Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
28 tháng 8 2023 lúc 16:15

Môi trường của chúng ta được tạo nên từ cả những thứ sống và không sống. Các sinh vật sống bao gồm động vật, thực vật và các vi sinh vật khác, trong khi không khí, nước, đất, ánh sáng mặt trời… tạo thành các thành phần không sống của môi trường.

Bất cứ khi nào bất kỳ loại độc tính nào được thêm vào môi trường xung quanh chúng ta trong một thời gian dài đáng kể, nó sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Một số loại ô nhiễm chính là không khí, nước, đất, tiếng ồn, ánh sáng và ô nhiễm hạt nhân.

Khói từ các ngành công nghiệp, ống khói nhà, xe cộ và nhiên liệu gây ô nhiễm không khí. Dung môi công nghiệp, nhựa và chất thải khác, nước thải… gây ô nhiễm nước. Sử dụng thuốc trừ sâu và phá rừng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất. Việc bấm còi xe không cần thiết, sử dụng loa dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn.

Mặc dù khó có thể nhận ra ô nhiễm ánh sáng và hạt nhân nhưng những thứ này đều có hại như nhau. Đèn sáng quá mức tiêu thụ rất nhiều năng lượng trong khi đe dọa sự cân bằng môi trường theo nhiều cách. Không cần phải nói, tác động tiêu cực của một phản ứng hạt nhân kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.

Tất cả các thành phần được liên kết với nhau. Khi chu kỳ của tự nhiên diễn ra, độc tính của một thành phần cũng được truyền cho tất cả các thành phần khác. Có nhiều cách khác nhau để ô nhiễm tiếp tục vòng tròn trong môi trường. Chúng ta có thể hiểu nó với một ví dụ dưới đây.

Khi trời mưa, các tạp chất của không khí dần dần hòa tan trong các vùng nước và đất. Khi cây trồng được trồng trên các cánh đồng, rễ của chúng hấp thụ các chất độc hại này thông qua đất và nước bị ô nhiễm. Cùng một loại thức ăn được ăn bởi cả động vật và con người. Bằng cách này, nó đạt đến đỉnh của chuỗi thức ăn khi động vật ăn cỏ được ăn thịt.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường có thể được nhìn thấy dưới dạng các bệnh nghiêm trọng về sức khỏe. Ngày càng có nhiều người mắc các vấn đề về hô hấp, khả năng miễn dịch yếu hơn, nhiễm trùng thận và gan, ung thư và các bệnh mãn tính khác. Cuộc sống dưới nước, bao gồm cả hệ thực vật và động vật, đang cạn kiệt nhanh chóng. Chất lượng đất và chất lượng cây trồng đang xấu đi.

Sự nóng lên toàn cầu đã trở thành một vấn đề lớn do ô nhiễm môi trường mà thế giới cần phải đối phó. Các tảng băng tan chảy ở Nam Cực đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Thiên tai như động đất thường xuyên, lốc xoáy…. tất cả là do sự tàn phá gây ra bởi mức độ ô nhiễm môi trường gia tăng. Các sự cố ở Hiroshima-Nagasaki và Chernobyl ở Nga đã dẫn đến thiệt hại không thể khắc phục cho loài người.

Để đối phó với những thảm họa này, mọi biện pháp có thể đang được thực hiện bởi các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nhiều chương trình nâng cao nhận thức đang được tổ chức để giáo dục mọi người về các mối nguy hiểm của ô nhiễm môi trường và nhu cầu bảo vệ hành tinh của chúng ta. Cách sống xanh hơn đang trở nên phổ biến. Bóng đèn tiết kiệm năng lượng, phương tiện thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió, là một số tên.

Chính phủ cũng đang nhấn mạnh vào việc trồng nhiều cây xanh hơn, loại bỏ các sản phẩm nhựa, tái chế chất thải tự nhiên tốt hơn và sử dụng thuốc trừ sâu tối thiểu. Lối sống hữu cơ này đã giúp chúng ta bảo vệ nhiều loài thực vật và động vật khỏi bị tuyệt chủng trong khi làm cho trái đất trở thành một nơi xanh hơn và khỏe mạnh hơn để sinh sống.

RPK Svip
Xem chi tiết
RPK Svip
5 tháng 12 2019 lúc 20:37

đây là bài địa lí

Khách vãng lai đã xóa
Buddy
Xem chi tiết

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang rất nghiêm trọng.

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
24 tháng 7 2023 lúc 11:47

Tham khảo!

Gợi ý báo cáo thu hoạch:

- Tên môi trường: Môi trường nước.

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước: Do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất vào môi trường nước;…

- Đề xuất một số biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước: thực hiện các biện pháp xử lí nước thải phù hợp; vứt rác đúng nơi quy định; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường, …

Phuonglinh Dovu
Xem chi tiết
Kieu Diem
29 tháng 12 2020 lúc 20:58

Hậu quả: 

Môi trường không khí ở đới ôn hòa ngày một tăng ở mức báo động, dẫn đến những trận mưa axit, làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng cũng như gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người. ... Đồng thời, tạo lỗ thủng trong tầng ô xôn, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người

Cherry
29 tháng 12 2020 lúc 20:59

Hậu quả: 

Môi trường không khí ở đới ôn hòa ngày một tăng ở mức báo động, dẫn đến những trận mưa axit, làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng cũng như gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người. ... Đồng thời, tạo lỗ thủng trong tầng ô xôn, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người

Vũ Tuyết Nga
29 tháng 12 2020 lúc 20:59

Ô nhiễm không khí:

+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.

+ Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thong thải vào khí quyển.

+ Hậu quả: Tạo nên những trận mư a xít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái đất nóng nên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng tan ở hai cực, mực nước đại dương dâng cao, Khí thải còn làm thủng tầng Ôzôn.

- Ô nhiễm nước:

+ Hiện trạng: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước song hồ, nước ngầm, nước biển.

+ Nguyên nhân: ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển, . Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng chất thải nông nghiệp.

+ Hậu quả: Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất.

Biện pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường đầu tiên là ý thức của người dân. Nếu người dân có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung tung thì ô nhiễm môi trường sẽ được giảm đáng kể. Ngoài ra, cần có các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ nhỏ.Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước. Có thể thay chất tẩy rửa bằng chất vi sinh.Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường. Có các chế tài mạnh mẽ để xử phạt.Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường.Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ phụ trách công tác môi trườngĐầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đạiTrồng cây, gây rừngChôn lấp và đốt rác thải một cách khoa họcSử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió

Hơi dài nên bạn tự chọn lọc nhé

 
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
29 tháng 10 2019 lúc 11:29

    - Tại địa phương có tác nhân gây ô nhiễm môi trường:

      + Nước bẩn thải từ nhà máy, khu dân cư;

      + Phun thuốc bảo vệ thực vật;

    - Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người : Ảnh hưởng tới đường hô hấp vì ô nhiễm không khí, có khả năng bị nhiễm độc nước,... ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.

    - Biện pháp khắc phục như: các biện pháp xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, mặt trời… xây dựng nhiều công viên, trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu… cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường.

Mai Hiền
Xem chi tiết
Uyên trần
23 tháng 3 2021 lúc 16:51
Tại địa phương có tác nhân gây ô nhiễm môi trường:Nước bẩn thải từ nhà máy, khu dân cư;Phun thuốc bảo vệ thực vật;Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người : Ảnh hưởng tới đường hô hấp vì ô nhiễm không khí, có khả năng bị nhiễm độc nước,... ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.Biện pháp khắc phục như: các biện pháp xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, mặt trời… xây dựng nhiều công viên, trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu… cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường.
Dương Thiên Tuyết
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Tại trường học: Xả rác bừa bãi, bứt cây bẻ hoa,...

* Tại gia đình: Không dọn dẹp sân nhà để nhiều ao tù nước đọng, đốt rác,...

* Tại địa phương: Sử dụng đồ dùng nhựa 1 lần và túi nilon nhiều, xả rác bừa bãi,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
22 tháng 7 2023 lúc 14:53

Tham khảo!

1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:

Môi trường

ô nhiễm

Biểu hiện

Nguyên nhân

Môi

trường

nước

Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,…

Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;…

Môi

trường

đất

Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,…

Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;…

Môi

trường không khí

Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;…

Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;…

2.

- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…

- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.