Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
10 tháng 11 2023 lúc 10:22

Nghề nghiệp em mơ ước trong tương lai là nghề giáo viên.

Tìm kiếm nghề giáo viên dưới dạng văn bản:

Tìm kiếm nghề giáo viên dưới dạng hình ảnh:

Tìm kiếm nghề giáo viên dưới dạng video:

Buddy
Xem chi tiết

Vì ít mối quan hệ nên khó gặp anh chị đã học ngành đó.

Việc đọc thông tin tuyển sinh cũng như đọc về tin tức trên website trường, fanpage trường sẽ đễ dàng hơn.

nguyễn lam
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
30 tháng 4 2022 lúc 10:21

1.  Thực trạng:

-  An toàn giao thông là vấn đề nhức nhối, được cả xã hội quan tâm.

-  Tình trạng vi phạm an toàn giao thông diễn ra ngày càng phổ biến: đua xe, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đèo ba, bốn người,...

- Ngày ngày, trên cả nước xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông, nhất là giao thông đường bộ, nhiều vụ có hậu quả nghiêm trọng như chết người.

2.  Nguyên nhân vi phạm và gây tai nạn giao thông:

- Nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật an toàn giao thông của người dân còn kém, nhất là ở độ tuổi vị thành niên.

-  Chất lượng cầu đường không đảm bảo an toàn.

- Sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng, sự lỏng lẻo trong quản lí và xử lí vi phạm.

3. Hậu quả:

 - Thiệt hại về người và tài sản.

-   Ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế, nhất là du lịch.

4.  Giải pháp:

-  Tăng cường việc giáo dục, tuyên truyền luật an toàn giao thông cho người dân, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật.

-  Có hình thức xử phạt thích đáng đối với những trường hợp vi phạm luật.

-  Làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức, cậy quyền làm trái quy định của Nhà nước.

-  Nâng cao chất lượng đường xá cầu cống…

Buddy
Xem chi tiết
Time line
6 tháng 9 2023 lúc 17:40

Học sinh tự thực hiện.

Gợi ý: Những vấn đề bản thân gặp khó khăn trong việc chọn nghề, định hướng học tập:

-       Lựa chọn trường đại học phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của gia đình.

-       Lựa chọn khu vực học.

-       Phân vân giữa việc học khối tự nhiên hay khối xã hội.

-       ….

Vấn đề khó khăn là chưa biết mình có thế mạnh nào, thích quá nhiều thứ, học các môn với lực học đều.

1 số câu hỏi: Việc học đều như thế mình nên chọn ngành theo tiêu chí nào? Mình chưa biết mình có khả năng hay năng khiếu gì đặc biệt, khác người vậy phải làm sao chọn nghề? Nghề A/ Ngành B/ Công việc D đó có thị trường việc làm và mức lương tốt chứ?

Buddy
Xem chi tiết
Time line
6 tháng 9 2023 lúc 11:24

- Học sinh thảo luận và đưa ra những điều kiện bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong từng nhóm nghề

+ Tuân thủ quy tắc lao động.

+ Cẩn thận và rèn luyện chuyên môn.

+ Thực tập những tình huống bất ngờ.

+ Sử dụng đồ bảo hộ.

+ Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí.

+ Tham gia khám sức khỏe định kì.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
5 tháng 10 2023 lúc 11:36

Bức tranh 1: Khói bụi từ phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường.

Bức tranh 2: Khói thải từ các nhà máy vào không khí

Bức tranh 3: Xói mòm đất đồi núi làm đất bạc màu

Bức tranh 4: Chặt phá rừng bừa bãi gây hạn hán

Buddy
Xem chi tiết

- Không được chủ quan, lơ là trong việc bảo vệ bản thân khi làm việc

- Phải tự bảo vệ mình

nguyễn phan thảo nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Nguyệt
6 tháng 3 2022 lúc 15:07

Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn
Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.. A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.
Việc khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên A-ma-dôn đến các vùng mỏ và các đô thị mới đã góp phần phát triển kinh tế và đời sống ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng cũng làm cho môi trường; rừng A-ma-dôn bị huỷ hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

Huy Ly
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
1 tháng 4 2018 lúc 20:25

Trong ngày đầu mới đến trường tôi vẫn nhớ những dòng thơ đầu tiên được học nói về tình yêu quê hương đất nước. Và rồi bài học ấy cứ theo tôi mãi trên những chặng đường dài rộng của cuộc đời.

“Quê hương là gì hả mẹ?

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ?

Ai đi xa cũng nhớ nhiều...”

Yêu Tổ quốc từ những đôi mắt trẻ thơ, từ đôi bàn tay em lấm lem, đôi bàn chân nhỏ chẳng còn biết đau trong những ngày vượt đường xa đến trường. Đôi bàn tay em, có lẽ biết cầm liềm, cầm cuốc trước khi biết cầm bút. Đôi bàn tay chai sạm và rám nắng. Những đôi chân trần, những manh áo mỏng ngày đông, những chiếc cặp lồng, túi bóng cơm mang theo mà trong đó chỉ có cơm trắng và chút rau rừng… nhưng các em vẫn đến trường, trong lòng rộn vang lời ca:

“Hôm nay đi học xa

Đường tương lai thật gần”

Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc… Có nhiều lắm những giọt mồ hôi. Và phải chăng vì thế mà vị của Tổ quốc lại mặn mà đến vậy?

Yêu Tổ quốc từ những câu chuyện và những con người bình dị ta gặp thường ngày. Câu chuyện về chàng trai Đỗ Duy Hiếu thủ khoa trên đôi nạng gỗ, về chàng VĐV Nguyễn Hà Thanh và nghị lực vượt qua 5 năm chấn thương để được trở lại thi đấu và mang huy chương vàng về cho Tổ quốc. Câu chuyện về chàng trai người dân tộc Ngô Phi Long đã bắt đầu giấc mơ vàng Olympic từ tủ sách nhỏ của ba mẹ. Có rất nhiều người, nhiều câu chuyện để thấy yêu thêm Tổ quốc.

Tình yêu đất nước là những gì bình dị nhất nhưng cũng thiêng liêng nhất.

Cô giáo trẻ ra trường, bỏ lại sau lưng Hà Nội để lên vùng cao dạy chữ cho các em nhỏ. Nơi “rừng thiêng nước độc”, có khi đi bộ cả chục cây số trong mưa gió mà vẫn muốn được ở lại mãi với các em, để nuôi lớn những giấc mơ học trò. Đó chẳng phải là yêu nước hay sao?

Những cô cậu sinh viên, bỏ lại sau lưng mùa hè được vui chơi, đi du lịch để đến với những bản làng nghèo khó, cùng người dân xây nhà, làm đường. Mùa hè của họ có ý nghĩa hơn vì đã góp thêm màu xanh cho những bản làng từ những việc làm bình dị. Đó cũng chẳng phải là yêu nước hay sao?

Những chàng lính trẻ, gác lại một bên nỗi nhớ nhà, bỏ sang một bên mối tình đầu chớm nở để lên đường nhập ngũ. Có những nỗi thao thức hàng đêm, có những lúc thấy nhớ nhà, nhớ đất liền đến cồn cào… nhưng chưa bao giờ những người lính trẻ quên nhiệm vụ. Các anh vẫn chắc tay súng nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Đó chẳng phải là yêu nước hay sao?

Tình yêu nước luôn thường trực trong mỗi con người. Tình yêu ấy có khi là nguồn động lực, cũng có lúc sẽ biến thành sức mạnh để hành động. Yêu Tổ quốc từ những điều bình dị và thể hiện tình yêu ấy từ những việc làm nhỏ nhưng đầy ý nghĩa. Đó là tình yêu của những người trẻ hôm nay. Họ cũng sẽ giống như ông cha, là những nốt trầm mãi xao xuyến trong bản hòa ca chung của dân tộc, là những mùa xuân nho nhỏ góp thành mùa xuân lớn của đất nước…

Vũ Phạm Mai Phương
Xem chi tiết