Giới thiệu sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- Thảo luận để viết bài giới thiệu về truyền thống của nhà trường.
+ Giới thiệu về truyền thống trường em
+ Chia sẻ những việc em cần làm để góp phần xây dựng, phát huy truyền thống của nhà trường
- Chuẩn bị cho phần giới thiệu ở tiết sinh hoạt lớp.
Truyền thống trường có thể là tham gia những kì thi nào hằng năm, truyền thống hiếu học, truyền thống tài năng, truyền thống chọn thủ lĩnh,...
Việc mà cần làm tìm hiểu về những truyền thống đó ở các mặt tích cực và hạn chế, tìm cách tham gia duy trì phát huy và sáng tạo đổi mới.
- Nêu những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường mà em đã tìm hiểu.
- Xác định những việc em có thể làm để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Tham khảo
- Những việc làm em có thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường:
+ Học tập tốt
+ Tham gia văn nghệ chào mừng các ngày lễ quan trong: 20/11, 26/3
+ Tham gia các hoạt động cộng đồng: ửng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
+ Giữ gìn vệ sinh trường, lớp
Nêu các việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Những việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường :
+ Giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ
+ Tham gia sôi nổi các hoạt động ở trường
+ Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường
+ Kèm cặp nhau , giúp đỡ nhau trong việc học tập
+ Nghiêm túc thực hiện tốt các nội quy , quy định của nhà trường đề ra
+ ...
Thực hiện những việc làm sau để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Tham khảo
Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
Đoàn kết, tương thân tương ái với bạn bè Xây dựng và giữ gìn tình bạn T
ự chủ trong quan hệ bạn bè
Cùng nhau học tập tốt Đấu tranh, phòng tránh các biểu hiện không lành mạnh
Tự tin giao tiếp, ứng xử văn minh
Nói không với bạo lực học đường
Viết bài giới thiệu về truyền thống nhà trường dựa trên những thông tin em đã thu nhập được khi đi tham quan phòng truyền thống. Bài viết cần nêu bật được các truyền thống của nhà trường, những việc các em cần làm để góp nhần xây dựng, phát huy truyền thống nhà trường, đồng thời thể hiện được những cảm xúc tích cực về truyền thống nhà trường.
1. Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc tạo lên sức mạnh tinh thần to lớn chiến thắng đại dịch
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Đúng vậy, mỗi khi đất nước gặp khó khăn như thiên tại, địch họa, truyền thống đó lại tỏa sáng, kết nối toàn dân tộc thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh to lớn đưa đất nước vượt qua khó khăn. Nhìn từ nguồn gốc dân tộc và vị thế địa chính trị, văn hóa của Việt Nam là nơi đầu sóng ngọn gió, luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họa. Vì vậy, ngay từ buổi bình minh lịch sử, khai thiên lập địa, dân tộc này luôn ý thức được rằng, muốn tồn tại và phát triển phải luôn chung sức, đồng lòng, cố kết dân tộc. Trong công cuộc dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc, việc tập hợp, đoàn kết và huy động được sức mạnh của nhân dân tham gia là chìa khóa chủ yếu dẫn tới thắng lợi. Toàn dân đoàn kết trở thành giá trị truyền thống nổi bật và cực kỳ quý báu của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Đây là quan hệ nhân quả: đoàn kết tạo nên sức mạnh, sức mạnh được thống nhất sẽ đưa tới thành công.
Đoàn kết dân tộc xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân, sức mạnh đoàn kết đó bắt nguồn từ truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, một lần nữa truyền thống đoàn kết toàn dân tộc lại kết thành làn sóng mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức, đồng lòng, chung sức cùng Đảng, Chính phủ thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, dưới sự lãnh đạo của Đảng cả hệ thống chính trị của đất nước đã vào cuộc, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Sự thắng lợi quan trọng bước đầu mà chúng ta giành được chứng tỏ sức mạnh tinh thần đã thực sự được phát huy, trở thành nhân tố ưu trội, giữ vai trò liên kết, chuyển hóa các nhân tố khác về kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, an ninh, đối ngoại thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh “chống dịch như chống giặc” vừa qua.
xin dc k
2. Đồng cam cộng khổ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ
Trải qua các cuộc đấu tranh chống chọi với tự nhiên và địch họa, nhân dân Việt Nam luôn hiểu thấu triết lý, ý nghĩa của tình đồng bào, đồng chí, anh em, sớm tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật của Việt Nam: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, nhân văn, nhân ái, thủy chung… Những lúc khó khăn gian khổ tinh thần đồng cam, cộng khổ càng tỏa sáng.
Thực tiễn cho thấy, giữa lúc tình hình đại dịch trong nước có diễn biến phức tạp, ngay lập tức, ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi Lời kêu gọi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cùng vào cuộc chống dịch Covid -19. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước không chỉ là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chung sức, đồng lòng chiến thắng đại dịch, mà còn khơi dậy niềm tin, sự quyết tâm cao trong mỗi người Việt Nam đồng lòng, chung sức quyết chiến, chiến thắng dịch Covid – 19. Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid -19, thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân “Ở nhà là yêu nước” để hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết. Thủ tướng cũng chỉ đạo “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài” chống sự lây nhiễm của Covid -19. Ngay từ khi có ca nhiễm virus đầu tiên, các địa phương, bộ ngành đã chủ động nắm tình hình và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, chủ động ứng phó và giải quyết những tình huống diễn biến phức tạp do dịch bệnh gây ra.
Đối với đồng bào bị mắc kẹt ở các nước có dịch, nhiều chuyến bay từ Việt Nam đã sang đón họ trở về quê hương với phương châm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Những trường hợp thật sự cần thiết phải về nước, dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức để lo cho bà con. Đó là nghĩa đồng bào”. Cùng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, nhiều người dân trên mọi miền Tổ quốc góp sức người, sức của để mua phương tiện y tế, khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn. Những phòng điều trị áp lực âm trị giá hàng tỉ đồng, cùng nhiều trang thiết bị y tế được quyên góp bởi nhiều nghệ sĩ, doanh nhân và những khoản quyên góp từ tấm lòng của người dân cả nước đã thể hiện đậm nét truyền thống nhân văn “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những việc làm đầy ý nghĩa và nhân văn, những ứng xử có trách nhiệm cao trong trận chiến phòng, chống dịch bệnh Covid -19 trong các khu cách ly tại các địa phương, cứu chữa bệnh nhân tận tình của đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia y tế Việt Nam giúp mỗi chúng ta vững tin hơn vào sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước; tạo động lực để người dân cả nước cùng quyết tâm, đồng hành vượt qua mọi khó khăn. Bên cạnh đó, sự gắn kết, đồng lòng giữa Chính phủ với nhân dân cùng chống “giặc” thể hiện tinh thần “Đảng và dân cùng ý chí”. Điều đó được thể hiện đậm nét, mỗi quyết sách của Chính phủ thời gian qua được đưa ra đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân, được toàn dân tin tưởng, ủng hộ, đồng lòng, tạo nên sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Đúng vậy, mỗi khi đất nước gặp khó khăn như thiên tại, địch họa, truyền thống đó lại tỏa sáng, kết nối toàn dân tộc thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh to lớn đưa đất nước vượt qua khó khăn. Nhìn từ nguồn gốc dân tộc và vị thế địa chính trị, văn hóa của Việt Nam là nơi đầu sóng ngọn gió, luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họa. Vì vậy, ngay từ buổi bình minh lịch sử, khai thiên lập địa, dân tộc này luôn ý thức được rằng, muốn tồn tại và phát triển phải luôn chung sức, đồng lòng, cố kết dân tộc. Trong công cuộc dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc, việc tập hợp, đoàn kết và huy động được sức mạnh của nhân dân tham gia là chìa khóa chủ yếu dẫn tới thắng lợi. Toàn dân đoàn kết trở thành giá trị truyền thống nổi bật và cực kỳ quý báu của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Đây là quan hệ nhân quả: đoàn kết tạo nên sức mạnh, sức mạnh được thống nhất sẽ đưa tới thành công.
Đoàn kết dân tộc xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân, sức mạnh đoàn kết đó bắt nguồn từ truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, một lần nữa truyền thống đoàn kết toàn dân tộc lại kết thành làn sóng mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức, đồng lòng, chung sức cùng Đảng, Chính phủ thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, dưới sự lãnh đạo của Đảng cả hệ thống chính trị của đất nước đã vào cuộc, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Sự thắng lợi quan trọng bước đầu mà chúng ta giành được chứng tỏ sức mạnh tinh thần đã thực sự được phát huy, trở thành nhân tố ưu trội, giữ vai trò liên kết, chuyển hóa các nhân tố khác về kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, an ninh, đối ngoại thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh “chống dịch như chống giặc” vừa qua.
2. Đồng cam cộng khổ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ
Trải qua các cuộc đấu tranh chống chọi với tự nhiên và địch họa, nhân dân Việt Nam luôn hiểu thấu triết lý, ý nghĩa của tình đồng bào, đồng chí, anh em, sớm tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật của Việt Nam: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, nhân văn, nhân ái, thủy chung… Những lúc khó khăn gian khổ tinh thần đồng cam, cộng khổ càng tỏa sáng.
Thực tiễn cho thấy, giữa lúc tình hình đại dịch trong nước có diễn biến phức tạp, ngay lập tức, ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi Lời kêu gọi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cùng vào cuộc chống dịch Covid -19. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước không chỉ là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chung sức, đồng lòng chiến thắng đại dịch, mà còn khơi dậy niềm tin, sự quyết tâm cao trong mỗi người Việt Nam đồng lòng, chung sức quyết chiến, chiến thắng dịch Covid – 19. Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid -19, thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân “Ở nhà là yêu nước” để hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết. Thủ tướng cũng chỉ đạo “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài” chống sự lây nhiễm của Covid -19. Ngay từ khi có ca nhiễm virus đầu tiên, các địa phương, bộ ngành đã chủ động nắm tình hình và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, chủ động ứng phó và giải quyết những tình huống diễn biến phức tạp do dịch bệnh gây ra.
Đối với đồng bào bị mắc kẹt ở các nước có dịch, nhiều chuyến bay từ Việt Nam đã sang đón họ trở về quê hương với phương châm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Những trường hợp thật sự cần thiết phải về nước, dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức để lo cho bà con. Đó là nghĩa đồng bào”. Cùng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, nhiều người dân trên mọi miền Tổ quốc góp sức người, sức của để mua phương tiện y tế, khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn. Những phòng điều trị áp lực âm trị giá hàng tỉ đồng, cùng nhiều trang thiết bị y tế được quyên góp bởi nhiều nghệ sĩ, doanh nhân và những khoản quyên góp từ tấm lòng của người dân cả nước đã thể hiện đậm nét truyền thống nhân văn “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những việc làm đầy ý nghĩa và nhân văn, những ứng xử có trách nhiệm cao trong trận chiến phòng, chống dịch bệnh Covid -19 trong các khu cách ly tại các địa phương, cứu chữa bệnh nhân tận tình của đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia y tế Việt Nam giúp mỗi chúng ta vững tin hơn vào sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước; tạo động lực để người dân cả nước cùng quyết tâm, đồng hành vượt qua mọi khó khăn. Bên cạnh đó, sự gắn kết, đồng lòng giữa Chính phủ với nhân dân cùng chống “giặc” thể hiện tinh thần “Đảng và dân cùng ý chí”. Điều đó được thể hiện đậm nét, mỗi quyết sách của Chính phủ thời gian qua được đưa ra đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân, được toàn dân tin tưởng, ủng hộ, đồng lòng, tạo nên sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân.
3. Nhân ái bao dung, nhường cơm sẻ áo
Tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái, yêu thương san sẻ, đùm bọc lẫn nhau là những đức tính được hun đúc trở thành bản sắc văn hóa của người Việt Nam, tinh thần ấy đã tỏa sáng trong suốt truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là cơ sở, nền tảng vững chắc để dân tộc Việt Nam vượt bao khó khăn, hoạn nạn. Trong thử thách của chiến tranh, địch họa, người Việt Nam luôn và đều có những sáng tạo không ngừng để hướng về tương lai tốt đẹp. Điều này đã được minh chứng sống động qua các cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc phương Bắc và đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Trong trận chiến chống đại dịch Covid-19, với phẩm chất truyền thống “thương người như thể thương thân”, mỗi người dân Việt Nam không chỉ quan tâm bảo vệ sức khỏe bản thân mình, chấp hành nghiêm các quy định của cơ quan chức năng về phòng, chống dịch, mà còn nêu cao ý thức cộng đồng, chung tay góp sức kể cả vật chất và tinh thần, tạo nên “thế trận lòng dân” vững chắc để cùng Đảng và Nhà Nước chăm lo cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mọi tầng lớp xã hội đều nhiệt tình hưởng ứng ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19 qua tin nhắn điện thoại. Có doanh nhân ủng hộ hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Nhiều văn nghệ sĩ, vận động viên thể thao, các nhà hoạt động văn hóa, xã hội không chỉ bản thân mình đóng góp mà còn lập quỹ kêu gọi cộng đồng quyên góp được hàng trăm triệu đồng ủng hộ phòng, chống dịch. Không ít người dù cuộc sống còn khó khăn vẫn đến ủng hộ mớ rau, quả trứng, cân gạo. Qua đây, chúng ta càng nhận thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ truyền thống nhân ái bao dung của dân tộc. Hơn bao giờ hết, càng khó khăn, thử thách, lòng yêu nước, tinh thần tương thân, tương ái, sống có nghĩa, có tình, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam lại càng tỏa sáng; cả dân tộc kết thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, tạo sức mạnh to lớn trong công tác phòng, chống dịch. Lòng nhân ái của người Việt Nam còn thể hiện cách ứng xử nhân văn, đầy tình người với bạn bè và du khách quốc tế. Bạn bè và du khách quốc tế đến Việt Nam du lịch, công tác bị mắc Covid-19 đều nước đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia y tế điều trị tận tình, chu đáo. Các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19 mà Việt Nam đã, đang thực hiện được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, có lẽ không chỉ ở hiệu quả mà còn ở cách ứng xử thân thiện, văn minh, hết mình với công dân các quốc gia khác. Người nước ngoài đến từ vùng có dịch, tiếp xúc, có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc dương tính với Covid -19 được chăm sóc, ứng xử như công dân Việt Nam dù dịch bệnh đã tác động không nhỏ tới kinh tế – xã hội và đời sống của mỗi người dân.
II. PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG ĐỂ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
1. Những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp là nguồn sức mạnh nội sinh để xây dựng và phát triển bền vững đất nước
Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của bối cảnh kinh tế, chính trị, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới hiện nay, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc bài học lịch sử đoàn kết dân tộc, trên nền tảng tinh thần yêu nước của mỗi người dân. Cùng với những giá trị văn hóa cốt lõi như nhân ái, bao dung của con người Việt Nam. Chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng những giá trị cao đẹp này của văn hóa Việt Nam là sức mạnh tiềm tàng, ẩn chứa trong mỗi con người Việt Nam và nó chỉ tỏa sáng thành sức mạnh vật chất khi có sự động viên cổ vũ của một lực lượng chính trị mà người dân tin tưởng.
Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch ở nước ta đã thể hiện ý chí, sức mạnh của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Trước khi đại dịch diễn ra, hẳn đã có một số người băn khoăn, thậm chí hoài nghi về những giá trị văn hóa cốt lõi – những giá trị văn hóa vốn tạo nên sức mạnh nội sinh, tiềm tàng của dân tộc Việt Nam, liệu có còn tồn tại? Đã có lúc chúng ta không khỏi lo lắng, trong cơ chế thị trường gắn với lợi ích thiết thân của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, tính cố kết cộng đồng, truyền thống đoàn kết, bản lĩnh, ý chí Việt Nam phải chăng đã phai nhạt? Người Việt Nam của hôm nay, nhất là thế hệ trẻ liệu có giữ được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mang tính cốt cách của dân tộc mà ông cha ta để lại, đồng thời có phát huy những phẩm chất đó khi đất nước, dân tộc đối mặt với nguy biến? Thực tiễn trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 thời gian qua đã chứng minh rằng, giá trị văn hóa cốt lõi của một dân tộc không thể dễ dàng mất đi. Vì nhiều lý do khác nhau, ở những hoàn cảnh cụ thể nhất định, một giá trị này hay giá trị khác có thể bị trùng lấp, nhưng khi đất nước, dân tộc đối mặt với an nguy, chắc chắn nó sẽ bùng lên dữ dội và tạo nên sức mạnh vô cùng mạnh mẽ – sức mạnh từ bản ngã, bản lĩnh văn hóa Việt Nam, góp phần giúp người Việt Nam vượt qua mọi thách thức, đánh thắng bất kỳ kẻ thù nào để bảo vệ đất nước, dân tộc, đưa đất nước, dân tộc phát triển đi lên vững bền.
2. Những giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam là “sức đề kháng” để chống lại mọi “bệnh dịch” ngoại lai
Dù dịch bệnh Covid -19 vẫn đã và đang là mối đe dọa gây nguy hại to lớn về nhiều mặt đối với xã hội và nhiều người, nhưng nó cũng là một phép thử đối với khả năng ứng phó, điều hành của chính quyền, năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thái độ, bản lĩnh của mỗi người dân. Đó là những “kháng thể” tinh thần, “đề kháng văn hóa” không thể thiếu để dân tộc ta vượt qua tai ương – một trong những cách ứng xử rất Việt Nam mà bạn bè thế giới mến phục.
Trải hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã rèn đúc, tôi luyện cho mình nhiều phẩm chất tốt đẹp. Đó là năng lực chế ngự thiên nhiên, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo trong chống giặc ngoại xâm; sự hình thành một hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc với tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, sự khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, lấy nhân nghĩa làm gốc; trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng nhà – làng – nước; trọng dân, đề cao dân, lấy dân làm gốc; hòa hợp đề hòa đồng, cần cù, khiêm tốn, giản dị trong lối sống,… Tất cả tạo thành nhân cách của con người và được nhân dân làm thành nhân cách, cốt cách.
Để những giá trị cao đẹp của con người Việt Nam tỏa sáng và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững đất nước hiện nay. Trước hết, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng để nâng cao nhận thức và nhận diện những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được ẩn chứa trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Từ đó nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người Việt Nam, chuyển hóa thành ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trước vận mệnh của dân tộc. Sẵn sàng khơi dậy, kết nối sức mạnh khi có lời hiệu triệu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
Khơi dậy, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, đoàn kết cộng đồng, mỗi người dân thực sự là một “chiến sĩ trên mặt trận xây dựng và bảo vệ tổ quốc” để tăng cường, củng cố “thế trận lòng dân” vững chắc.
Đối với hệ thống chính trị và đặc biệt là chính quyền cở sở phải chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. Thực tiễn cho thấy đây là yếu tố quan trọng để tăng cường, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước tạo sự đồng thuận, ủng hộ ngày càng cao của nhân dân đối với các quyết sách của chính quyền.
Và, khi “sức đề kháng” tinh thần của mỗi cá nhân, cả dân tộc khỏe mạnh, triệu con tim chung nhịp đập quyết tâm, đồng hành vượt khó khăn, lan tỏa giá trị nhân văn, bồi đắp tình nhân ái, thì chắc chắn mọi bệnh dịch sẽ bị đẩy lùi, đất nước sẽ tiếp tục đi lên.
Giữ gìn những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc là một ý thức chính trị, và ý thức chính trị của dân tộc, xây dựng tâm lý cộng đồng với nội dung cao cả là tinh thần độc lập tự cường, tự chủ lại là biểu hiện cao nhất và trước hết của văn hóa. “Trước đây bản sắc văn hóa của dân tộc với tinh thần yêu nước, chủ nghĩa dân tộc, tinh thần dân tộc tự chủ về chính trị đã khẳng định sức mạnh của phong trào giải phóng thì nay lại càng cần phải như vậy. ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập“.
Phải thường xuyên bồi đắp làm giàu cho truyền thống lịch sử – văn hóa Việt Nam với ý nghĩa là cội rễ của dân tộc, bản sắc riêng có của con người Việt Nam. Điều cơ bản và trước hết là phải làm bằng được việc “thường xuyên bồi bổ cho lịch sử – văn hóa, để cho cốt cách văn hóa dân tộc thấm sâu vào tâm lý quốc dân. Một khi sao nhãng công việc đó thì tự mình sẽ đánh mất mình”.
Cho đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid -19 ở nước ta tuy vẫn diễn biễn phức tạp nhưng về cơ bản vẫn được kiểm soát tốt, nhiều bệnh nhân dương tính với virus đã được điều trị, xuất viện, trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh ở châu Âu, như ở Anh, Pháp …; châu Á, như Hàn Quốc, Nhật Bản…, và một số nước Đông Nam Á… lại có những biến động bất thường bởi các biến thể mới của Covid-19, với khả năng và tốc độ lây nhiễm cao. Trong khi đó các loại Vắc xin đã và đang được các nước nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm và tiêm phòng vẫn chưa được thực hiện diện rộng, đặc biệt ở các nước nghèo. Hơn nữa, hiệu quả của vắc xin có thể ngăn chặn hoàn toàn đại dịch hay không, vẫn còn là thách thức lớn đối với y học thế giới. Vì thế, chúng ta vẫn luôn xác định đây là cuộc chiến lâu dài, không được chủ quan, coi thường. Cả hệ thống chính trị và người dân luôn giữ tinh thần chủ động, tự lực, tự cường trong phòng chống dịch. Phát huy những giá trị tốt đẹp của tinh thần dân tộc để ứng phó kịp thời với những tình huống xấu có thể xảy ra./
Chia sẻ cảm xúc của em khi thực hiện được việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Tham khảo
Khi thực hiện được việc góp phần xây dựng truyền thống của nhà trường, em cảm thấy rất tự hào và vui mừng vì đã đóng góp vào việc xây dựng một môi trường học tập và làm việc tốt hơn cho toàn thể cộng đồng. Việc góp phần xây dựng truyền thống nhà trường giúp em có cơ hội giao lưu, trao đổi với nhiều người và rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, tổ chức, quản lý thời gian và các kỹ năng mềm khác.
Thảo luận những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Gợi ý:
- Tham gia xây dựng các quy định của nhà trường.
- Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường.
- Tham gia vào các hoạt động kết nối nhà trường và cộng đồng (lao động công ích, hoạt động thiện nguyện, ...)
- Tích cực học tập và tham gia nghiên cứu khoa học.
- Tích cực tham gia các chương trình mà trường tổ chức
- Học tập tốt và luôn ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô
- Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường.
- Học tập, tham gia nghiên cứu khoa học.
Tham khảo
- Tham gia xây dựng các quy định của nhà trường.
- Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường.
- Tham gia lao động công ích, thiện nguyện.
- Học tập, tham gia nghiên cứu khoa học.
- Tích cực tham gia các chương trình mà trường tổ chức
- Hưởng ứng mọi chương trình
- Học tập tốt và luôn ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô
- Chia sẻ các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
- Thảo luận về các hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
- Tham gia hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường và chia sẻ kết quả đạt được.
Tham khảo
- Một số hoạt động Đoàn, Đội góp phần xây dựng truyền thống nhà trường:
+ Tổ chức ngày hội đọc sách
+ Thi đua thành tích tốt trong tuần
- Kết quả đạt được:
+Học sinh hăng hái tham gia các hoạt động đọc sách
+ Thành thích của các lớp đều tăng.
2. Thiết kế hoạt động phù hợp để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
3. Tham gia hoạt động và chia sẻ cảm xúc của em.
2.
Kế hoạch giáo dục truyền thống “Thi đua học tốt”
- Mục tiêu: Học sinh tự hào về truyền thống học tập của các thế hệ đi trước và tích cực, chủ động học tập.
- Nội dung giáo dục:
+ Quá trình gìn giữ, phát huy truyền thống học tập của các thế hệ học sinh.
+ Những biểu hiện của truyền thống “Thi đua học tốt”: Giá trị của truyền thống “Thi đua học tốt” đối với sự phát triển của nhà trường.
+ Cách thức giữ gìn, phát huy truyền thống “Thi đua học tốt”.
- Hình thức tổ chức: Thăm phòng truyền thống, thuyết trình, phóng sự về những tấm gương học sinh tiêu biểu.
- Phân công nhiệm vụ
+ Nhóm 1: Tìm kiếm tài liệu về lịch sử trường và những thành tích học tập nổi bật của các thế hệ học sinh.
+ Nhóm 2: Sưu tầm hình ảnh thể hiện sự thi đua học tập, tích cực học tập của học sinh trong các thời kì.
+ Nhóm 3: Trao đổi và đưa ra những biện pháp, cách thức, những việc học sinh nên thực hiện, rèn luyện để giữ gìn truyền thống:
Thời gian: Giờ sinh hoạt lớp tuần tiếp theo.
Địa điểm: Phòng truyền thống, lớp học
Kết quả dự kiến: Học sinh tăng thêm sự tự hào về nhà trường và có động lực phấn đấu học tốt, thể hiện ở việc học tập chủ động và tích cực.
3.
- Tham gia hoạt động tích cực cùng lớp.
- Cảm xúc sau khi tham gia: vui vẻ, tích cực, học hỏi thêm được nhiều điều từ hoạt động trên,…
Hợp tác cùng các bạn thiết kế sản phẩm giới thiệu những truyền thống của nhà trường và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Học sinh thiết kế sản phẩm giới thiệu những truyển thống của nhà trường và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Gặp gỡ và xin hướng dẫn từ thầy cô. Em có thể làm sản phẩm: video, tranh ảnh, báo tường hay bài viết.
Ví dụ giới thiệu truyền thống “Học tập tốt, lao động tốt”.