Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
Viết đoạn văn biểu hiện tình cảm cảm xúc của em về một đoạn thơ hoặc bài ca dao
Dàn Ý
Mở đoạn: Giới thiệu cảm xúc chung về đoạn thơ/ ca dao (tên tác giả - nếu có)
Thân đoạn: -Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí.
- Trích từ ngữ/ hình ảnh gợi cảm xúc trong đoạn thơ hoặc bài ca dao.
Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của đoạn thơ hoặc bài ca dao.
Viết đoạn văn biểu hiện tình cảm cảm xúc của em về một đoạn thơ hoặc bài ca dao
Viết đoạn văn biểu hiện tình cảm cảm xúc của em về một đoạn thơ hoặc bài ca dao
tham khảo :
Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em rất ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái đất chỉ mới có trẻ con mà thôi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, không có màu sắc, không có ánh sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay, thú vị và hấp dẫn.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi: “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”. Trong đoạn văn, em có thể nêu cảm xúc về nội dung hoặc nghệ thuật, một câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ hoặc cả bài thơ mà em có ấn tượng và yêu thích.
a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.
b. Khi viết các em cần chú ý:
- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.
- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?
VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT
Tham khảo
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Tham khảo
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
Tác giả dân gian đã khéo léo mượn hình ảnh cột nhà với hai bộ phận là gỗ và nước sơn, để nói về phẩm chất con người. Ông cha ta nhấn mạnh, một cây cột đúng nghĩa thì chất lượng gỗ quan trọng hơn lớp sơn bên ngoài. Từ đó ẩn dụ rằng làm người thì phẩm chất, tính cách, tài năng bên trong quan trọng hơn vẻ đẹp phù phiếm của ngoại hình bên ngoài. Ý kiến ấy được tác giả khẳng định qua hình ảnh so sánh ở câu thơ thứ hai. Từ so sánh “còn hơn” đã thể hiện sự đánh giá cao tuyệt đối của người xưa về giá trị nội tại của con người. Từ đó, ông cha khuyên răn chúng ta nên xây dựng phẩm chất tốt, trau dồi và rèn luyện trí tuệ, kĩ năng thay vì chỉ đề cao vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài. Cho đến nay, bài học ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát.
viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
cấm copy
viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ đương lên xứ lạng bao xa
dạng 1: Kể lại câu chuyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích
Dạng 2: Viết đoạn văn biểu hiện tình cảm cảm xúc của em về một đoạn thơ hoặc bài ca dao
Tham khảo:
Dạng 1
Câu chuyện xảy ra từ rất lâu rồi, từ thời Hùng Vương thứ mười Tám. Đời ấy vua Hùng không có con trai. Người chỉ sinh được một người con gái tên gọi Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha rất yêu thương con, mong kén cho con một tấm chồng ưng ý.
Một ngày kia có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi Sơn Tinh. Chàng có tài: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Chàng trai còn lại tên gọi là Thủy Tinh đến từ miền biển. Chàng cũng có tài năng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai chàng đều tài giỏi, đều xứng làm rể của vua Hùng, làm chồng của Mỵ Nương. Vua Hùng rất băn khoăn, vua cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc, xong rồi nói:
– Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.
Rồi Hùng Vương phán tiếp, sính lễ phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi"
Cuộc chiến kéo dài mấy tháng trời, Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã đuối, thần liền rút quân về.
Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn thường dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp được Mị Nương. Nhưng năm nào cũng vậy, Thuỷ Tinh chán chê cũng không thắng nổi Sơn Tinh, đành rút quân về.
Em rất yêu thích câu chuyện này – câu chuyện đầy cao trào của cuộc chiến. Truyện phần nào giúp em hiểu rõ hơn về hiện tượng bão lũ hằng năm, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết.
1. Chuẩn bị.
- Em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với ai?
- Điều gì ở người đó làm em xúc động?
- Em có tình cảm, cảm xúc gì? Em đã thể hiện tình cảm, cảm xúc đó như thế nào?
2. Tìm ý:
G:
3. Góp ý và chỉnh sửa.
- Nhận xét các ý bạn đã tìm:
+ Các chi tiết người gần gũi, thân thiết có thực sự nổi bật và gây xúc động không? Nên bổ sung hay lược bỏ chi tiết nào?
+ Bạn đã lựa chọn cách biểu lộ tình cảm, cảm xúc như thế nào? Có cần thay đổi gì không?
- Sửa các ý em đã tìm theo góp ý của bạn.
1.
- Em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với bà.
- Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.
- Em rất yêu mến và kính trọng bà.
- Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa.
2.
Mở đầu: Bà ngoại là người mà em rất yêu quý.
Triển khai:
- Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.
- Em rất yêu mến và kính trọng bà.
- Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa
Kết thúc: Em rất yêu bà. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em.
3.
- Em đọc và góp ý cho đoạn văn của bạn dựa vào các gợi ý.
- Em lắng nghe những góp ý và chỉnh sửa đoạn văn của em.
tham khảo:
Em rất yêu quý bà ngoại của mình. Bà năm nay đã 70 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn lắm. Hàng ngày, bà vẫn ra vườn hái rau về nấu những món ăn ngon cho em ăn. Bà nói: "Minh phải ăn cơm thật nhiều để mau cao lớn khỏe mạnh nhé". Em mong bà luôn có nhiều sức khỏe để em được ở bên bà thật dài lâu.