Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Với nhóm nước thu nhập thấp: KV1 có tỉ lệ cao, KV2 và KV3 tỉ lệ thấp hơn.

=> Nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông - lâm - thuỷ sản, chưa có sự chuyển mình mạnh mẽ công nghiệp hoá - hiện đại hoá => Trình độ phát triển thấp.

Với nhóm nước có thu nhập cao thì KV1 chiếm tỉ lệ rất nhỏ, KV2 chiếm một phần tương đối trong nền kinh tế quốc gia, KV3 nắm vai trò chủ đạo và quyết định 

=> Nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào dịch vụ, và đã đi theo con đường phát triển kinh tế Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Cơ cấu dân số theo lao động:

- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- Nguồn lao động:

+ Nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.

+ 2 nhóm: Dân số hoặt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.

- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế (3 khu vực):

+ Khu vực I (Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản);

+ Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng);

+ Khu vực III (Dịch vụ).

=> Thay đổi theo thời gian ở từng quốc gia, khu vực trên thế giới.

+ Các nước đang phát triển: lao động trong khu vực I chiếm tỉ lệ cao, xu hướng giảm.

+ Các nước phát triển: tỉ lệ lao động ở khu vực III cao, xu hướng tăng.

- Ví dụ:

+ Bu-run-đi và Ấn Độ là 2 quốc gia đang phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực I cao, lần lượt là 86,2% và 42,6% (2019), xu hướng giảm (Năm 2019, tỉ lệ lao động trong khu vực I của Bu-run-đi giảm 5,8% so với năm 1999 và Ấn Độ giảm 17,5%).

+ Anh là quốc gia phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực III cao (80,8% - năm 2019), xu hướng tăng (năm 2019 tăng 8,2% so với năm 1999).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 18:14

Tham khảo

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

Toru
14 tháng 8 2023 lúc 18:15

Tham khảo:

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 18:25

Tham khảo

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):

+ Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (tháng 12/1873), khiến tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.

+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):

+ Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (tháng 5/1883).

- Thực dân Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1884):

+ Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.

+ Tháng 8/1883, Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An (sát kinh thành Huế).

+ Triều đình nhà Nguyễn hoảng hốt, cử người tới điều đình và kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng. Tới tháng 6/1884, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 17:29

Tham khảo

* Nguyên nhân sâu xa:

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu:

+ Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882

+ Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.

=> Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Trong những năm 1912 - 1913, tình hình trên bán đảo Ban-căng trở nên phức tạp, căng thẳng.

- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị nhóm dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội này, ngày 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),.. => Tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 0:54

Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là: không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận.

- Các cơ quan của ASEAN:

Cấp cao ASEAN: Đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN. Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên. Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức 2 lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì và có thể được triệu tập khi cần thiết.

+ Hội đồng điều phối ASEAN có nhiệm vụ: chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN (các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN); Điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; Xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.

+ Các Hội Cộng ASEAN có nhiệm vụ: Đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN; Điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.

+ Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: Thực hiện những thỏa thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Khái niệm: Cơ cấu dân số theo giới trên thế giới có hai cách tính. Một là phân chia tổng dân số thành tỉ lệ giới nam và nữ; hai là tương quan tỉ số giới tính nam so với 100 nữ.

- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian khác nhau ở từng nước, từng khu vực, châu lục.

+ Các châu lục có nam nhiều hơn nữ năm 2020: châu Á, châu Đại Dương.

+ Các châu lục có nam ít hơn nữ năm 2020: châu Phi, châu Âu và châu Mĩ.

Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
6 tháng 11 2023 lúc 22:14

Tham khảo:

Trình bày về tổ chức Liên hợp quốc

- Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1945 với tôn chỉ hoạt động là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.

- Đến năm 2021, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1977.

- Mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc là:

+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.

+ Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.

+ Xây dựng Liên hợp quốc là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.

Minh Lệ
Xem chi tiết
animepham
16 tháng 1 2023 lúc 5:28

loading...

=> Thống nhất tiền tệ và giao hảo với nhà Tống

Mai Trung Hải Phong
19 tháng 9 2023 lúc 13:43

Sơ đồ tổ chức nhà Đinh:

loading...

- Nhận xét: 

+ Tổ chức chính quyền thời Đinh Được xây dựng từ trung ương đến địa phương khá quy củ, với nhiều cấp hành chính. Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực cao nhất.

+Đinh Bộ Lĩnh tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc so với thời Ngô Quyền. 

+ Hệ thống tiền tệ được thống nhất trong cả nước là minh chứng rõ nét cho sự thống nhất đất nước.

+ Công cuộc bảo vệ đất nước với việc xây dựng quân đội thường trực và “bảo vệ đất nước từ xa” - giao hảo với nhà Tống cũng được quan tâm.

Minh Lệ
Xem chi tiết

* Khái niệm: Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

* Cách phân chia

- Dựa vào khoảng cách tuổi

+ Độ tuổi có khoảng cách đều nhau: Có thể là 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm.

+ Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau và thường chia thành 3 nhóm tuổi gồm 0 - 14 tuổi, 15 - 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

- Căn cứ vào tỉ lệ dân số của ba nhóm tuổi trên: Cơ cấu dân số già hay cơ cấu dân số trẻ.

- Cơ cấu sinh học của dân số, người ta thường sử dụng tháp dân số. Có ba kiểu tháp dân số cơ bản: kiểu mở rộng, kiểu thu hẹp và kiểu ổn định.