Tìm hiểu thực trạng vệ sinh môi trường khu dân cư nơi em sống và các hoạt động lao động công ích của địa phương.
Qua việc tìm hiểu những quy định của Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo vệ môi trường em hãy nêu thực trạng của việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông và vệ sinh môi trường của học sinh và người dân nơi em học tập, sinh sống? Theo em chúng ta cần làm gì để phòng ngừa, hạn chế tình trạng tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường?
- Bằng sự hiểu biết của mình và thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật các em viết bài trả lời dưới dạng văn xuôi.
Hãy tìm hiểu về những hoạt động góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ở địa phương em (ví dụ: Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, bộ đội neo đơn, gia đình có công với cách mạng của trường, của địa phương; gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc của các thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ,... người địa phương; các hoạt động của đội dân phòng, tổ an ninh địa phương,...)
- 100% thanh niên đủ độ tuổi, đạt yêu cầu đều tham gia nghĩa vụ quân sự
- Đội thanh niên xung kích địa phương tham gia phân làn, điều khiến các điểm nút giao thông giờ tan tầm.
- Giúp đỡ các gia đình thuơng, bệnh binh, liệt sĩ,..
- …
Hãy tìm hiểu về những hoạt động góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ở địa phương em (ví dụ: Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, bộ đội neo đơn, gia đình có công với cách mạng của trường, của địa phương; gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc của các thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ,... người địa phương; các hoạt động của đội dân phòng, tổ an ninh địa phương,...)
- 100% thanh niên đủ độ tuổi, đạt yêu cầu đều tham gia nghĩa vụ quân sự
- Đội thanh niên xung kích địa phương tham gia phân làn, điều khiến các điểm nút giao thông giờ tan tầm.
- Giúp đỡ các gia đình thuơng, bệnh binh, liệt sĩ,..
Em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu về :
a) Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương ;
b) Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, bộ đội neo đơn, gia đình có công với cách mạng của nhà trường, của địa phương.
c) Gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc của một vài thương binh, liệt sĩ, chiến sĩ.... người địa phương ;
d) Các hoạt động của đội dân phòng, tổ an ninh ở địa phương.
a) Tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương: Rất tốt, hàng năm số thanh niên đủ tuổi nhập ngũ đúng quy định.
b) Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” của trường, của địa phương:
- Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ;
- Chăm sóc thương binh, bệnh binh, chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng;
- Thăm gia đình thương binh, liệt sĩ nhân ngày 27-7;
- Cấp học bổng cho con thương binh, liệt sĩ...
c) Gương chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc của một vài thương binh, liệt sĩ:
Liệt sĩ Nguyễn Vãn Thạc sinh ngày 14 - 10 - 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công (dệt), là con thứ 10 trong 14 anh em.
Tuy nhà nghèo nhưng anh học rất giỏi: những năm học phổ thông anh luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Năm lớp 10, anh là người đã đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi Văn lớp 10 (lớp 12 ngày nay) toàn miền Bắc năm học 1969 - 1970, khi là học sinh trường cấp ba Yên Hoà B, Hà Nội. Với thành tích đó anh được Ban Tuyển sinh Hà Nội xếp vào diện đi đào tạo tại Liên Xô. Nhưng theo chủ trương chung, phần lớn nam học sinh xuất sắc năm đó đều phải tham gia nhập ngũ. Trong khi chờ nhập ngũ, anh đã thi và đỗ vào khoa Toán — Cơ, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Chỉ trong 1 năm anh đã học và tự học xong chương trình 2 năm, được học thẳng năm 3, anh là sinh viên xuất sắc. Giai đoạn đó là thời điểm ác liệt của chiến tranh nên ngày 6 tháng 9 năm 1971 anh gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến trường. Trong quãng thời gian từ ngày 2 - 10 - 1971 tới ngày 3 — 6 - 1972 anh đã viết cuốn Nhật kí "Chuyện đời" cùng nhiều lá thư và gửi lại cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc để tiếp tục chiến đấu. 6 tháng sau (ngày 30 - 7 - 1972), tại chiến trường Quảng Trị anh đã anh dũng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.
d) Các hoạt động của đội dân phòng, tố an ninh ở địa phương:
- Trực tuần tra canh gác, bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương.
- Trực những ngày lụt bão để giúp đỡ đồng bào di dời đến những vùng an toàn.
- Kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh môi trường, trật tự trị an ở khu phố, làng xóm nơi mình cư trú...
Hãy nêu những tác động tích cực và tiêu cực của những thành tựu khoa học – kĩ thuật đối với địa phương mình đang sinh sống.( môi trường , cơ cấu dân cư lao động , giao thông).
tham khảo
-Tích cực:tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
-Tiêu cực:ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất nóng dần lên, những tai nan lao động và tai nạn giao thông, các loại bệnh dịch mới.... và nhất là việc chế tạo nhựng loại vũ khi hiên đại có sức công phá hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt sự sống của loài người
Hãy quan sát vườn trường, vườn cây, công viên hoặc trang trại,... và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Tìm kiến các cây và con vật sống ở khu vực đó.
2. Mô tả môi trường sống của thực vật và động vật nơi em quan sát.
3. Tìm hiểu việc làm của con người làm cho môi trường sống của thực vật và động vật ở đó thay đổi.
4. Hoàn thành phiếu quan sát theo gợi ý ở trang bên.
1.
- Khu vực ao, hồ
+ Các cây sống ở khu vực ao, hồ: cây hoa súng, cây lục bình, cây thủy trúc
+ Các con vật sống ở khu vực ao, hồ: ếch, cá, tôm
- Khu vực bờ hồ
+ Các cây sống ở khu vực bờ hồ: cây xuyến chi, cây rau má, cỏ mần trầu, cỏ gà
+ Các con vật sống ở khu vực bờ hồ: bướm, cò, chuồn chuồn
- Khu vực trong vườn
+ Các cây sống ở trong vườn: cây sấu, cây me, cây ổi, cây xoài…
+ Các con vật sống ở trong vườn: con sâu, con chim
2.
Môi trường sống | Mô tả |
Khu vực ao, hồ | Nước bẩn, đục, có mùi hôi, |
Khu vực bờ hồ | Có nhiều rác, có mùi hôi thối, cỏ nát |
Khu vực trong vườn | Có nhiều rác, có mùi hôi |
3.
- Những việc làm của con người làm cho môi trường sống của thực vật và động vật ở đó thay đổi:
+ Vứt rác ra ao, hồ, bụi rậm,…
+ Đổ nước bẩn xuống ao, hồ, sông, suối,…
+ Xây dựng trung tâm thương mại.
+ Chặt cây.
+ Phun thuốc trừ sâu
+ Giẫm lên cỏ, hoa
4.
Hãy tìm hiểu về những việc làm của người dân địa phương em làm cho môi trường sống của thực vật và động vật bị thay đổi.
- Những việc làm của người dân địa phương em làm cho môi trường sống của động vật và thực vật bị thay đổi đó là:
+ Quy hoạch ruộng đất thành khu dân cư.
+ Xây các nhà máy
Xác định các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng em có thể tham gia.
Gợi ý:
- Tổng vệ sinh trường học, địa bàn nơi em sống.
- Tham gia các hoạt động thiện nguyện ở địa phương.
- Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương.
+ Những hoạt động em tham gia để góp phần phát huy truyền thống nhà trường:
- Tham gia phong trào “ Học tập và làm việc theo tấm gương Hồ Chí Minh”.
- Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phong tục, tập quán của trường.
- Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh trường học cùng Đoàn Thanh niên trường.
+ Các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường:
- Tổ chức cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng nhằm nâng cao thể chất, tinh thần cho học sinh, giáo viên trong trường.
- Sân khấu hóa, hội thi, hội diễn về các truyền thống nhà trường.
- Tổ chức chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức các cuộc du khảo “Về nguồn”, hội diễn văn nghệ...
Tìm hiểu các nguồn gây ô nhiệm môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường trong một cơ sở sản xuất cơ khí đang hoạt động ở địa phương em.
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ một cơ sở sản xuất nội thất:
Khí thải và bụi: Bụi kim loại, bụi sơn, quá trình hàn cắt,...
Nước thải: Nước tẩy rửa, sơn, chất chống mối mọt,..
Tiếng ồn từ máy cắt, tiện,...
Chất thải rắn: vụn kim loại, bao bì,...
Biện pháp:
Xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường.
Thay đổi một số nguyên vật liệu thân thiện mới môi trường.
Nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sản xuất.
Nâng cấp công nghệ sản xuất.
Qua các bài thực hành tìm hiểu môi trường, em hãy nhận xét tình hình môi trường nước ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống?
Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật?
1/Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm:
+ Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt
+ Đất bị ô nhiễm do sử ụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt
+ Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm:
+ Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường
+ Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung.
2/Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:
+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.
+ Cấm săn bắn động vật hoang dã
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.
+ Ứng dụng công nghệ sinh học vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật