Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 9 2023 lúc 9:43

+ Những hoạt động em tham gia để góp phần phát huy truyền thống nhà trường:

- Tham gia phong trào “ Học tập và làm việc theo tấm gương Hồ Chí Minh”.

- Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phong tục, tập quán của trường.

- Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh trường học cùng Đoàn Thanh niên trường.

+ Các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường:

- Tổ chức cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng nhằm nâng cao thể chất, tinh thần cho học sinh, giáo viên trong trường.

- Sân khấu hóa, hội thi, hội diễn về các truyền thống nhà trường.

- Tổ chức chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức các cuộc du khảo “Về nguồn”, hội diễn văn nghệ...

Quoc Tran Anh Le
6 tháng 9 2023 lúc 9:43

+ Lựa chọn hình thức chia sẻ:

Ví dụ: Tập san chào mừng 20/11 – Tri ân thầy cô:

QUẢ NGỌT

     Tháng 11 về - Tháng của mùa thu, tháng của mùa nhớ. Mỗi độ thu sang, tôi thường đứng một mình nơi góc sân trường, lặng ngắm những vòm cây dần ngả vàng mà bâng khuâng hồi nhớ những ngày đã xa… Nhưng có lẽ tháng 11 năm nay thật khác. Vẫn mùa thu ấy, nhưng là một sự cảm động đến nghẹn lời. Hai tháng qua là những ngày tôi thực sự được “sống”. Bóng dáng người thầy, người cô trên bục giảng mỗi sớm, mỗi chiều luôn thường trực trong tâm trí tôi. Thầy cô là “ánh sáng” soi đường chỉ lối cho bao thế hệ học trò, là những người lái đò thầm lặng, bền bỉ, là những người bạn  tâm tình,  sẻ chia những rung cảm của tuổi mới lớn. Là những người kiên trì, nhẫn nại trước những sự nghịch ngợm của học trò, là những người “khơi gợi hy vọng, thổi bùng trí tưởng tượng và thấm nhuần niềm đam mê học hỏi” (Brad Henry), vươn tới chinh phục những tầm cao kiếm tìm cho mình một tầm vóc mới, và là những người không bao giờ bỏ lỡ chuyến đò sang sông.Trân trọng và cảm ơn nhắn gửi tới người thầy, người cô tận tụy và tràn đầy nhiệt huyết ấy. Cho chúng em  một nền tảng tri thức vững chãi, hữu ích.  Cho chúng em khao khát  sống hướng thiện, biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia. Cho chúng em biết ước mơ, biết phấn đấu để chinh phục những đỉnh cao, những thành công mới... Cảm ơn Người đã thắp lửa tâm hồn và trái tim!

                  “Người thầy trung bình chỉ biết nói

                    Người thầy giỏi chỉ biết giải thích

                    Người thầy xuất chúng chỉ biết minh họa

                    Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.” …

                                                                           (William A. Ward )

Đặng Thanh Thủy
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thu Thủy
1 tháng 2 2016 lúc 9:49

         Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên ; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, SƯ; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã cổ nhiều thay đổi.

 

          Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo? Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng: Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cố gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học nhừ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến… mãi mãi lưu truyền hậu thế.

 

          Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế… với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.

 

          Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học.          Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.

 

          Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Manh, Lê Quát… nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu.

 

          Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đến thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một bài chiếu, nhà vua viết: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học Phải chọn người có học thì thi cử là đầu… Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn Hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn thủa. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng văn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân.

 

          Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đố, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.

 

          Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo cổ từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc,- vừa đáp ứng được yêu cẩu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dậy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.

 

          Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

 

          Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 9 2023 lúc 17:27

- Truyền thống: Uống nước nhớ nguồn, Tôn sư trọng đạo, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó,...

- Những việc làm:

+ Ngày 27/7 tổ chức buổi lễ tri ân những người anh hùng cách mạng.

+ Ngày 20/11 tổ chức chương trình tri ân thầy cô.

+ Tổ chức quyên góp ủng hộ, giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn.

+ Thi đua dạy tốt học tốt.

+ Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

+ Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Nguyễn  Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 15:09

Tham khảo
 

- Truyền thống: Uống nước nhớ nguồn, Tôn sư trọng đạo,…

- Những việc làm:

+ Ngày 20/11 trường em thường tổ chức chương trình tri ân thầy cô.

+ Tháng 3 tổ chức chương trình trồng cây gây rừng.

+ Thi đua dạy tốt học tốt.

+ Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

+ Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

nguyen bao nam
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết

- Kế hoạch: Đọc sách

- Kết quả:

+ Thư viện có lượt bạn đọc và mượn sách nhiều hơn.

+ Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách chuyên môn, xã hội, khoa học, đời sống.

+ Nâng cao vốn tri thức, chất lượng học sinh.

+ Hình thành thói quen đọc sách.

Minh Lệ
Xem chi tiết
datcoder
23 tháng 10 2023 lúc 22:27

Học sinh tham quan phòng truyền thống trường và trả lời câu hỏi.

Ví dụ: Trường Tiểu học Dịch Vọng A.

- Thời gian thành lập trường: Trường tiểu học Dịch Vọng A được tách ra từ trường cấp 1 - 2 Dịch Vọng từ năm 1974.

- Thầy hoặc cô hiệu trưởng đầu tiên: cô Nguyễn Thị Thạch

- Những tấm gương giáo viên và học sinh tiêu biểu:

+ Cô giáo Nguyễn Thu Đoan - đóa hồng nhung giản dị, ngọt ngào yêu thương

+ Đỗ Nguyễn Mai Anh – cô bé với niềm say mê học ngoại ngữ

+ Lê Anh Duy - cậu học trò thông minh và vô cùng thân thiện

+ Nguyễn Thị Trúc Quỳnh - tấm gương giáo viên trẻ say nghề, năng động, sáng tạo….

- Thành tích của nhà trường:

+ Từ năm 1974 đến nay, liên tục được công nhận là Trường tiên tiến xuất sắc cấp TP (nay là Tập thể Lao động xuất sắc).

+ Trường đã 3 lần được nhận cờ Luân lưu “Lá cờ đầu ngành giáo dục Thủ đô” trong các năm học 1993 - 1994, 2002 - 2003, 2007 - 2008.

+ Năm học 2003-2004 trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

+ Năm học 2007 - 2008 trường được nhận Bằng khen của Bộ trưởng bộ Giáo dục- Đào tạo và được Liên đoàn lao động Thành phố tặng cờ thi đua “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”.

+ Công đoàn liên tục được công nhận “Công đoàn vững mạnh” cấp Thành phố và cấp Quận. Được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng cờ thi đua 10 năm “Cô giáo - Người mẹ hiền”.

+ Liên đội đạt Liên đội mạnh cấp Trung ương, năm học 2009 – 2010 được Thành đoàn tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu về công tác Đội”

+ Trường liên tục đạt danh hiệu Tiên tiến xuất sắc về thể dục thể thao.

+ Năm học 2007 – 2008 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng khen về những thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục thể chất giai đoạn 2004 – 2008.

+ Năm học 2009- 2010 được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

+ Năm học 2010 - 2011 được nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 6 2017 lúc 7:56

Truyền thống “tôn sư trọng đạo” là nét đẹp của người Việt:

    + Kính trọng thầy cô, những người dạy học, làm nghề dạy học

    + Trọng đạo là trọng nghĩa tình, lẽ phải, những điều tốt đẹp trong đạo đức

Truyền thống này được thể hiện trong nhà trường: học trò kính trọng thầy cô, học hỏi những điều hay lẽ phải, rèn luyện

    + Trong gia đình: con cái kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị những người bề trên, nghe và sống theo truyền thống của gia đình, dòng họ

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 9 2023 lúc 17:28

- Em thường xuyên tham gia các hoạt động của trường như tham gia các hoạt động múa hát, tri ân thầy cô,...

- Cùng vận động các bạn tham gia trồng cây, quyên góp giúp đỡ người gặp khó khăn.

Nguyễn  Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 15:11

Tham khảo

- Em thường xuyên tham gia các hoạt động của trường như tham gia các hoạt động múa hát, tri ân thầy cô,...

- Cùng vận động các bạn tham gia trồng cây, quyên góp giúp đỡ người gặp khó khăn.
- Tham gia được 4 hoạt động

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 12:28

Tham khảo
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN VỀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Lớp: 10A9

Mục tiêu: Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong việc phát huy truyền thống nhà trường.

Chủ đề diễn đàn: Vai trò, trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng và phát triển nhà trường, phát huy truyền thông nhà trường

Thời gian: Tuần cuối tháng 12.

Địa điểm: Tại lớp học

Hình thức tổ chức: đối thoại trực tiếp; lập trang web, fanpage đê tiếp tục cập nhật, duy trì các hoạt động.

Phân công thực hiện:

- Nhóm 1: Chuẩn bị về nội dung trao đổi, tập hợp câu hỏi của các bạn trong lớp
- Nhóm 2: Chuẩn bị về kĩ thuật.
​- Nhóm 3: Mời thầy cô, chuyên gia giáo dục, đoàn viên tiêu biểu,... tham gia.

Lưu ý: Mỗi học sinh chuẩn bị nội dung trao đổi, hình ảnh, minh chứng để chia sẻ trong diễn đàn.
2. Thực hiện
3. Chia sẻ suy nghĩ
- Em cảm thấy tự hào về bản thân và các bạn, những việc làm này không chỉ là đóng góp cho trường mà còn đóng góp vào sự phát triển bản thân của mỗi người vì sau những việc này, em thấy mọi người đều được nâng cao hơn về kiến thức và các kĩ năng khác.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
21 tháng 9 2023 lúc 18:37

tham khảo

Việc tìm hiểu truyền thống nhà trường và các sản phẩm của em và các bạn đã giúp em thêm tin yêu, tự hào, hãnh diện về ngôi trường mình đang theo học, và càng có động lực hơn nữa trong quá trình rèn luyện và học tập tại ngôi nhà thứ hai này.