Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 2 cm, AC = 3 cm. Tính các tỉ số lượng giác của góc C.
Bài 3: Cho tam giác ABC có đường cao BH. Biết AB = 40 cm, AC = 58 cm, BC = 42 cm
a) ABC có là tam giác vuông không? vì sao?
b) Tính các tỉ số lượng giác của góc A
c) Kẻ HE vuông AB tại E, HF vuông BC tại F. Tính BH, BE, BF và diện tích EFCA
Bài 3:
Giải tam giác MNP vuông tại M có góc N = 37 độ, NP 25 cm (độ dài làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất, góc làm tròn đến độ
Mong bạn Phong giúp mình:((
Lưu ý: Giải chi tiết từng bước
Bài 3:
Ta có:
\(\widehat{M}+\widehat{N}+\widehat{P}=180^o\)
\(\Rightarrow\widehat{P}=180^o-90^o-37^o=53^o\)
Mà: \(sinN=\dfrac{MN}{NP}\)
\(\Rightarrow sin37^o=\dfrac{MN}{25}\)
\(\Rightarrow MN=25\cdot sin37^o\approx15\left(cm\right)\)
Áp dung định lý Py-ta-go ta có:
\(MP=\sqrt{NP^2-MN^2}=\sqrt{25^2-15^2}=20\left(cm\right)\)
3:
a: Xét ΔABC có AC^2=BA^2+BC^2
nên ΔBAC vuông tại B
b: Xét ΔBAC vuông tại B có
sin A=BC/AC=42/58=21/29
cos A=AB/AC=40/58=20/29
tan A=BC/BA=21/20
cot A=BA/BC=20/21
c: Xét ΔABC vuông tại B có BH là đường cao
nên BH*AC=BA*BC; BA^2=AH*AC; CB^2=CH*CA
=>BH*58=40*42=1680
=>BH=840/29(cm)
BA^2=AH*AC
=>AH=BA^2/AC=40^2/58=800/29cm
CB^2=CH*CA
=>CH=CB^2/CA=42^2/58=882/29(cm)
ΔBHA vuông tại H có HE là đường cao
nênBE*BA=BH^2
=>BE*40=(840/29)^2
=>BE=17640/841(cm)
ΔBHC vuông tại H có HF là đường cao
nênBF*BC=BH^2
=>BF*42=(840/29)^2
=>BF=16800/841(cm)
Xét tứ giác BEHF có
góc BEH=góc BFH=góc EBF=90 độ
=>BEHF là hình chữ nhật
=>góc BFE=góc BHE(=1/2*sđ cung BE)
=>góc BFE=góc BAC
Xét ΔBFE và ΔBAC có
góc BFE=góc BAC
góc FBE chung
Do đó: ΔBFE đồng dạng với ΔBAC
=>S BFE/S BAC=(BF/BA)^2=(16800/441:40)^2=(420/841)^2
=>S AECF=S ABC*(1-(420/841)^2)
=>\(S_{AECF}=\dfrac{1}{2}\cdot40\cdot42\cdot\left[1-\left(\dfrac{420}{841}\right)^2\right]\simeq630,5\left(cm^2\right)\)
Đã đăng lên cộng đồng thì phải nhờ đến tất cả chứ bạn, nếu nhờ riêng ai đó thì mời ib?
Đăng như vậy có ngày không ai giúp bạn đâu.
Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 10 cm, AC = 16 cm. Tìm các tỉ số lượng giác của góc B và góc C.
\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=2\sqrt{89}\left(cm\right)\left(pytago\right)\\ \sin\widehat{B}=\cos\widehat{C}=\dfrac{AC}{BC}=\dfrac{16}{2\sqrt{89}}=\dfrac{8\sqrt{89}}{89}\\ \cos\widehat{B}=\sin\widehat{C}=\dfrac{AB}{BC}=\dfrac{10}{2\sqrt{89}}=\dfrac{5\sqrt{89}}{89}\\ \tan\widehat{B}=\cot\widehat{C}=\dfrac{AC}{AB}=\dfrac{16}{10}=1,6\\ \cot\widehat{B}=\tan\widehat{C}=\dfrac{AB}{AC}=\dfrac{10}{16}=0,625\)
Xét tam giác ABC vuông tại A:
\(BC^2=AB^2+AC^2\left(pytago\right)\)
\(\Rightarrow BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{10^2+16^2}=2\sqrt{89}\left(cm\right)\)
Áp dụng tslg trong tam giác ABC vuông tại A:
\(\left\{{}\begin{matrix}sinB=\dfrac{AC}{BC}=\dfrac{16}{2\sqrt{89}}=\dfrac{8\sqrt{89}}{89}\\cosB=\dfrac{AB}{BC}=\dfrac{10}{2\sqrt{89}}=\dfrac{5\sqrt{89}}{89}\\tanB=\dfrac{AC}{AB}=\dfrac{16}{10}=\dfrac{8}{5}\\cotB=\dfrac{AB}{AC}=\dfrac{10}{16}=\dfrac{5}{8}\end{matrix}\right.\)
\(\left\{{}\begin{matrix}sinC=\dfrac{AB}{BC}=\dfrac{10}{2\sqrt{89}}=\dfrac{5\sqrt{89}}{89}\\cosC=\dfrac{AC}{BC}=\dfrac{16}{2\sqrt{89}}=\dfrac{8\sqrt{89}}{89}\\tanC=\dfrac{AB}{AC}=\dfrac{10}{16}=\dfrac{5}{8}\\cotC=\dfrac{AC}{AB}=\dfrac{16}{10}=\dfrac{8}{5}\end{matrix}\right.\)
Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB=3 cm; AC=5 cm. Tính các tỉ số lượng giác của góc B rồi suy ra tỉ số lượng giác của góc C ( Giữ nguyên kết quả không làm tròn )
Giúp mình với, ngày mai cuối hạn rồi
Cho tam giác ABC vuông tại C, có AC = 0,8 cm, BC = 0,9 cm. Hãy tính tỉ số lượng giác góc B, rồi suy ra tỉ số lượng giác của góc A
Cho tam giác ABC vuông tại A biết AC=14 cm,cot C=7÷24.Tính AB,BC và các tỉ số lượng giác còn lại của góc C.
\(\cot\widehat{C}=\dfrac{AC}{AB}=\dfrac{7}{24}\Rightarrow AB=\dfrac{14\cdot24}{7}=48\left(cm\right)\)
Áp dụng pytago:
\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=50\left(cm\right)\)
\(\tan\widehat{C}=\dfrac{1}{\cot\widehat{C}}=\dfrac{24}{7}\\ \sin\widehat{C}=\dfrac{AB}{BC}=\dfrac{48}{50}=\dfrac{24}{25}\\ \cos\widehat{C}=\dfrac{AC}{BC}=\dfrac{14}{50}=\dfrac{7}{25}\)
Cho tam giác ABC vuông tại C , AC =0,9cm,BC =1,2 cm .Tính các tỉ số lượng giác của góc B , từ đó suy ra các tỉ số lượng giác của góc A
Áp dụng định lý Pitago:
\(AB=\sqrt{AC^2+BC^2}=1,5\left(cm\right)\)
\(sinB=\dfrac{AC}{AB}=0,6\) \(\Rightarrow cosA=sinB=0,6\)
\(cosB=\dfrac{BC}{AB}=0,8\) \(\Rightarrow sinA=cosB=0,8\)
\(tanB=\dfrac{AC}{BC}=\dfrac{3}{4}\) \(\Rightarrow cotA=tanB=\dfrac{3}{4}\)
\(cotB=\dfrac{BC}{AB}=\dfrac{4}{3}\) \(\Rightarrow tanA=cotB=\dfrac{4}{3}\)
1. Cho ABC là tam giác vuông tại A. Tìm các tỉ số lượng giác của góc B trong các trường hợp sau:
a) BC = 5 cm; AB = 3 cm;
b) BC = 13 cm; AC = 12 cm;
c) BC = 5V2 cm; AB = 5 cm;
d) AB = a v3; AC = a.
d) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
\(\Leftrightarrow BC^2=\left(a\sqrt{3}\right)^2+a^2=4a^2\)
hay BC=2a
Xét ΔABC vuông tại A có
\(\sin\widehat{B}=\dfrac{AC}{BC}=\dfrac{a}{2a}=\dfrac{1}{2}\)
\(\cos\widehat{B}=\dfrac{AB}{BC}=\dfrac{a\sqrt{3}}{2a}=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\)
\(\tan\widehat{B}=\dfrac{AC}{AB}=\dfrac{a}{a\sqrt{3}}=\dfrac{\sqrt{3}}{3}\)
\(\cot\widehat{B}=\dfrac{AB}{AC}=\dfrac{a\sqrt{3}}{a}=\sqrt{3}\)
Cho tam giác ABC vuông tại A. Tìm các tỉ số lượng giác của góc B khi : a) BC=5 cm, AB= 3cm. b) BC=13cm, AC= 12cm . c)AC=4 cm, AB= 3cm.
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.cho AH=4,8;AB=6
a, viết các hệ thức về cạnh và chiều cao của tam giác ABC
b, tính HB,HC,AC
c, tính các tỉ số lượng giác của gócBAH
d, kẻ HD vuông góc vs AB (D thuộc AB); HE vuông góc với AC ( E thuộc AC).cm AB^3/AC^3=BD/CE
Cho tam giác vuông ABC , A = 90 độ
a) AB = 3cm ,BC = 5 cm . Tính tỉ số lượng gác của góc B
b) AB = 5cm ,AC = 12 cm . Tính tỉ số lượng gác của góc C
Lời giải:
a. $AC=\sqrt{BC^2-AB^2}=\sqrt{5^2-3^2}=4$ (cm)
$\cos B=\frac{AB}{BC}=\frac{3}{5}$
$\sin B = \frac{AC}{BC}=\frac{4}{5}$
$\tan B = \frac{AC}{AB}=\frac{4}{3}$
$\cot B = \frac{AB}{AC}=\frac{3}{4}$
b.
$BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{5^2+12^2}=13$ (cm)
$\sin C = \frac{AB}{BC}=\frac{5}{13}$
$\cos C=\frac{AC}{BC}=\frac{12}{13}$
$\tan C=\frac{AB}{AC}=\frac{5}{12}$
$\cot C=\frac{AC}{AB}=\frac{12}{5}$