Thảo luận về những vấn đề thường nảy sinh trong cuộc sống gia đình.
Thảo luận để xác định những điều nên và không nên làm khi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình.
Gợi ý:
Việc nên làm | Không nên làm |
- Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau. - Cùng nhau cố gắng để vượt qua. - Chia sẻ với nhau khi có chuyện không vui. - Ngồi lại nói chuyện đề hiểu nhau hơn. | - Quát mắng, tranh cãi gay gắt. - Đánh đập. - Trách móc nhau. - Lạnh nhạt, không nhắc nhở cho nhau để thay đổi. |
Chọn một trong các vấn đề sau đây (hoặc tự nêu vấn đề) để thảo luận trong nhóm, lớp. Khi chọn, cần suy nghĩ về mối liên hệ giữa vấn đề ấy với các văn bản ở phần Đọc hiểu.
(1) Gia đình có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
(2) Tình cảm quê hương quan trọng với mỗi người như thế nào?
(3) Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống.
Tham khảo!
"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay"
"Quê hương" - tiếng gọi thân thương ấy mỗi khi cất lên đều gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp, khơi dậy những cảm xúc bình dị, thân thuộc nhưng cũng thiêng liêng, đẹp đẽ nhất trong tâm hồn và trái tim của mỗi con người. Quê hương là miền nhớ, miền thương và là thế giới tình cảm đong đầy, ấm áp.
"Quê hương" là nơi chúng ta được sinh ra ra và lớn lên, bởi vậy mà nhắc đến quê hương người ta thường nhớ về những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Quê hương không chỉ nuôi lớn chúng ta về mặt thể chất mà nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ cho tâm hồn mỗi người. Quê hương dạy chúng ta biết yêu thương, gắn bó, đó không chỉ là sự gắn bó với gia đình, mảnh đất mà chúng ta được sinh ra, lớn lên mà còn là sự gắn bó về tình cảm với bố mẹ, bạn bè và những người xung quanh.
Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách, lối sống và bản sắc của mỗi người. Văn hóa, truyền thống của quê hương sẽ ảnh hưởng đến những nhận thức, tính cách và lối sống của con người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết "dấu ấn" đậm nét của quê hương trong mỗi người qua những lời nói, hành động và thái độ sống. Đó là nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội, là sự phóng khoáng, thân thiện của người Sài Gòn hay sự cố gắng, hiếu học của người Hà Tĩnh. Truyền thống, vẻ đẹp của quê hương nuôi dưỡng ở con người những tình cảm, tính cách tốt đẹp hay nói cách khác mỗi người con trên mảnh đất ấy kế thừa và phát huy được vẻ đẹp của quê hương mình.
Quê hương tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để con người vượt qua mọi khó khăn, thách thức của hoàn cảnh. Đó là sức mạnh quật cường của con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì. Chính tình yêu quê hương, xóm làng đã thôi thúc con người đứng lên đấu tranh để bảo vệ mảnh đất quê hương, giành độc lập cho đất nước bởi như nhà văn Ê-ren-bua từng nói "lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu Tổ quốc". Trong cuộc sống hiện đại, quê hương lại là điểm tựa tinh thần vững chãi, nơi nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng; nơi tiễn bước chúng ta bước vào đời để thực hiện những hoài bão và cũng là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau những sóng gió, thất bại.
Dù cuộc sống có bao đổi thay, cuộc đời xoay vần khiến con người trở nên mệt mỏi thì quê hương vẫn thủy chung ở đó, mãi là chùm khế ngọt, là con đường đến trường thân thương và là vòng tay ấm áo, che chở đón chúng ta trở về.
Tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ, thiêng liêng nhất trong thế giới tình cảm của con người. Mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó với quê hương, bồi đắp tình yêu quê hương bằng những hành động và việc làm cụ thể. Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng là hành động thể hiện tình yêu quê hương, bởi sự cố gắng ấy không chỉ giúp chúng ta trở nên hoàn thiện, ưu tú hơn mà còn góp phần dựng xây quê hương, đất nước trong tương lai. Cần lên án những hành động quay lưng với quê hương và những cá nhân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm, ích kỉ chỉ biết đến bản thân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng.
Tình yêu quê hương sẽ trở nên ý nghĩa hơn không chỉ tồn tại trong suy nghĩ, tình cảm mà được bộc lộ qua những hành động cụ thể. Chúng ta hãy nỗ lực cố gắng từng ngày để có thể cống hiến phần sức lực nhỏ nhoi cho sự phát triển của quê hương, đất nước.
Văn bản nghị luận thường bàn về những hiện tượng (vấn đề) gì của cuộc sống? Hãy nêu hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết.
- Văn bản nghị luận thường bàn về những hiện tượng (vấn đề) bức thiết của cuộc sống: chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức,… 1 tư tưởng đạo lí, 1 hiện tượng đời sống.
- Hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết:
+ “Xem người ta kìa!”: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của mọi người.
+ “Hai loại khác biệt”: Phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.
3. Văn bản nghị luận thường bàn về những hiện tượng (vấn đề) gì của cuộc sống? Hãy nêu hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết.
Hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết:
- Xem người ta kìa!: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của mọi người.
- Tiếng cười không muốn nghe: Nhạo báng, chê bai người khác là một thói hư, tật xấu cần được sửa chữa trong xã hội.
Thảo luận về những thay đổi mà mỗi người có thể gặp phải trong cuộc sống
Gợi ý.
- Thay đổi môi trường học tập.
- Thay đổi môi trường sống, điều kiện sống.
- Thay đổi về hoàn cảnh kinh tế gia đình.
- Thay đổi về đời sống tình cảm trong gia đình.
- Thay đổi về các mối quan hệ xã hội.
- ...
Hướng dẫn:
- Thay đổi môi trường học tập: nếu thay đổi đúng môi trường và đúng thời điểm thì kết quả sẽ tốt, còn sai thì ngược lại.
- Thay đổi môi trường sống, điều kiện sống: trước hết thì cần phải thích nghi với môi trường sống mới, nếu thay đổi đúng môi trường sống thì chưa chắc có thể tốt nên hay xấu đi.
- Thay đổi về đời sống, tình cảm trong gia đình: hãy chia sẻ với những người thân trong gia đình bạn, để trở nên tốt hơn.
- Thay đổi về các mối quan hệ xã hội: học tập những đức tính tốt của họ, còn những cái xấu thì nhắc nhở họ khắc phục (TH nếu không khắc phục thì thôi không nên chơi, nhưng mình phải nhắc đúng á).
...
Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý những điều gì?
Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý:
- Hiểu rõ yêu cầu trong thảo luận/ tranh luận.
- Chấp hành sự phân công của người điều hành buổi thảo luận, tranh luận (về thứ tự, thời điểm, thời gian mỗi thành viên được cho phép phát biểu).
- Lắng nghe, ghi chép, chuẩn bị ý kiến để phát biểu bổ sung, phát triển ý kiến; thể hiện sự đồng tình hay phản bác khi cần.
- Thể hiện thái độ lịch sự, cầu thị, hợp tác.
- …
Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, bạn sẽ nêu yêu cầu gì đối với người tham gia để đảm bảo cho cuộc thảo luận đạt kết quả mong muốn?
Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, em sẽ nêu yêu cầu sau trước khi cuộc thảo luận diễn ra:
- Tất cả các thành viên đều phải đóng góp ý kiến cá nhân.
- Mọi người xây dựng ý kiến trên tinh thần lắng nghe, nêu ý kiến và đi đến thống nhất quan điểm chung.
- Các thành viên khác cần lắng nghe quan điểm của bạn mình và đưa ra suy nghĩ của bản thân về quan điểm đó.
- Nghiêm cấm các hành vi công kích, áp đặt lên quan điểm của nhau.
- …
- Nêu những vướng mắc mà lứa tuổi các em thường gặp phải trong quan hệ bạn bè.
- Thảo luận để xác định những vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bèGợi ý:
+ Bị bạn nói xấu
+ Bị bạn bắt nạt
+ Bị bạn rủ rê, lôi kéo vào làm những việc không nên làm
Nếu bị bạn bè nói xấu thì chúng ta nên bình tĩnh, tìm hiểu lời nói xấu đó là gì, tới từ ai, thực hư và nguyên do ra làm sao. Từ đó chúng ta có thể nói chuyện với những người nói xấu mình, lí giải hiểu lầm hoặc chứng minh bản thân là hoàn toàn tốt.
Nếu bị bạn bè bắt nạt, bản thân hãy kể cho thầy cô bố mẹ, sau đó cũng nên dũng cảm hơn mà phản kháng, đấu tranh tự bảo vệ lấy mình.
Nếu bị bạn bè rủ rê, lôi kéo vào những việc không nên làm thì ta hãy thật tỉnh táo, ý thức việc đó có nên hay không, có đáng hay không, và nhất quyết không làm để tránh hậu quả về sau.
Trong gia đình bác A, giữa hai bác và các con đều được trao đổi cởi mở về những vấn đề liên quan đến cuộc sống gai đình. Điều này là thể hiện bình đẳng
A. giữa các thành viên trong gia đình.
B. giữa các thế hệ.
C. giữa cha mẹ và con.
D. giữa người trên và người dưới.
Trong gia đình bác A, giữa hai bác và các con đều được trao đổi cởi mở về những vấn đề liên quan đến cuộc sống gai đình. Điều này là thể hiện bình đẳng
A. giữa các thành viên trong gia đình.
B. giữa các thế hệ.
C. giữa cha mẹ và con.
D. giữa người trên và người dưới.