Chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử.
Chia sẻ về cách em đã quản lí cảm xúc trong những tình huống giao tiếp khác nhau
Gợi ý:
- Những tình huống mà em đã có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.
- Cách ứng xử trong những tình huống đó.
Hướng dẫn:
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tích cực: ... (mỗi người sẽ có sự bày tỏ cảm xúc khác nhau)
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tiêu cực: em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với người thân, thầy cô, bạn bè,...
Thực hiện thường xuyên các hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày và khắc phục dần những điểm chưa tích cực.
Học sinh tự thưc hiện.
Chia sẻ những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá, tôn trọng sự khác biệt mà em đã thực hiện.
- Em giúp đỡ các bạn dân tộc sử dụng điện thoại công cộng.
- Em giúp cụ già ăn xin qua đường.
- Em an ủi bạn cùng lớp khi gặp khó khăn.
- Em chào hỏi mọi người.
Chia sẻ những kỉ niệm, cảm xúc tích cực của em khi giao tiếp tự tin, thân thiện với thầy cô và bạn bè.
Tự tin trong giao tiếp đã đem đến cho em rất nhiều những người bạn tốt. Đặc biệt trong một lần đi thi em đã mang nhầm đồ dùng và quên hết bút, ban đầu em đã rất lo lắng về việc sẽ không có bút để sử dụng, nhưng sau đó nhờ sự chủ động của mình các bạn đã cho em mượn và hoàn thiện bài thi một cách hoàn hảo nhất.
Hãy chia sẻ những việc em đã tích cực hoàn thành hoặc chưa tích cực hoàn thành ở nhà và ở trường. Khi đó, em cảm thấy thế nào?
- Những việc em đã tích cực hoàn thành ở trường là:
+ Xung phong tham gia làm cán bộ lớp.
+ Xung phong tham gia đội văn nghệ của trường, lớp.
+ Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
+ Chủ động lập kế hoạch cho các hoạt động ở lớp.
- Khi hoàn thành tốt các nhiệm vụ, em cảm thấy rất vui, hạnh phúc và tự hào về bản thân.
Chia sẻ cảm xúc của em khi đóng vai thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các tình huống trên.
- Học sinh chia sẻ cảm xúc khi đóng vai thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các tình huống 1,2,3,4.
- Những cảm xúc có thể là vui vẻ, rèn luyện việc giao tiếp văn hóa, mong muốn thể hiện nhiều hơn những hành vi này.
Chia sẻ một hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa mà em quan sát được khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.
Em đã thấy được là 1 anh thanh niên giúp đỡ 1 chị học sinh đang phải dắt xe đạp vì bị tuột xích, anh ấy liền sửa lại dây xích và đã thành công
Chia sẻ thêm những tình huống mà em biết về việc lắng nghe tích cực khi tiếp nhận ý kiến đóng góp và chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.
- Em chia sẻ những tình huống từ thực tế gia đình.
- Em sao nhãng học hành được bố mẹ nhắc nhở, em lắng nghe ý kiến góp ý của bố mẹ và chú tâm hơn vào học tập.
- Đóng vai thể hiện sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.
- Chia sẻ những điều em học được qua các nhân vật em vừa đóng vai.
- Thực hiện lắng nghe tích cực trong các tình huống hằng ngày ở gia đình em.
- Em thực hành lắng nghe tích cực trong gia đình.
- Chia sẻ những điều em đã học được:
+ Khi là người lớn: Em cần đưa ra ý kiến nhẹ nhàng, tích cực.
+ Khi là các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình cần lễ phép, ngoan ngoãn, có thái độ lắng nghe tích cực.
Thảo luận để xác định những nội dung cần tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng.
Gợi ý:
+ Những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
Ví dụ:
- Xếp hàng mua vé khi đi tham quan.
- Thu gom rác sau buổi dã ngoại ở công viên.
- Chia sẻ thông tin chính xác trên diễn đàn.
+ Những hành vi giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa và hậu quả.
Ví dụ:
- Mở loa to khi đi cắm trại ảnh hưởng đến hoạt động của các nhóm khác và khiến họ khó chịu.
- Nhận xét khiếm nhã trên các trang mạng xã hội dẫn đến mâu thuẫn, tranh cãi.
+ Những nội quy, quy định của cộng đồng, địa phương, khu dân cư.
Những nội dung cần tuyên truyền về văn hóa ứng xử nơi công cộng:
+ Những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa:
Cách nói giản dị, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng giao tiếp;
Chân thành, cầu thị khi giao tiếp;
Quan tâm hỏi han, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác.
+ Những hành vi giao tiếp ứng xử thiếu văn hóa và hậu quả:
Gây gổ, sử dụng vũ lực với người khác gây mất trật tự an ninh, xã hội và nỗi lo sợ cho mọi người
Ăn mặc lòe loẹt, cười đùa vui vẻ trong đám hiếu gây khó chịu cho gia chủ và những người xung quanh.
Nói tục, chửi bậy, dùng từ lóng gây khó chịu, thiếu tôn trọng với người đối diện.
+ Những nội quy, quy định của cộng đồng, địa phương, khu dân cư:
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú;
- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng;
- Tổ chức lao động, sản xuất kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng hiệu quả.