Cho tam giác ABC .Chứng minh AM ;BN ;CE cắt nhau tại O và chỉ khi \(\frac{BM}{MC}\)* \(\frac{CN}{NA}\)* \(\frac{AE}{EB}\)= 1 AI GIẢI CHO MK SỚM MK HẬU TẠ HẬU HĨNH
Cho tam giác ABC, trung tuyến AM. Trên tia AM lấy điểm N sao cho MN = AM.
a) Chứng minh CN // AB
b) Chứng minh tam giác ABC bằng tam giác NCB
c) Dựng ra phía ngoài tam giác ABC các tam giác : ABD và ACE vuông cân tại A. Chứng minh BE = CD và BE vuông góc với CD
cho tam giác ABC . kẻ đường cao AM
a) Chứng Minh AM là Đường Trung Tuyến
b) Gọi G là Trọng Tâm Tam Giác ABC . Chứng Minh GB bàng Gc
Đề có sai không bạn , nếu `Delta ABC` là tam giác thường thôi thì không cm đc đâu ạ
Cho tam giác ABC có trung tuyến AM đồng thời là đường phân giác. Trên tia AM lấy điểm D sao cho MD = MA. Chứng minh:
a) AB = CD.
b) tam giác ACD cân tại C.
c) Chứng minh tam giác ABC cân tại A.
Cho tam giác ABC có AB = AC . AM là tia phân giác của góc BAC ( M thuộc CB) .
a) Chứng minh tam giác BAM bằng tam giác CAM.
b) Chứng minh M là trung điểm BC.
c) Chứng minh AM vuông góc BC.
\(a,\left\{{}\begin{matrix}AB=AC\\\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\\AM\text{ chung}\end{matrix}\right.\Rightarrow\Delta BAM=\Delta CAM\left(c.g.c\right)\\ b,\Delta BAM=\Delta CAM\\ \Rightarrow MB=MC\\ \Rightarrow M\text{ là trung điểm }BC\\ c,\Delta BAM=\Delta CAM\\ \Rightarrow\widehat{AMB}=\widehat{AMC}\\ \text{Mà }\widehat{AMB}+\widehat{AMC}=180^0\\ \Rightarrow\widehat{AMB}=90^0\\ \Rightarrow AM\bot BC\)
Cho tam giác ABC có cạnh AB=12cm,AC=16cm,BC=20cm.Kẻ đường cao AM ,kẻ ME \(\perp\)AB
a)Chứng minh tam giác ABC vuông
b)Tính AM,BM
c)Chứng minh AE.AB=\(AC^2-MC^2\)
d)Chứng minh AE.AB=MB.MC.EM.AC
a: Xét ΔABC có \(BC^2=AB^2+AC^2\)
nên ΔBAC vuông tại A
b: Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔBAC vuông tại A có AM là đường cao ứng với cạnh huyền BC, ta được:
\(\left\{{}\begin{matrix}AM\cdot BC=AB\cdot AC\\AB^2=BM\cdot BC\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}AH=9.6\left(cm\right)\\BM=7.2\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)
Cho tam giác ABC có AB=AC.Điểm M là trung điểm của BC
a,Chứng minh tam giác ABM bằng tam giác ACM
b,Chứng minh AM vuông góc với BC
c,Chứng minh AM là tia phân giác của góc bAc
Cho tam giác ABC. M là trung điểm của BC.
a, Chứng minh tam giác ABM = tam giác ACM
b, Chứng minh AM là phân giác của góc BAC và AM vuông BC
c, Lấy D là 1 điểm bất kỳ trên AM. Chứng minh DB = DC
d, Lấy điểm H thuộc AB, K thuộc AC sao cho BH = CK. Chứng minh HK // BC
Sửa đề: Cho tam giác ABC cân tại A
a: XétΔABM và ΔACM có
AB=AC
BM=CM
AM chung
Do đó: ΔABM=ΔACM
b: ΔABM=ΔACM
=>\(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\)
mà tia AM nằm giữa hai tia AB,AC
nên AM là phân giác của góc BAC
Ta có:ΔABM=ΔACM
=>\(\widehat{AMB}=\widehat{AMC}\)
mà \(\widehat{AMB}+\widehat{AMC}=180^0\)(hai góc kề bù)
nên \(\widehat{AMB}=\widehat{AMC}=\dfrac{180^0}{2}=90^0\)
=>AM\(\perp\)BC tại M
c:
Ta có: AM\(\perp\)BC tại M(cmt)
mà D\(\in\)AM
nên DM\(\perp\)BC
Xét ΔDBC có
DM là đường cao
DM là đường trung tuyến(M là trung điểm của BC)
Do đó: ΔDBC cân tại D
=>DB=DC
d: AH+HB=AB
AK+KC=AC
mà HB=KC
và AB=AC
nên AH=AK
Xét ΔABC có \(\dfrac{AH}{AB}=\dfrac{AK}{AC}\)
nên HK//BC
Cho tam giác ABC và M là trung điểm của đoạn thẳng BC.
a) Giả sử AM vuông góc với BC. Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại A.
b) Giả sử AM là tia phân giác của góc BAC. Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại A.
a)
Xét 2 tam giác vuông AMC và AMB có:
AM chung
BM=CM (gt)
=>\(\Delta AMC = \Delta AMB\) (hai cạnh góc vuông)
=> AC=AB (2 cạnh tương ứng)
=> Tam giác ABC cân tại A
b)
Kẻ MH vuông góc với AB (H thuộc AB)
MG vuông góc với AC (G thuộc AC)
Xét 2 tam giác vuông AHM và AGM có:
AM chung
\(\widehat {HAM} = \widehat {GAM}\) (do AM là tia phân giác của góc BAC)
=>\(\Delta AHM = \Delta AGM\) (cạnh huyền – góc nhọn)
=> HM=GM (2 cạnh tương ứng)
Xét 2 tam giác vuông BHM và CGM có:
BM=CM (giả thiết)
MH=MG(chứng minh trên)
=>\(\Delta BHM = \Delta CGM\)(cạnh huyền – cạnh góc vuông)
=>\(\widehat {HBM} = \widehat {GCM}\)(2 góc tương ứng)
=>Tam giác ABC cân tại A.
Cho tam giác ABC . Kẻ tia Bx, kẻ AM vuông Bx và CN vuông Bx
a)Chứng minh tam giác AMD = tam giác CND
b)Chứng minh tam giác AM//CM
Cho tam giác ABC có M là trung điểm BC . Kẻ BE vuông góc AM tại E , CF vuông góc với AM tại F .
a/ Chứng minh : tam giác BEM= tam giác CFM
b/ chứng minh : BE=CF
c/ chứng minh : BF//CE
a) Xét ΔBEM vuông tại E và ΔCFM vuông tại F có
MB=MC(M là trung điểm của BC)
\(\widehat{BME}=\widehat{CMF}\)(hai góc đối đỉnh)
Do đó: ΔBEM=ΔCFM(cạnh huyền-góc nhọn)
b) Ta có: ΔBEM=ΔCFM(cmt)
nên BE=CF(hai cạnh tương ứng)
c) Xét ΔBMF và ΔCME có
MB=MC(M là trung điểm của BC)
\(\widehat{BMF}=\widehat{CME}\)(hai góc đối đỉnh)
MF=ME(ΔCFM=ΔBEM)
Do đó: ΔBMF=ΔCME(c-g-c)
⇒\(\widehat{BFM}=\widehat{CEM}\)(hai góc tương ứng)
mà \(\widehat{BFM}\) và \(\widehat{CEM}\) là hai góc ở vị trí so le trong
nên BF//CE(Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)