Đọc khổ thơ thứ nhất của bài Chiều xuân và nêu cảm nhận của em về không khí , nhịp sống của nông thôn được gợi tả trong đó? Không khí và nhịp sống được gợi tả bằng những từ ngữ, chi tiết bằng thủ pháp nghệ thuật nào?
Đọc khổ thơ thứ nhất của bài Chiều xuân và nêu cảm nhận của em về không khí , nhịp sống của nông thôn được gợi tả trong đó? Không khí và nhịp sống được gợi tả bằng những từ ngữ, chi tiết bằng thủ pháp nghệ thuật nào?
Bức tranh "chiều xuân" qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên như thế nào? Hãy chỉ ra nét riêng của bức tranh đó. (Gợi ý: Đây là bức tranh "chiều xuân" với những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu cho cảnh mùa xuân nơi đồng quê miền Bắc nước ta.)
“Chiều xuân” qua ngòi bút của Anh Thơ hiện lên qua tranh: buổi chiều tà, cảnh xuân ở đồng quê miền Bắc nước ta
- Bài thơ thể hiện sự quan sát tinh tế, bao quát cảnh vật
- Bức tranh buổi chiều yên bình, êm ả, có phần vắng lặng
→ Nắm được linh hồn cảnh vật
- Buổi chiều xuân đặc trưng ở cảnh mưa: mưa bụi, mưa xuân thưa thớt bay
- Mưa gọi mầm non thức dậy
+ Cảnh đầu tiên được tác giả chú ý là cảnh bến đò
+ Con đò dường như cũng hòa với sự êm ả của buổi chiều khi con đò “biếng lười nằm mặc nước sông trôi”
+ Điểm xuyết liên tục thêm vào bức tranh là quán tranh vắng, là những chùm hoa xoan tím “rụng tơi bời”
- Cảnh được mở rộng, cao, xa hơn
- Nêu bật đặc trưng của mùa xuân miền Bắc: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn,...
Khổ thứ hai hình ảnh độc đáo, đẹp, nhưng đượm buồn bởi cảnh vật chìm vào tĩnh lặng
- Ba khổ thơ là thơ tả cảnh, tập hợp thành bức tranh quê giản dị, mộc mạc, thanh nhã, hơi gợi buồn vì cảnh thanh vắng, yên tĩnh
Bức tranh “Chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên như thế nào? Hãy chỉ ra nét riêng của bức tranh đó. (Gợi ý : đây là bức tranh “chiều xuân” với những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu cho cảnh mùa xuân nơi đồng quê miền Bắc nước ta).
Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên tĩnh lặng, nhẹ nhàng, êm đềm, thơ mộng nưng phảng phất nỗi buồn. Qua từng khổ thơ chúng ta sẽ thấy rõ điều đó:
- Khổ 1: Bức tranh quê vào mùa xuân tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, buồn phảng phất dịu dàng tromg cơn mưa xuân dịu êm với các hình cảnh: con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng.
- Khổ 2: Bức tranh sinh động nhẹ nhàng: đàn trâu gặm cỏ, những cánh bướm rập rờn. Đoạn thơ có sự tươi mát, thơ mộng, đầy ảo giác qua sự phát hiện mới mẻ và đầy kì thú của nhà thơ.
- Khổ 3: cảnh êm đềm, nhẹ nhàng. Đặc biệt đoạn thơ có sự xuất hiện của con người làm cho không gian hoạt động hơn, cảnh bớt vắng vẻ. Ở khổ 3 này Anh Thơ đã sử dụng thủ pháp dùng cái động để nói cái tĩnh. Bài thơ có được cái ấm áp của cảnh đời thường: cánh đồng lúa xanh, lũ cò con chốc chốc bay, giật mình cô gái yếm thắm
=> Ba khổ thơ khắc họa cảnh chiều xuân nơi đồng quê xứ Bắc đẹp nên thơ, thi vị, phảng phất cái buồn dìu dịu.
Anh (chị) có cảm nhận gì về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ? Không khí và nhịp sống ấy được gợi tả bằng những từ ngữ, chi tiết và bằng thủ pháp nghệ thuật nào?
Bài thơ vừa tả cảnh, vừa gợi được nhịp sống, không khí ở nông thôn nước ta thời trước, sự yên bình:
+ Con đò nằm biếng lười, quán vắng, cánh bướm rập rờn, đàn trâu thong thả có dáng khoan thai
+ Hai câu thơ cuối có hình ảnh con người xuất hiện
- Khoảnh khắc lao động của người thiếu nữ đi vào thơ
+ Cô thôn nữ chăm chỉ trong buổi chiều tĩnh lặng.
+ Câu thơ tả động nhưng để nói về cái tĩnh
+ Cái tĩnh để nhằm nhấn mạnh vào nhịp sống yên bình của vùng quê còn nguyên sơ
Anh (chị) có cảm nhận gì về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ?không khí và nhịp sống ấy được gợi tả bằng những từ ngữ, chi tiết và bằng thủ pháp nghệ thuật nào?
Trong bài viết “Mùa xuân của tôi”, cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả qua những chi tiết:
- Tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”.
- Những âm thanh quen thuộc: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình.
- Không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tổ tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đầm ấm yêu thương.
- Những hình ảnh, âm thanh được lựa chọn đặc sắc đã gợi lên một mùa xuân không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
Dòng nào sau đây nêu đúng vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc?
A.Không gian trong sáng và ấm áp
B.Tươi tắn sôi động
C.Se lạnh và ấm áp
D.Lãnh lẽo và u buồn
Bài tập đọc "Chợ Tết" của Đoàn Văn Cừ đã phác hoạ bức tranh như thế nào?
A Bài thơ miêu tả bức tranh chợ Tết ở miền trung du hùng vĩ, tráng lệ, yên tĩnh, buồn tẻ.
B. Bài thơ miêu tả bức tranh chợ Tết ở đồng bằng Bắc Bộ giàu màu sắc, sinh động.
C. Bài thơ miêu tả bức tranh chợ Tết ở vùng biển đảo giàu màu sắc và vô cùng sinh động.
D. Bài thơ miêu tả bức tranh chợ Tết ở miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động.
Dòng nào dưới đây nêu chi tiết không phù hợp khi tả em bé đang tập đi? - Chập chà chập chững - Ngã lên ngã xuống - Tóc đen nhanh nhánh - Chậm chà chậm chạp
Dòng nào dưới đây nêu chi tiết không phù hợp khi tả em bé đang tập đi? - Chập chà chập chững - Ngã lên ngã xuống - Tóc đen nhanh nhánh - Chậm chà chậm chạp
Hai câu nào trong bài miêu tả cảnh xuân chỉ có ở miền Bắc mà không có ở đâu khác trên lãnh thổ nước ta?
A. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ.
B. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra.
C. Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
D. Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi.