Những câu hỏi liên quan
Hjgfvb
Xem chi tiết
Minh Nhân
5 tháng 7 2021 lúc 16:12

Giá trị nào dưới đây thể hiện truyền thống về tư tưởng của dân tộc Việt Nam ta A món ăn truyền thống B phong tục tập quán tốt đẹp C làng nghề truyền thống D đoàn kết nhân nghĩa

 
Bình luận (0)
Ħäńᾑïě🧡♏
5 tháng 7 2021 lúc 16:13

D

Bình luận (0)
Minh Quang Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
9 tháng 3 2022 lúc 17:17

Xong nó dài vầy sao học nổi, bạn lược ý ra nhe:

Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, từng bước thiết lập chế độ thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.

Về chính trị, chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến một bộ phận của giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực, tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai, đặc trưng của chế độ thuộc địa. Sự cai trị của chính quyền thuộc địa đã làm cho nhân dân ta mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ; mọi phong trào yêu nước bị đàn áp dã man; mọi ảnh hưởng của các trào lưu tiến bộ từ bên ngoài vào đều bị ngăn cấm.

Về kinh tế, chúng triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư sản Pháp, bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, vô nhân đạo, kể cả duy trì bóc lột kiểu phong kiến... đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng, làm cho nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để lại hậu quả nghiêm trọng, kéo dài.

Về văn hóa - xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô dịch, sùng Pháp, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng.

Quá trình khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi lớn, hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai, chỗ dựa cho bộ máy thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp. Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược là mâu thuẫn chủ yếu. Vì vậy, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn chặt với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam đặt ra, cần được giải quyết.

Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời

Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài, gian khổ, dân tộc ta sớm hình thành truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất. Vì vậy, ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta liên tiếp đứng lên chống lại chúng. Từ năm 1858 đến trước năm 1930, hàng trăm cuộc khởi nghĩa, phong trào chống Pháp đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, như khởi nghĩa của Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân; các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học... lãnh đạo. Các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đó vô cùng anh dũng, nhưng đã bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và đều thất bại.

Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh là do những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa, các phong trào chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam. Cách mạng nước ta đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Việc tìm một con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và thời đại là nhu cầu bức thiết nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự ra dời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra nước ngoài, bắt đầu đi tìm con đường cứu nước. Người đã qua nhiều nơi trên thế giới, vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ), tích cực tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp.

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Người rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục V.I.Lênin và đã tham gia nhiều hoạt động ủng hộ, bảo vệ cách mạng Nga; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Những hoạt động cách mạng phong phú đó đã giúp Người từng bước rút ra những bài học quý báu và bổ ích cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình.

Tháng 7- 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin. Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở. Từ đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đúngđắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”; xác định những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc. Đó là con đường giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xãhội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng nước với phong trào cách mạng vô sản thế giới.

Đối với Nguyễn Ái Quốc, đây là bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước ngoặt mở đường thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ViệtNam. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam.

Trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng thuộc địa; nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam qua các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và sau này là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

Sau một thời gian ngắn tham gia học tập ở Liên Xô và hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, tháng 1l-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại đây, Người sáng lập và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sáng lập và viết bài cho báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh (1927)... nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước. Người tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ cốt cán, tiếp tục chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng.

Chủ nghĩa Mác - Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như''người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn''. Nó lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên cao trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân ngày càng trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào quần chúng và phong trào công nhân, làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo. Vì vậy, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập:

- Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.

- Mùa Thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.

- Ngày l-l-1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản tuyên bố thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, đồng thời sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng đặt ra là cần có một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Lãnh tụ Nguyền Ái Quốc - cán bộ của Quốc tế Cộng sản, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam - là người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản.

Từ ngày 6-l đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Bình luận (0)
kodo sinichi
9 tháng 3 2022 lúc 18:06

tk

Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, từng bước thiết lập chế độ thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.

Về chính trị, chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến một bộ phận của giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực, tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai, đặc trưng của chế độ thuộc địa. Sự cai trị của chính quyền thuộc địa đã làm cho nhân dân ta mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ; mọi phong trào yêu nước bị đàn áp dã man; mọi ảnh hưởng của các trào lưu tiến bộ từ bên ngoài vào đều bị ngăn cấm.

Về kinh tế, chúng triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư sản Pháp, bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, vô nhân đạo, kể cả duy trì bóc lột kiểu phong kiến... đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng, làm cho nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để lại hậu quả nghiêm trọng, kéo dài.

Về văn hóa - xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô dịch, sùng Pháp, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng.

Quá trình khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi lớn, hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai, chỗ dựa cho bộ máy thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp. Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược là mâu thuẫn chủ yếu. Vì vậy, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn chặt với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam đặt ra, cần được giải quyết.

Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời

Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài, gian khổ, dân tộc ta sớm hình thành truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất. Vì vậy, ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta liên tiếp đứng lên chống lại chúng. Từ năm 1858 đến trước năm 1930, hàng trăm cuộc khởi nghĩa, phong trào chống Pháp đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, như khởi nghĩa của Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân; các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học... lãnh đạo. Các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đó vô cùng anh dũng, nhưng đã bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và đều thất bại.

Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh là do những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa, các phong trào chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam. Cách mạng nước ta đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Việc tìm một con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và thời đại là nhu cầu bức thiết nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự ra dời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra nước ngoài, bắt đầu đi tìm con đường cứu nước. Người đã qua nhiều nơi trên thế giới, vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ), tích cực tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp.

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Người rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục V.I.Lênin và đã tham gia nhiều hoạt động ủng hộ, bảo vệ cách mạng Nga; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Những hoạt động cách mạng phong phú đó đã giúp Người từng bước rút ra những bài học quý báu và bổ ích cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình.

Tháng 7- 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin. Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở. Từ đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đúngđắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”; xác định những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc. Đó là con đường giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xãhội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng nước với phong trào cách mạng vô sản thế giới.

Đối với Nguyễn Ái Quốc, đây là bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước ngoặt mở đường thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ViệtNam. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam.

Trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng thuộc địa; nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam qua các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và sau này là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

Sau một thời gian ngắn tham gia học tập ở Liên Xô và hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, tháng 1l-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại đây, Người sáng lập và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sáng lập và viết bài cho báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh (1927)... nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước. Người tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ cốt cán, tiếp tục chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng.

Chủ nghĩa Mác - Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như''người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn''. Nó lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên cao trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân ngày càng trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào quần chúng và phong trào công nhân, làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo. Vì vậy, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập:

- Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.

- Mùa Thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.

- Ngày l-l-1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản tuyên bố thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, đồng thời sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng đặt ra là cần có một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Lãnh tụ Nguyền Ái Quốc - cán bộ của Quốc tế Cộng sản, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam - là người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản.

Từ ngày 6-l đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
18 tháng 5 2017 lúc 7:25

Các câu đúng: (a), (c), (e), (g), (h), (i), (l).

Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện các chuẩn mực giá trị truyền thống.

Bình luận (0)
hongngoc2k9
Xem chi tiết
Dinh Quang Vinh
15 tháng 12 2021 lúc 19:49

câu 2

 

Vì đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá ,

góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

 
Bình luận (0)
Trương Nguyệt Băng Băng
Xem chi tiết
phuong phuong
12 tháng 2 2016 lúc 20:39

Bánh chưng là một sản vật xuất hiện từ trước thời văn minh lúa nước của người Việt và cho đến nay cũng như mãi mãi về sau, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.

Phong bánh chưng ngày Tết được bày trên mâm cúng ông bà, ông vải là một mỹ tục, được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dầy thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Có lẽ cũng từ đó mới xuất hiện hai từ ngọc thực”. Nó là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó là thứ ngọc” đã nuôi sống con người, nuôi sống dân tộc từ thuở hồng hoang của lịch sử cho tới muôn sau.

Trong những ngày tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, ông vải. Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết. Một nét đẹp lâu đời nhất, truyền thống nhất trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.

Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp với xu thế chuyển đổi nông sản thành hàng hoá, việc trồng cấy đại trà và tạo ra những vùng nguyên liệu chuyên canh là một xu thế tất yếu. Tuy vậy, vẫn còn không ít những gia đình nông dân vẫn còn lưu giữ một tập quán lâu đời: Đó là việc dành riêng một một khoảnh, một thửa đất để trồng cấy các giống nếp quý, chỉ dùng cho việc cúng lễ hay những ngày trọng trong năm. Từ việc chọn giống như giống nếp cái hoa vàng, giống nếp hương …, lúa gặt về được nhặt từng bông, lựa những bông có hạt chắc, mẩy đều rồi buộc thành từng túm nhỏ treo trên sào cốt tránh lẫn các loại lúa khác. Đến mùa gieo mạ mới đem xuống dùng đĩa xứ, hoặc vỏ con trai cạo từng túm chứ không đập. Quá trình chăm sóc luôn giữ đủ nước, vừa phân và xa các khu ruộng trồng các loại lúa tẻ để tránh lai tạp. Khi gặt về cũng lựa từng bông và bảo quản bằng các túm nhỏ trên sào tre. Giáp tết hay những ngày trọng mới đem suột và xay giã làm gạo để gói bánh chưng hoặc đồ xôi. Những việc làm cẩn thận, cầu kỳ đến tỉ mẩn này không chỉ thể hiện sự sành ăn” vì giống nếp quý lại không lẫn tẻ, không bị lai tạp nên khi gói luộc, bánh chưng sẽ dẻo, rền và thơm hương nếp cùng lá dong xanh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với các thế hệ tiền nhân.

Trong cái tết Mậu Thân, trước tổng tiến công các má, các chị đã ngày đêm gói rất nhiều đòn bánh tét cho bộ đội ăn tết trước và đem theo làm lương ăn trong những ngày Tết đánh giặc. Hình ảnh anh bộ đội giải phóng với vành mũ tai bèo, bên hông cột gọn gàng gói bộc phá với một đòn bánh tét mãi mãi là bức phù điêu của những mùa xuân đại thắng của dân tộc Việt Nam. Trước đó hơn hai trăm năm ( Bính Ngọ – 1786 ), bánh chưng ( bánh tét ) cũng theo bước chân thần tốc của đoàn quân của người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ phò Lê diệt Trịnh. Bánh chưng theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bánh chưng có mặt trong mọi hoạt động xã hội, tín ngưỡng. Bánh chưng làm dẻo mềm hơn câu ca dao, gắn kết quá khứ với hiện tại và trong xu thế hội nhập, bánh chưng Việt Nam trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc lại có mặt trên khắp năm châu. Bánh chưng Việt Nam trong vai trò sứ giả, mang thông điệp của một Việt Nam đổi mới, mong muốn hoà bình, hợp tác, hữu nghị với thế giới, cùng hướng tới tương lai …

Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.
 

Bình luận (0)
Selina Moon
16 tháng 2 2016 lúc 17:15

Trong những ngày xuân rộn ràng , lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, trên khắp nẻo đường đâu đâu chúng ta cũng thấy không khí tấp nập mua sắm bánh kẹo ,quần áo mới , đồ dùng để trang trí cho ngôi nhà thêm mới trong ngày Tết .Nhưng không thể thiếu một món ăn đó chính là bánh chưng .
Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam . Bánh trưng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời .Tương truyền rằng vào đời vua Hùng thứ 6 ,sau khi đánh dẹp loạn xong giặc Ân, nhà vua muốn truyền ngôi cho con.Nhân dịp đầu xuân ,vua gọi các thái tử lại và yêu cầu các hoàng tử đem dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để dâng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân.Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ đem lên vua cha ,với hi vọng mình sẽ được vua cha truyèn ngôi cho . Trong khi đó , người con trai thứ mười tàm của hùng vương là lang liêu có tính hiền hậu ,sống gần giũ với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng không có thứ gì quí để dâng lên vua cha .Một đêm lang liêu nằm mộng thấy có 1 vị thần đến chỉ cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hàng ngày. Tỉnh mộng ông vô cùng mừng rỗ làm theo cách chỉ dạy của thần .Đến ngày hẹn các hoàng tử mang thức ăn đến dâng lên mâm cổ biết bao sơn hào hải vị , nem công cả phượng .riêng hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có 2 loại bánh được làm theo lời thần dạy . Thấy làm lạ nên vua cha bèn đến bên cạnh chàng và hỏi ,thì được lang liêu kể lại câu chuyện được thần báo mộng ,và giải thích ý nghĩa của bánh .Vua cha nghe những lời của chàng nói thấy cũng có lý , nên nến thử ,thấy bánh ngon ,khen có ý nghĩa rồi đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi cho Lang Liêu
Cách làm bánh cũng rất đơn giản. Những nguyên liệu làm bánh gồm : gạo nếp ,đậu xanh(đỗ) , thịt lợn ba dọi , lá dong (không biết còn thiếu gì nữa không nếu thiếu thì bổ sung giúp mình nha). Gạo nếp thường là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này hạt to ,tròn ,đều và thơm dẻo hơn các vụ khác.Còn có những gia đình phải chọn mua bằng được loại nếp cái hoa vàng hoặc nếp nương .Đỗ xanh thường được lựa chọn công phu .Thịt thì nên chọn thịt ba dọi vừa có mỡ vừa có nạc khiến nhân bánh có vị béo đậm đà ,không thô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân, muối dùng để trộn vào gạo ,đỗ xanh và ướp thịt (không nên ướp thịt bằng nước mắn mà nên ướp thịt bằng muối vì ướp bằng muối sẽ làm cho bánh nhanh bị ôi thiu .Lá để gói bánh thường là lá dong (nhưng tùy vào địa phương ,dân tộc ,điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít hoặc là cả 2 loại lá nha). Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt được dùng từ ống cây giang .Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
Trước khi khi làm bánh cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng .Lá dong phải rửa sạch từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô.Tiếp đó dùng dao cắt bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá cho bớt cứng .Gạo nếp nhạt bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào ,vo sạch ,ngâm gạo sạch trong nước cùng 0,3% muối trong khoảng 12 giờ tùy vào loại gạo và thời tiết,sau đó vớt ra để ráo.Có thể xóc với muối sau khi ngâm thay vì ngâm với nước muối.Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ,ngâm nước ấm 40* trong 2 giờ cho mềm và nở , đãi bỏ hheets vỏ, vớt ra để ráo .Thịt lợn đem rửa ráo ,cắt thịt thành những miếng mỏng , muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm
Khi làm bánh ,trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lý rồi trải lá dong.Sau đó trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ,đặt thịt vào giữa làm nhân bánh rồi trải tiếp một lớp đỗ một lớp gạo.Sau khi quấn lá chặt thì dùng lạt giang buộc chắc chắn.
Bánh thường làm vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt ,cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch.Thiếu bánh chưng bánh dày thì cái Tết chắc sẽ không hoàn chỉnh "Thịt mỡ bánh chưng xanh,dưa hành câu đối đỏ" Hơn thế ,gói và nấu bánh chưng ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán ,văn hóa sống mãi trong các gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về
Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày tết ,ngày giổ tổ muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo thời gian ,nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành song ý nghĩa và vai trò của bánh chưng vẫn còn nguyên vẹn

Bình luận (0)
Trương Nguyệt Băng Băng
12 tháng 2 2016 lúc 21:30

mình đọc bài này rồi bn à. Nhưng dù sao cx thanks nhìu 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
Baonguyen
Xem chi tiết
Người Già
25 tháng 11 2023 lúc 0:21

Em không đồng tình với quan điểm của M về việc không có truyền thống đáng tự hào ngoài việc đánh giặc trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Việt Nam có một di sản văn hóa đa dạng và phong phú, đánh dấu bởi nghệ thuật, âm nhạc, văn hóa ẩm thực độc đáo, và những giá trị tinh thần đáng kính trọng. Ví dụ, nghệ thuật truyền thống như hát quan họ, múa rối nước, và nghệ thuật thêu thùa đã góp phần quý báu vào sự đa dạng văn hóa của quốc gia. Ngoài ra, khả năng thích nghi và phát triển của Việt Nam trong lịch sử là điều đáng tự hào. Việt Nam đã học hỏi từ nhiều nền văn hóa khác nhau, thích nghi với biến đổi thời đại và xây dựng một xã hội hiện đại. Quốc gia của chúng ta đã và đang đóng góp tích cực vào khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Bình luận (0)
tranngocminhduc
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
8 tháng 2 2022 lúc 17:34

Tham khảo:

Bài Thuyết Trình Trang Phục Dân Tộc Mông Nam Người Mông, Trang Phục Dân Tộc Mông - Zipit.vn

Bình luận (1)
Thảo 9/2
Xem chi tiết