãnh chúa xây dựng nơi ở của mình như những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường caao bao quanh, trong đó có dinh thự, nhà thờ và cả nhà kho, chuồng trại v.v... Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy v.v... 

chúc bn hk tốt, sorry mk trả lời chậm leu

Vũ Ngọc Minh Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
17 tháng 5 2016 lúc 13:39

-    Đời sống kinh tế :

+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày Gấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí... , chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.

+ Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt dộng trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ... , lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

+ Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buón bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.

-    Đời sống chính trị trong lãnh địa :

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lạp, lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng...

+ Đời sống lãnh chúa :

Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa; sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.

Đối với nông nô : bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.

+ Đời sống nông nô:

Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất vể cày cây và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.

Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.


 

Phạm Đức Dâng
17 tháng 5 2016 lúc 13:40

- Trong lãnh địa các lãnh chúa không phải lao động, suốt ngày chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức hội hè, yến tiệc trong lâu đài nguy nga, tráng lệ rực rỡ ánh nến đèn

- Họ có cuộc sống như vậy nhờ thu tô thuế rất cao, đối xử tàn nhân với nông nô

=> Kết quả : nông nô nhiều lần nổi dậy chống lại lãnh chúa phong kiến

khkuaq
27 tháng 10 2016 lúc 19:48

lãnh chua ko phai lam viec. vi lãnh xhua la chu lanh dia

 

Lê Tiến Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh Đức
17 tháng 5 2016 lúc 13:43

- Trong lãnh địa nông nô không có sự trao đổi với bên ngoài vì họ tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ họ tự làm ra, họ chỉ mua muối, sắt và các thứ họ chưa làm ra được.

- Do không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài nên kinh tế lãnh địa mang tính chất tự cung tự cấp

Nguyễn Văn Bé
17 tháng 5 2016 lúc 13:46

Người ta chỉ mua muối và sắt, hai thứ mà họ chưa tự làm ra được ; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài. Như thế, địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.

A.Thư
24 tháng 12 2017 lúc 21:58

-Vì họ tự sản xuất ra các vật dụng để dùng và chỉ mua muối, sắt và các vật dụng mà họ không làm ra được.

-Như vậy kinh tế lãnh địa mang tính chất tự cung tự cấp

Võ Thị Thùy Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Hiếu
17 tháng 5 2016 lúc 13:48

- Thành thị trung đại : cuối thế kỷ XI sản xuất hàng thủ công phát triển những người thủ công đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi và buôn bán. Họ lập xưởng sản xuất từ đó xuất hiện các thị trấn, thành phố gọi là thành thị trung đại.

- Chủ nhân : Chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân

- Điểm khác nhau : 

       + Nền kinh tế thành thị : Trao đổi hàng hóa chỗ đông người như thị trấn, thành phố

       + Nền kinh tế lãnh địa : Tiêu dùng sản phẩm tự sản xuất ra, không có sự trao đổi.

Nguyễn Văn Bé
17 tháng 5 2016 lúc 13:48

- Quá trình hình thành thành thị trung đại: Do sản xuất phát triển, từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá. Giờ đây, sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa. Trong các ngành thù công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hoá tương đối mạnh mẽ. Một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt như rèn, mộc, làm đồ da, đồ gốm v.v... và sống bằng việc trao đổi sản phẩm thủ công của mình với những nông nó khác. Dần dần, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận. Họ đến những nơi có đông naười qua lại như ngã ba đường, bến sông v.v... để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hoá. Từ đó, các thành thị ra đời.


- Lãnh chúa lập nên các thành thị.

- Sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với kinh tế lãnh địa là : trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp. Ờ các thành thị, hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
 

Uzumaki Naruto
Xem chi tiết
Ninh Nguyễn Trúc Lam
2 tháng 9 2016 lúc 16:58

1. Ở hình 4, mọi người đang mua vải - 1 loại nguyên liệu quý ở thế kỉ XV. Theo em, hình ảnh co mối quan hệ với các cuộc phát kiến địa lí là  các cuộc phát kiến địa lí mục đích là để tìm các nguyên liệu và thị trường mới.

2. +Nguyên nhân: do yêu cầu phát triển sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

     +Điều kiện: khoa học-kĩ thuật phát triển

3.Các tiến bộ khoa học- kĩ thuật ở thế kỉ XV và tác dụng mà em biết là

+Vẽ được nhiều hải đồ, bản đồ: biết được các vùng đất, hòn đảo có cư dân.

+Máy đo góc thiên văn, la bàn: định hướng giữa đại dương bao la

+Kĩ thuật đóng tàu phát triển: đóng được các con tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.

Lý Nguyệt Viên
2 tháng 9 2016 lúc 10:50

- những người buôn bán đủ các loại mặt hàng .

-Nguyên nhân : do yêu cầu phát triển sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc , nguyên liệu và thị trường mới . 

-Điều kiện : tiến bộ khoa học kĩ thuật 

-Sự tiến bộ khoa học kĩ thuật : các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết về đại dương , định dạng đc

Dang Tri Dung
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
7 tháng 8 2016 lúc 21:08

châu âu phải hk?

Lê Nguyên Hạo
7 tháng 8 2016 lúc 21:11

Đế quốc của người Frank bao trùm Tây Âu suy yếu (TK 9-10,xem bản đồ) do các vua chỉ vì tranh giành ngôi vị và sự tấn công liên tiếp của các rợ bên ngoãi, dẫn đến tình trạng các vị vua đó không dủ sức bảo vệ dân chúng nữa.Trong đế quốc đầy rẫy cảnh hỗn loạn, mà nạn nhân là kẻ yếu (cả dân lẫn quý tộc). Các đại địa chủ, tức các lãnh chúa, bắt đầu tổ chức quân lực riêng của lãnh tổ mình để tự vệ.Từ đó thành trì phong kiến mọc lên như nấm. Dân chúng đua nhau đến xin các lãnh chúa che chở. Ai muốn được che chở phải kí tờ cam kết cịu lệ thuộc kẻ che cở. Đối với lãnh địa của lãnh chúa, quyền lực của vua rất kém, thậm chí mất hiệu lực. Lâu ngày người cầm đầu lấn át quyền vua, làm chính trị, tiếm ngôi và có thể lên làm vua... 
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, phong kiến của phương Đông và "féodalité" của phương Tây thực chất không giống nhau: 

Thời Trung cổ, ở phương Tây (như Pháp chẳng hạn) cũng có chế độ féodalité mà ta dịch là phong kiến, nhưng sự thực thì féodalité khác phong kiến Trung Hoa. Thời đó vua chúa của phương Tây suy nhược, các rợ (như Normand, Germain, Visigoth) ở chung quanh thường xâm lấn, cướp phá các thành thị, đôi khi cả kinh đô nữa, rồi rút lui. Các gia đình công hầu thấy sống ở kinh đô không yên ổn, triều đình không che chở được cho mình, phải dắt díu nhau về điền trang của họ, xây dựng những đồn luỹ kiên cố, chung quanh có hào; họ đúc khí giới, tuyển quân lính để chống cự với giặc. Nông dân ở chung quanh đem ruộng đất tặng lãnh chúa hoặc sung vào quân đội của lãnh chúa để được lãnh chúa che chở. Do đó mà một số lãnh chúa khá mạnh, đất rộng, quân đông, họ hợp lực nhau đem quân cứu triều đình, được phong tước cao hơn, có khi lấn áp nhà vua nữa, và sau triều đình phải tốn công dẹp họ để thống nhất quốc gia. Nguyên nhân thành lập chế độ phong kiến ở Đông và Tây khác nhau như vậy nên không thể so sánh với nhau được.

tran thanh thao
11 tháng 9 2017 lúc 19:43

1)đế chế Rô-ma xuy yếu , bộ tộc giéc man chiếm giữ

2) họ lập vương quốc mới, chia ruộng đất và phong tước, tiếp thu ki-tô giáo.

3)xã hội phân hóa 2 giai cấp:lãnh chúa và nông nô.

XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU HÌNH THÀNH

lưu tường vân
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
16 tháng 8 2016 lúc 20:45

Xã hội phong kiến châu Âu gồm 2 giai cấp chính:
+Lãnh chúa phong kiến(là những người có tước vị, nhiều ruộng đất)
+Nông nô(là những nông dân và nô lệ phụ thuộc vào lãnh chúa)

Hải Ninh
16 tháng 8 2016 lúc 20:52

 Xã hội có 2 tầng lớp chính:
+ Lãnh Chúa phong kiến.
+ Nông nô.
- Đông Nam Á là 1 khu vực rộng lớn, hiện nay là 11 nứơc.
- Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên:
+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, tạo nên 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, thuận lợi cho việc trồng lúa nứơc và các loại rau, củ, quả.
 

Nguyen Ngoc Anh Duong
18 tháng 8 2016 lúc 16:50

+ Lãnh chúa phong kiến.

+ Nông nô.

Phương Anh (NTMH)
16 tháng 8 2016 lúc 21:01

 Lãnh địa phong kiến là:

Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.


 
Lê Nguyên Hạo
16 tháng 8 2016 lúc 20:59

Lãnh địa phong kiến :

-  Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.

-    Đời sống kinh tế :

+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày Gấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí... , chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.

+ Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt dộng trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ... , lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

+ Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buón bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.

-    Đời sống chính trị trong lãnh địa :

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lạp, lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng...

+ Đời sống lãnh chúa :

Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa; sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.

Đối với nông nô : bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.

+ Đời sống nông nô:

Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất vể cày cây và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.

Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.

Phương Anh (NTMH)
16 tháng 8 2016 lúc 21:07

 

Lê Nguyên Hạo

làm j mà cop hết nguyên bài lun z