Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn  Việt Dũng
Đóng vai thể hiện khả năng tư duy độc lập và khả năng thích ứng với sự thay đổi trong những tình huống sau:Tình huống 1: Trong một buổi làm việc nhóm. ý kiến của Hoàng không được mọi người đồng tỉnh mặc dù Hoàng đã tìm hiểu kĩ lưỡng và đưa ra những lập luận. Nhiều thành viên trong nhóm cho rằng ý kiến của Hoàng là khó khả thi vi thiều cơ sở khoa học và thực tiễn. Nếu là Hoàng, em sẽ ứng xử thể nào với các bạn trong nhóm đề thể hiện khả năng tư duy độc lập của bản thân?Tình huống 2: Hùng luôn mơ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
10 tháng 8 2023 lúc 20:51

Tham khảo

- Nên chọn tốp ca vì nó thể hiện được tính tập thể trong phong trào thi đua văn nghệ.

- Một số tình huống cần thương thuyết:

+ Trang trí lớp học theo kiểu truyền thống hay hiện đại

+ Nghỉ hè du lịch lớp theo loại hình hưởng thụ hay trải nghiệm.

Buddy
Xem chi tiết

Tình huống 1: Em sẽ cố gắng đưa ra những lợi ích khi tham gia cho các bạn nghe để các bạn hứng thú hơn.

 

Tình huống 2: Điều này hay gặp ở làm việc nhóm, chúng mình cần có những bảng phân công càng chi tiết càng tốt, mô tả yêu cầu và hạn cụ thể cùng với chế tài xử phạt, không quyền lợi.

Nguyễn Thảo Ngân
Xem chi tiết
Yêu Hoàng~
16 tháng 5 2021 lúc 11:50

Giải chi tiết:

1/ Đặt vấn đề:

- Dẫn dắt, nêu ý kiến.

- Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi kháng chiến Việt Nam. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” [in năm 1948]- một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

+ Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc.

- Hai tác phẩm đều có tình huống truyện đặc sắc, đúng như nhận định trên.

2/ Giải quyết vấn đề:

2.1/ Giải thích ý kiến: 

- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách. 

- Ý kiến đã nêu rõ vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm:

+ Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.

+ Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.

2.2/ Phân tình tình huống truyện trong 2 tác phẩm: 

a/ Tình huống truyện "Làng" của Kim Lân:

* Tình huống truyện:

- Ông Hai - một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng phải đi tản cư xa, bỗng nghe tin làng Chợ Dầu mà ông rất mực yêu mến, tự hào đã theo Tây.

- Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách.

+ Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề.

+ Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.

+ Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Giúp bộc lộ, khẳng định tình yêu làng của ông Hai - thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng nhân vật:

+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi, xấu hổ rồi cúi mặt mà đi, về nhà, ông nằm vật ra giường, tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được, ông khóc, lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian...

+ Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin, ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

- Qua đó, Kim Lân muốn biểu dương tinh thần yêu nước, thủy chung, một lòng tin tưởng Cách mạng cũng như vẻ đẹp chất phác, hồn hậu của người nông dân Việt Nam. 

b/ Tình huống truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng:

* Tình huống truyện:

- Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.

- Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí bởi vết thẹo làm mặt ông Sáu biến dạng, bé Thu không nhận ra cha. Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn. 

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Bộc lộ tính cách của các nhân vật:

+ Bé Thu: một cô bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh song rất mực thương cha.

+ Ông Sáu: một người cha hiền từ, yêu con rất mực.

- Làm nổi bật tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh: phân tích nỗi đau khổ của anh Sáu khi con gái không nhận ra mình, không chịu nhận mình và cảnh chia tay đầy nước mắt của 2 cha con.

- Thông qua tình huống, nhà văn đã ngầm lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh, đồng thời ngợi ca tình cha con, tình cảm gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. 

3/ Đánh giá chung:

- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Như vậy, tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm và tính cách của nhân vật. Đồng thời, việc xây dựng tình huống thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.

- Cả 2 tác phẩm đều chứa đựng những tình cảm nhân văn, có sức lay động lòng người.

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
26 tháng 4 2019 lúc 11:36

Em được lớp phân công làm một việc không phù hợp với khả năng. Em sẽ:

   Giải vở bài tập Đạo Đức 4 | Giải VBT Đạo Đức 4 d) Trình bày với lớp và xin đổi việc khác phù hợp hơn.

   - Việc trình bày giải thích rõ với lớp giúp mọi người hiểu được rằng công việc này không phù hợp với em và lúc đó yêu cầu đổi việc khác sẽ được mọi người thấu hiểu và chấp nhận.

_Guiltykamikk_
Xem chi tiết
Fudo
22 tháng 7 2018 lúc 22:25

Gợi ý
1/ Đặt vấn đề:

- Dẫn dắt, nêu ý kiến.

- Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi kháng chiến Việt Nam. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” [in năm 1948]- một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

+ Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc.

- Hai tác phẩm đều có tình huống truyện đặc sắc, đúng như nhận định trên.

2/ Giải quyết vấn đề:

2.1/ Giải thích ý kiến:

- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.

- Ý kiến đã nêu rõ vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm:

+ Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.

+ Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.

2.2/ Phân tình tình huống truyện trong 2 tác phẩm:

a/ Tình huống truyện "Làng" của Kim Lân:

* Tình huống truyện:

- Ông Hai - một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng phải đi tản cư xa, bỗng nghe tin làng Chợ Dầu mà ông rất mực yêu mến, tự hào đã theo Tây.

- Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách.

+ Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề.

+ Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.

+ Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Giúp bộc lộ, khẳng định tình yêu làng của ông Hai - thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng nhân vật:

+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi, xấu hổ rồi cúi mặt mà đi, về nhà, ông nằm vật ra giường, tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được, ông khóc, lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian...

+ Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin, ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

- Qua đó, Kim Lân muốn biểu dương tinh thần yêu nước, thủy chung, một lòng tin tưởng Cách mạng cũng như vẻ đẹp chất phác, hồn hậu của người nông dân Việt Nam.

b/ Tình huống truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng:

* Tình huống truyện:

- Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.

- Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí bởi vết thẹo làm mặt ông Sáu biến dạng, bé Thu không nhận ra cha. Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn.

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Bộc lộ tính cách của các nhân vật:

+ Bé Thu: một cô bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh song rất mực thương cha.

+ Ông Sáu: một người cha hiền từ, yêu con rất mực.

- Làm nổi bật tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh: phân tích nỗi đau khổ của anh Sáu khi con gái không nhận ra mình, không chịu nhận mình và cảnh chia tay đầy nước mắt của 2 cha con.

- Thông qua tình huống, nhà văn đã ngầm lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh, đồng thời ngợi ca tình cha con, tình cảm gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.

3/ Đánh giá chung:

- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Như vậy, tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm và tính cách của nhân vật. Đồng thời, việc xây dựng tình huống thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.

- Cả 2 tác phẩm đều chứa đựng những tình cảm nhân văn, có sức lay động lòng người.

Fudo
22 tháng 7 2018 lúc 22:27

Có những tác phẩm đọc xong là ta quên ngay nhưng có những tác phẩm đọc xong mà để lại ấn tượng sâu sắc tựa như một dòng nước chảy qua để lại lớp phù sa màu mỡ. Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm như vậy. Đặc biệt, tác phẩm là một minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định: "Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật".
Vậy tình huống truyện là gì? Một tác phẩm tự sự hay, không thể thiếu tình huống truyện. Tình huống là các sự việc, hoàn cảnh diễn ra sự việc được tác giả đặt nhân vật vào đó để bộc lộ đặc điểm, tính cách, phẩm chất của mình. Và dĩ nhiên, việc miêu tả nội tâm nhân vật chính là khắc họa những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật để qua đó người đọc có một cái nhìn rõ hơn về nhân vật cũng như tác phẩm. Tác phẩm Làng của Kim Lân là một tác phẩm hay, thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật.
Tác phẩm xoay quanh một sự việc là tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc cùng những phản ứng của ông Hai trước, trong và sau sự việc độ. Chính vì thế tình huống trong tác phẩm cũng chia làm ba giai đoạn: trước khi ông Hai nghe tin, khi ông Hai nghe tin làng mình theo giặc và sau khi nghe tin cải chính. Trong mỗi tình huống, nhân vật ông Hai bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình thông qua việc xử lí các tình huống. Trước khi nghe tin, ông Hai là một người nông dân với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tánh cách khá đặc biệt. Ông yêu làng nên đi đâu cũng khoe về cái làng của mình, ông tự hào và yêu tất cả mọi thứ của làng Chợ Dầu nên khi tình huống phải đi tản cư xảy ra, ông Hai vẫn còn rất quyến luyến cái nơi "chôn rau, cắt rốn" của mình, khi rời xa làng ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm tình hình những người ở nơi khác đến. Đặc biệt, với tình huống thứ hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, nhân vật ông Hai bộc lộ sâu sắc tình cảm của mình. Từng hành động, cử chỉ, lời nói của ông trong mỗi hoàn cảnh, thời gian, địa điểm là một sự tủi hổ, nhục nhã, xót xa, đau đớn, dằn vặt và cuối cùng đi đến quyết định vô cùng khó khăn "Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây mất rồi thì phải thù", Một người đã từng yêu làng hơn bất cứ thứ gì, đã từng tự hào về làng mà bây giờ lại phải thất vọng, đau khổ để quyết định "thù" làng. Tình huống này đã làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc con người của nhân vật ông Hai. Nhưng Kim Lân không chỉ dừng lại đó mà còn muốn nói một điều gì "mới mẻ hơn" khi tạo ra tình huống thứ ba là ông Hai nghe được tin cải chính. Một niềm vui bất ngờ, ông Hai như một con người đang chết mòn chết mỏi bây giờ được hồi sinh lại. Ông mua quà cho con và lại theo thói quen sang nhà bác Thứ để khoe tin mừng. Con người ấy vẫn mộc mạc, chân thực, đáng yêu và đáng quý biết bao. Tình huống đã khẳng định một điều trong con người ông Hai, tình yêu làng của ông Hai đã hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ. Có thể nói, ở mỗi tình huống, nhân vật ông Hai đều bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, rất "người" của mình. Điều đó cũng khẳng định thành công trong việc xây dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân.
Phải chăng người đọc không chỉ thấy hấp dẫn với tác phẩm bởi tình huống truyện trong Làng mà còn thực sự thấy ấn tượng, yêu quý và hiểu rõ nhân vật hơn qua việc miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân.
Thật vậy, nhà văn Kim Lân đã đi vào miêu tả rất sâu và kĩ tâm trạng của nhân vật ông Hai qua mỗi tình huống. Trước khi ông Hai nghe tin làng mình theo Tây, ông yêu làng Chợ Dầu của ông hơn bất cứ thứ gì. Ông tự hào về tất cả những gì của làng. Những điều đó khiến cho nhân vật ông Hai hiện lên với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tính cách cũng đặc biệt. Ông hay khoe làng: "Ông có thể ngồi nói cả buổi về cái làng Chợ Dầu mà không biết người nghe thế nào, chỉ nói cho sướng cái miệng". Cho nên khi nhận lệnh phải đi tản cư ông Hai nửa muốn đi vì kháng chiến, nửa lại muốn ở lại vì tình cảm quyến luyến, yêu làng, không muốn rời xa làng, nhưng cuối cùng ông cũng phải đi. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến, tình yêu làng của ông thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi dù ở làng hay rời xa làng. Song, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai mới thực sự được bộc lộ rõ khi nghe tin làng mình theo Tây. Một sự thất vọng tột độ, cái làng ông vốn rất tự hào, yêu hơn chính bản thân mình thì giờ đây lại theo Tây. Ông thấy mình như người có tội, bỗng chốc những cảm xúc tủi hổ, nhục nhã, dằn vặt, đau đớn ùa về trong ông. Những ngày sau ông không dám ra đường bởi ông sợ, ông lo lắng và cảm thấy chẳng còn mặt mũi để nhìn ai. Một quyết định đau đớn mà ông Hai phải dằn lòng đưa ra: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù", ông đã đặt tình vêu nước lên trên tình yêu làng, hi sinh cá nhân vì dân tộc. Nhưng ông vẫn muôn một lần nữa khẳng định sự trung thành với Đảng, với cách mạng của mình qua cuộc trò chuyện với đứa con thơ. Ông Hai đã thực sự có những suy nghĩ đúng đắn. Sau khi nghe tin cải chính, ông Hai lại được yêu làng, tự hào về làng đúng với tình yêu trong trái tim ông. Vì thế ông lại được bản tính hồn nhiên, mộc mạc của mình. Tình yêu làng của ông giờ đã quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến. Có thể trong sâu sắc nội tâm nhân vật, nhà văn Kim Lân đã thực sự thành công để người đọc hiểu hơn về nhân vật.
Với thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật của ngòi bút Kim Lân, nhân vật ông Hai hiện lên với những phẩm chất cao đẹp, với tình yêu làng mộc mạc, giản dị mà sâu nặng hòa quyện với tình yêu đất nước, vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương – Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm!.. mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy!
Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân chỉ là một hạt cát trên sa mạc trong nền văn học bấy giờ. Nhưng tác phẩm vẫn có những nét riêng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt với việc thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật, Kim Lân đã đưa nhân vật ông Hai trở thành người nông dân điển hình sống mãi trong lòng người đọc.

Fudo
22 tháng 7 2018 lúc 22:28

I. Mở bài
Kim lân là nhà văn sáng tác ở cả hai giai đoạn: trước và sau năm 1945, ông viết không nhiều những đã có những tác phẩm sáng giá, thậm chí đã có nhiều kiệt tác. Sở trường của Kim Lân là truyện ngắn. Cuộc sống con người ở làng quê Vịêt Nam đồng bằng Bắc Bộ là đề tài chính trong sáng tác của Kim Lân cũng là đề tài ông có sự gắn bó và hiểu biết sâu sắc.
"Vợ nhặt" được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Tiền thân của truyện ngắn "Vợ nhặt" là một chương trong tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được Kim Lân viết ngay sau 1945 tới 1954, nhà văn dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết "Vợ nhặt" do đó tác phẩm không chỉ là kết quả của một quá trình suy ngẫm, gọt giũa về nội dung và nghệ thuật mà còn mang âm hưởng của thời đại trong thời điểm đất nước được giải phóng (1954).
Một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo ra những giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc cho truyện ngắn chính là việc Kim Lân đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo.
II. Thân bài
Tình huống là hòan cảnh của vấn đề, hàm chứa những mâu thuẫn, éo le, những trớ trêu, ngang trái, đòi hỏi con người cần có trình độ hay hành động thích ứng; qua đó mà tự bộc lộ tâm hồn, tính cách, trí tuệ hay số phận của mình.
1. Tình huống xuất hiện ngay nhan đề của tác phẩm.
"Vợ nhặt" là một nhan đề tạo ra những ấn tượng sâu sắc, kích thích sự tò mò chú ý của người đọc, hé mở tình huống đặc sắc của tác phẩm.
•"Nhặt" là một động từ chỉ những hành động ngẫu nhiên, thờ ơ, không chủ tâm để lấy một vật gì đó thường là ở dưới đất lên, một vật hoặc quá nhỏ bé nên không ai để ý, hoặc không còn giá trị nên đã bị vứt bỏ.
•" Vợ" là một phần quan trọng trong cuộc đời người đàn ông, lấy vợ là một trong những việc lớn của đời người, một việc thường được thể hiện theo phong tục truyền thống của người Việt với các bước mai mối, rạm hỏi, cưới xin.... Với từ "nhặt"làm định ngữ, nhan đề "Vợ nhặt" đã khiến người đọc phần nào suy đóan được phẩm chất, giá trị của người vợ khi được nhặt về như cỏ rác, cũng đồng thời hình dung được tình cảm của người chồng khi một việc lớn lao, trọng đại của đời người lại được thực hiện bởi một hành động ngẫu nhiên, thờ ơ, không chủ tâm.
Bởi thế, nhan đề "Vợ nhặt" với sự hàm chứa những mâu thuẫn éo le sẽ giúp nhà văn phản ánh tình cảnh thê thảm và thân phận tủi cực của những người nông dân nghèo trong nạn đói năm 1945.
2. Tình huống được tạo dựng trên cơ sở những mâu thuẫn trớ trêu được đẩy đến tận cùng giới hạn.
a. Sự trớ trêu đầu tiên xuất hiện ở nhân vật Tràng - chủ thể của hành động nhặt vợ. 
Tràng là ngươờ mà ngay trong hoàn cảnh bình thường cũng rất ít khả năng lấy được vợ - hắn là dân ngụ cư lép vế trong làng xã, lại nghèo khổ, xấu xí, thô kệch và hơi dở tính, vậy mà Tràng lại lấy được vợ thậm chí chóng vánh, dễ dàng đến mức chính hắn cũng không thể tin nổi.
b. Sự trớ trêu thứ hai đặt ra ở hòan cảnh nhặt vợ của Tràng. Hôn nhân là biểu tượng của cuộc sống gia đình, của sự sinh con đẻ cái, của sự sống. Vậy mà vịêc nhặt vợ của Tràng lại diễn ra vào thời điểm khủng khiếp nhất của năm 1945, khi làng ngụ cư bao trùm trong không khí lạnh lẽo, chết chóc. Từ âm thanh của tiếng hờ khóc người chết, tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết, từ mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác chết, từ bóng tối tràn ngập khắp làng và nhất là hình ảnh người sống dật dờ, xanh xám như những bóng ma bên những người chết "còng queo" chưa kịp chôn cất.
Đó là thế giới của cái chết, của cõi âm. Thật trỡ trêu khi đó lại là cái nền cho cuộc hôn nhân kì lạ của Tràng. Tình huống éo le đã được tạo ra bởi sự đối đầu khốc liệt giữa sự sống và cái chết, giữa hạnh phúc và khổ đau, giữa hi vọng và tuyệt vọng, giữa cái ấm áp của tình người, giữa sự lạnh lẽo thê lương của chết chóc.
c. Tình huống trớ trêu ấy đã gây ra sự ngạc nhiên cho tất cả mọi người: dân xóm ngụ cư thì thầm, phỏng đóan, bà cụ Tứ không tin nổi vào mắt mình và ngay cả Tràng cũng ngờ ngợ, bàng hoàng như đang trong một giấc mơ.
3. Giá trị của tình huống
Như vậy, việc một anh con trai nghèo khổ, xấu xí lại nhặt được vợ một cách chóng vánh, dễ dàng chỉ bằng bốn bát bánh đúc và mấy câu đùa tầm phơ tầm phào ngay trong những năm tháng đói khát khủng khiếp nhất của quê hương, đất nước; đó là một chuyện lạ, là một tình huống đặc sắc giúp nhà văn gửi gắm những vấn đề lớn lao của cuộc sống con người, đưa đến cho tác phẩm những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
3.1 Giá trị hiện thực
Tình huống kì lạ, độc đáo ấy đã giúp nhà văn phản ánh chân thực bức tranh hiện thực của làng quê VN khi việc nhặt vợ của Tràng chính trong nạn đói năm 1945, qua đó mà bộc lộ những nét sâu sắc nhất của tư tưởng nhân dạo. Không chỉ dừng lại ở bề mặt hiện thực với hình ảnh của bóng tối lạnh lẽo, của những đám người "dắt díu" nhau "xanh xám", "dật dờ", của những xác người "còng queo" hay âm thanh của tiếng quạ kêu "thê thiết", Kim Lân còn phản ánh bề sâu của hiện thực khi sự đói khát khiến giá trị cũng trở nên rẻ rúng, những điều đẹp đẽ, thiêng liêng của cuộc sống nên bi hài, chua chát. Qua câu chuyện nhặt vợ của Tràng, Kim Lân đã phản ánh bức tranh hiện thực ở cả bề mặt và bề sâu, đã thể hiện lòng xót thương da diết với số phận con người, tác phẩm cũng đồng thời là bản cáo trạng lên án, tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc.
a. Sự đói khát đã khiến cho hình hài, bộ dạng con người trở nên tiều tụy, thê thảm. Trẻ con xóm ngụ cư ủ rũ như những ông già, người lớn mặt "u tối", "hốc hác", người vợ nhặt mặc bộ quần áo "rách tả tơi như tổ đỉa", khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt
b. Sự đói khát đã khắc họa cả nhân cách con người. Điều này thể hiện chua xót nhất trong nhân vật người vợ nhặt.
Một người đàn bà phải vứt bỏ những ý tứ, những phép tắc xã giao, những xấu hổ, sĩ diện, bấu víu vào một câu hò đàu để kiếm miếng ăn thật; phải gạt phăng miếng trầu xã giao, lễ nghĩa để trọn bốn bát bánh đúc mong lấp đầy cái dạ dày, phải vứt bỏ cả lễ giáo và sự tự trọng bám vào một câu đùa tầm phơ tầm phào để theo không một người đàn ông xa lạ mong tìm chốn nương thân, hi vọng chạy trốn cái đói. Miếng ăn ngày đói đã trở thành sự khởi đầu và đích đến của một mối quan hệ thiêng liêng, trở thành yếu tố chi phối khốc liệt với nhân cách con người.
c. Sự đói khát khiến cuộc sống trở nên đau đớn, kì quái, con người không được sống cho ra con người.
"Vợ nhặt" là câu chuyện về một cuộc sống hôn nhân kì lạ: chàng và người đàn bà xa lạ nên vợ nên chồng bởi một câu hò bâng quơ (có hình ảnh của miếng ăn)! Một câu đùa tầm phơ tầm phào và bốn bát bánh đúc - cuộc hôn nhân không phải do tình yêu mà chỉ là "duyên kiếp" của những con người khốn khổ với nhau bắt đầu vì miếng ăn còn sau và khát vọng để chạy trốn cái đói, giá trị con người trở nên rẻ rúng, thảm hại: vợ vốn là thành phần quan trọng, đẹp đẽ trong cuộc đời người đàn ông lại được nhặt về như cỏ rác, việc lấy vợ vốn thiêng liêng trọng đại lại giống như một trò đùa óai ăm.
Tất cả những sự việc liên quan đến việc hôn nhân này đều bị hạ giá thê thảm: cô dâu cắp chiếc nón "rách tàn", mặc bộ quần áo tả tơi như tổ đỉa về nhà chồng, hai hào dầu đã là xa xỉ, hoang phí cho đám cưới, ngày đưa dâu chỉ có hai bóng người lủi thủi, âm thầm, lặng lẽ về làng, trong một buổi chiều ảm đạm, trong cái lạnh lẽo đầy âm khí của những làn gió ngăn ngắt thổi về từ ngòai đồng. Đêm thôn phảng phất mùi đốt đống giấm của nhà có người chết và tiếng khóc tỉ tê... Bữa cơm đầu tiên mẹ chồng đãi nàng dâu mới cũng thật thảm "giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo ... niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn" để rồi sau đó cháo cám trở thành cỗ cưới trong nỗi tủi hờn, ai óan của mọi người.
3.2 Tư tưởng nhân đạo
Không dừng lại ở sự xót thương cho thân phận con người qua bức tranh hiện thực ngày đói, Kim Lân còn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình trong việc khẳng định, ngợi ca, trân trọng và thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của những con người biết vượt lên trên cái đói, cái thảm đạm để sống, để yêu thương, để vui và hi vọng.
a. Sự đói khát ko làm con người mất đi lòng nhân ái.
Lòng nhân ái đã thể hiện ngay trong việc nhặt vợ của Tràng, chia sẽ miếng ăn với một người xa lạ, đói khát không hẳn chỉ là bốc đồng, chia sẻ cuộc đời với một người đàn bà khốn khổ, xấu xí không hẳn là liều lĩnh đằng sau sự bốc đồng, liều lĩnh ấy là sự nhân ái. Ngay cách Tràng giới thiệu vợ với mẹ đầy trân trọng hàm ơn: "Nhà tôi nó về làm bạn với tôi ấy, u ạ", Kim Lân đã cho thấy trong lòng người đàn ông nghèo khổ và nhân hậu ấy chỉ có tình nghĩa, yêu thương mà khôg hề có sự rẻ rúng, khinh thường người "vợ nhặt".
Lòg nhân hậu, vị tha đặc biệt tập trung ở những nỗi niềm và cách ứng xử của bà cụ Tứ. Trước việc nhặt vợ óai ăm của con trai, trước việc phải gánh thêm một miệng ăn giữa những ngày đói khát, lòng bà cụ ngổn ngang những buồn vui tủi mừng lo những mọi nỗi niềm của bà đều xuất phát từ tình cảm xót thương vô bờ bến với cả con trai và con dâu. Khi chấp nhận người đàn bà đói khát làm con dâu, bà cụ Tứ đã bỏ qua không chỉ lễ giáo thông thường mà cả sự ám ảnh khủng khiếp của cái đói, của chết chóc, chấp nhận cưu mang một con người khốn khổ để vun đắp cho hạnh phúc con cái.
Biết trân trọng, yêu thương, biết chia sẻ, quan tâm, lo lắng cho nhau ngay trong cảnh khốn cùng. Đó là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái; câu chuyện nhặt vợ của Tràng đã cho thấy tấm lòng nhân ái của con người đã không thể bị hủy diệt trước sự đói khát, thậm chí trước sự đe dọa ghê gớm của cái chết. 
b. Sự đói khát không làm con người mất đi khát vọng hạnh phúc.
Quyết định nhặt vợ liều lĩnh của Tràng, sau một thoáng phân vân, do dự, những "khuôn mặt hốc hác, u tối" của những người dân xóm ngụ cư "bỗng rạng rỡ hẳn lên" khi nhìn thấy Tràng dẫn vợ về trong buổi chiều chạng vạng; cảm giác mới mẻ, hạnh phúc trong lòng Tràng vào sáng hôm sau; nét mặt nhẹ nhõm, tươi tỉnh của bà cụ Tứ... Đó là những biểu hiện rõ nhất của niềm khát khao hạnh phúc, niềm mong ước được tìm đến với nhau, được sum vầy trong những mái ấm gia đình... - khát vọng ấy vẫn tồn tại trong tâm hồn những con người đang sống trên bờ vực hủy diệt.của sự đói khát. 
Khát vọng hạnh phúc thương trực và bị khuất lấp sau nỗi đói khát đã xuất hiện một cách thật bất ngờ trong diễn biến tâm lí của người vợ nhặt. 
•Lúc đầu, thị đi theo Tràng chỉ vì miếng ăn và hi vọng chạy trốn cái đói, khi tận mắt nhìn thấy gia cảnh nghèo khổ của Tràng, thị đã không nén nổi tiếng thờ dài thất vọng, buồn bã và tủi hổ - sự hiện hữu trong ngôi nhà ấy không phải là miếng ăn thị đang tìm kiếm mà là cái đói thị đang chạy trốn. Đó là lúc thị hòan tòan có thể quay đi, bước ra khổ người đàn ông nghèo khổ ấy, hoàn toàn có thể biến thật thành đùa như trước đó đã biến đùa thành thật.
•Vậy mà, thị vẫn ở lại, có lẽ thị đã đột ngột tìm thấy những điều thị không dám nghĩ đến trong hòan cảnh khốn khổ, đó là một gia đình hạnh phúc, những điều còn quí giá hơn cả miếng ăn, đó chính là tấm lòng nhân hậu của những người đã cưu mang, đùm bọc thị khi chính họ cũng đang đói khát. Có lẽ chính những điều đó đã khiến người đàn bà từng bất chấp tất cả để lăn xả vào miếng ăn, bám riết lấy sự sống phải ngạc nhiên, xúc động và hiểu rằng khi bước qua chiếc cổng tre nhà Tràng, trở thành người vợ hiền, dâu thảo, nếu may mắn sống qua những tháng ngày đói khát, thị sẽ có được hạnh phúc, có được mái ấm gia đình.
c. Sự đói khát không làm con người mất đi những khát vọng vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
Việc Tràng mua hai hào dầu thắp đèn và nhất là thái độ đồng tình của bà cụ Tứ với việc làm có vẻ xa xỉ, bốc đồng của con trai: "Ừ, thắp lên một tí cho sáng sủa", đã cho thấy trong lòng những con người đang sống bên bờ vực của cái chết hình như vẫn ấp ủ một niềm tin mong manh và mãnh liệt về sự thay đổi cuộc đời, biết đâu từ sau niềm vui tỏa ra bởi ánh sáng của ngọn đèn dầu bé nhỏ, không gian sống của họ cũng sẽ bắt đầu sáng sủa hơn? Lần đầu tiên trong một truyện ngắn ngập chìm bóng tối, ánh sáng kì diệu, chói lóa đã trở lại trong buổi sáng hôm sau, đó cũng là ánh sáng của niềm vui, niềm hi vọng vào sự đổi đời, ánh sáng của nguồn sinh khí rạo rực tỏa ra trong cuộc sống gia đình.
Những lời bà cụ tứ động viên các con bằng triết lí dân gian:"Ai giàu ba họ ai khó ba đời", lo toan, cắt đặt công việc, việc bà cùng con dâu thu dọn cửa nhà cho quang quỏe, ý nghĩ ngây thơ, cảm tính mà thật vững chắc khi cho rằng chỉ cần thu xếp cửa nhà cho quang quỏe thì cuộc đời có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn!.. - đó là những chi tiết cho thấy người lao động không bi quan, tuyệt vọng, niềm tin vào sự tốt đẹp trong cuộc sống, niềm hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn luôn là nguồn sức mạnh để có thể vượt qua "cái đói", "cái thảm đạm".
Đặc biệt hình ảnh "lá cờ đỏ phấp phới" trong tâm trí Tràng ở cuối truyện đã khẳng định chắc chắn hơn cho niềm tin của những con người đói khát, đó là hình ảnh cho thấy khát vọng của những người dân xóm ngụ cư và mấy mẹ con Tràng không hề viển vông, hão huyền, đó là tín hiệu chắc chắn của sự đổi đời đã và sẽ hiện hữu trong hiện thực cuộc sống.
III. Kết luận
Tạo dựng một tình huống đặc sắc bởi sự tập trung cao độ yếu tố tương phản, những trớ trêu, éo le khi con người bị đẩy đến vực thẳm của cái đói, Kim Lân đã bộc lộc nỗi xót thương cho số phận con người, sự căm phẫn với bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử. Tuy nhiên cốt lõi sâu xa nhất trong tư tưởng của tác phẩm không chỉ dừng lại ở căm giận và xót thương mà chính là việc nhà văn đã thể hiện niềm tin yêu, trân trọng với con người đã khẳng định được ý nghĩa của truyện: " Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hòan cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, để mà hi vọng... Khi đói, người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống, vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra con người"(Kim lân - 1985).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 9 2023 lúc 17:40

Bạn luôn lễ phép với bố mẹ kể cả khi bố mẹ không đồng ý cho bạn tham gia câu lạc bộ, sau đó bạn đã phân tích, giải thích cho họ những lợi ích của nó và cũng sẽ không ảnh hưởng tới việc học và bạn đã thuyết phục được bố mẹ.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
9 tháng 8 2023 lúc 21:39

Hưng nên thẳng thắn nói chuyện với bố mẹ, nên nói rằng là:

"Con đang rất muốn tham gia CLB bóng rổ. Nếu được tham gia thì con sẽ vừa có được đầy đủ sức khỏe, vừa có thể làm được nhiều việc. Và con cũng xin đảm bảo với bố mẹ rằng, cho dù tham gia nhưng con vẫn sẽ đảm bảo việc học để chắc chắn vượt qua kỳ thi chuyển cấp lần này"

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
13 tháng 5 2018 lúc 8:22

Đáp án D

Nội dung đúng với hiện tượng đa hình cân bằng di truyền trong quần thể:

(1) Không có sự thay thế hoàn loàn một alen này bằng một alen khác vì các gen trong quần thể có thể tồn tại ở trạng thái dị hợp.  

(3) Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen.

(4) Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh.

Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 9 2023 lúc 9:55

+ Tình huống 1:

- Ở tình huống này, nhân vật được đặt trong hoàn cảnh phải có cách ứng xử phù hợp với ý kiến chống đối của các bạn khác

- Nếu ở tư duy tiêu cực, chúng ta có thể thấy cách giải quyết không có chính kiến, niềm tin vào bản thân mình, là cách xử lý thiếu tự tin khiến bản thân bạn càng rơi vào bế tắc

- Mặt khác, nếu ở tư duy tích cực, Tú  có thể tự chứng minh khả năng của mình với các bạn khác, giúp các bạn có suy nghĩ khác về mình, nhìn nhận vấn đề ở mọi khía cạnh, từ đó bạn  có cách phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn chế của mình.

+ Tình huống 2:

- Ở hướng tư duy tiêu cực: Hải sẽ thấy tự ti về kết quả của mình, tư duy này sẽ khiến bạn càng ngày càng kém trong quá trình học tập của mình, không còn động lực để phấn đấu.

- Ngược lại, nếu Hải tư duy tích cực bạn sẽ có thể thấy được khuyết điểm của mình, từ đó tìm cách khắc phục nó, thậm chí, qua điểm số này, Hải sẽ càng có động lực phấn đấu để đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
9 tháng 8 2023 lúc 23:36

Em sẽ đóng vai một bàn ở 1 trong hai nhóm. Em sẽ tìm cách nói chuyện để tìm ra tiếng nói chung giữa 2 nhóm để từ đó, tìm được phương án tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho cả hai nhóm.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
12 tháng 8 2023 lúc 19:48

1: Nếu là Hà, em sẽ ra phụ giúp bố múc cơm vào chén cho mọi người sau khi bố lấy cơm ra bàn

Nếu là An, em sẽ tìm cách mua thuốc để cho bà uống, bên cạnh đó sẽ chăm sóc bà.