Em hãy kể tên một số phong tục, tập quán đặc sắc của các dân tộc trên thế giới mà em biết.
Con hãy kể tên những phong tục, tập quán của người Việt mà con biết
Theo con, những phong tục tập quán ấy có ý nghĩa như thế nào đối với nền văn hóa và chủ quyền dân tộc?
giúp mình câu 2 với, câu 1 mình làm được rồi
Tham Khảo: Cúng ông Công, ông Táo:Ông Táo cũng chính là người đại diện cho sự ấm no hạnh phúc của một gia đình, gia đình ấy có sung túc, hạnh phúc, no ấm hay không là phụ thuộc vào bữa cơm gia đình.
Đi thăm mộ tổ tiên: Đây là một phong tục phổ biến của tất cả người Việt, thể hiện lòng hiếu đạo, sự thành kính đối với đấng sinh thành và những người đã mất, cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Đi lễ chùa đầu năm:đầu năm mọi người thường đi chùa với mong muốn cầu cho một năm mới may mắn, hạnh phúc, đồng thời đó còn là việc làm để tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với Đức Phật, tổ tiên.
Đi lễ chùa đầu năm còn là việc khiến bản thân mình trở nên thanh tịnh hơn, gột rửa những điều cũ, bắt đầu cho một năm mới với những điều may mắn, tốt đẹp
Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em (phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc...) và giới thiệu để bạn bè cùng biết.
tham Khảo
Những ngày Tết đến, xuân về, có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có. Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt…. Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế. Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, sum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn. Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình. Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.
Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em (phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc...) và giới thiệu để bạn bè cùng biết.
Dù ai đi đó đi đây
Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình.
Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hàng năm quay về làng Sình, Lại Ân, Phú Mậu huyện Phú Vang để xem đấu vật. Nơi đây là địa chỉ cuối cùng về phương Nam còn lưu giữ truyền thống vật võ, một sinh hoạt văn hoá đặc trưng của người Việt. Hàng năm, sau khi ăn Tết xong, làng mở hội vật vào ngày 10 tháng Giêng với niềm mong ước: Dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc muôn người.
Hội vật làng Sình, ngoài yếu tố tâm linh truyền thông, còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí, nhất là với lớp trai trẻ.
Võ đài là xới vật bằng đất bột, mỗi bề rộng chừng bôn năm sải tay, cao hơn một mét được dựng trước sân đình từ ngày hôm trước (mùng 9 tháng Giêng), bôn bề dăng dây bảo vệ.
Ngôi đình làng năm bên bờ sông, cảnh quan thoáng đãng, sông nước hữu tình. Người xem vây quanh xới vật ngồi san sát bên nhau trên những mô đất, những bệ cấp bằng tre già đan kết lại trong khuôn viên đình rộng chừng 600m2.
Sau nghi lễ và những điều dặn dò về thi đấu, các đô sẵn sàng vào cuộc thi hào hứng. Điều khiển vật võ là một vị cao niên, có uy tín trong làng, khăn đen, áo dài, ngồi cầm trông ngay trước đình. Tiếng trông nhịp nhàng, thong thả là gọi vật; hối hả, liên tục là thúc giục các đô tích cực thi đấu. Trọng tài trên xới là một người am hiểu luật, nhanh nhạy, kiên quyết.
Các đô vật không đóng khố như ở ngoài Bắc mà mặc quần và quấn thêm một cán ngang lưng. Người đến thi đấu không cần báo trước, chỉ đăng kí tại chỗ theo lời mời gọi thi tài. Khi được phép, họ vào xới, làm lễ bái thần làng và các vị cao tuổi. Trọng tài kiểm tra trang phục, xong cho lệnh thi đấu. Trống đánh một tiếng quỳ xuống chào nhau, trống đánh hai tiếng, đứng lên ôm nhau vật. Trống đánh ba tiếng thì thả nhau ra, lựa thế khác, vật lại.
Luật vật dân tộc dựa trên nguyên tắc "túc bất li địa” (chân không rời đất). Nếu nhấc được hai chân của đối thủ rời khỏi mặt đất là thắng cuộc. Từ "túc bất li địa", luật tiến đến "lấm lưng, trắng bụng", một phần hoặc cả hai phần lưng lấm đất, bụng ngửa lên trời, là thua cuộc. Trước dây, vật võ làng Sình áp dụng luật "lấm lưng, trắng bụng". Các đô phải đánh ngã đối thủ ở tư thế lấm lưng và phải thắng tất cả đô trong ngày để đoạt chức vô địch. Luật này làm nảy sinh sự tính toán để giành chức vô địch, gây mất đoàn kết và để lại hậu quả xấu. Từ hơn 20 năm nay, luật quy định: duy trì "lấm lưng, trắng bụng”, nhưng phải giữ (đè) đối thủ bất động trong ba giây, phải thắng tiếp ba người mới được vào bán kết.
Tiếp tục thắng ba người nữa mới vào chung kết. Sau này, tuỳ số đô lọt vào vòng hai mà quy định thể lệ, thông thường là loại trực tiếp. Với vật võ, ngoài sức khoẻ, các đô còn có kĩ thuật, có "miếng" và nhanh nhạy mới mong giành được thắng lợi.
Vật có nhiều miếng đẹp mắt, quyết liệt. Những miếng thường được các đô sử dụng là xốc nách, vạch sườn, miếng bò, miếng háng (thò tay vào háng rồi lựa thế tấn công) nâng đối thủ vật ngã bổng, miếng bành (xốc nách bế ngửa), miếng táng (nâng đối thủ lên)...
Một đô vật lí tưởng là người có tay chân cân đối. Chân mạnh để trụ vững, tay mạnh đề vật ngã đối phương. Nhưng to chưa hẳn đã mạnh, mạnh chưa hẳn đã thắng, cần phải nhanh, kiên trì để khai thác sơ hở của đối phương.
Hội Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ, cấm chơi xấu, cấm dùng đòn độc, đòn hiểm, nguy đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, đòn đá, đòn đánh, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt... Nếu hai đô vật giằng co nhau không thắng, trọng tài sẽ phạt và buộc thay thế tư thế vật (vật quỳ) để kết thúc nhanh trận đấu.
Hội vật sắm các giải thưởng để động viên. Đô vật thua cũng có quà lưu niệm. Giải thưởng là tặng phẩm do dân làng và các mạnh thường quân đóng góp. Giải thưởng vô địch thường trang trọng hơn (cau trầu, rượu, đầu heo...). Các đô vật chia theo hai hạng tuổi: thiếu niên và thanh niên, tầm vóc chênh lệch trên dưới 10kg.
Tinh thần đồng đội ở các địa phương rất quan trọng, một đô của làng nào bị thua tức khắc có đô khác lên tiếp sức. Mỗi năm có hơn 100 đô vật tham gia hào hứng suốt ngày. Thua một trận phải chờ đến năm sau mới "phục hận" được.
Vì vậy các đô phải rèn luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân được dự đua tài. Các xã có phong trào đô vật mạnh là Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Dương (Phú Vang); Hải Dương, Hương Phong, Hương Vinh (Hương Trà); Thủ Lễ (Quang Điền); Hương Sơ (TP. Huế).
Cùng với xới vật chính, đêm hôm trước và suốt ngày hội, khắp nơi trong làng, các quán hàng ăn: bủn bò, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, cháo lòng, bánh canh, chè... các gian trò chơi thu hút đông đảo khách chơi xuân. Cho đến khi tắt nắng, cuộc vui mới chịu dừng, hôm sau mọi việc trở lại nhịp đời thường. Một năm làm lụng mới lại bắt đầu.
Câu 1 Em hãy kể tên 4 phong tục tập quán, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang còn tồn tại đến ngày nay
Câu 2 Em hãy kể tên các công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây
Câu 1:
- Tục làm bánh chưng bánh giầy.
- Tục thờ cúng tổ tiên.
- Chôn người chết.
- Nghề nông nghiệp trồng lúa nước phát triển.
- Thuật luyện kim.
-ăn trầu
-nhụm trăng
-làm gốm
...
Câu 2:
Kim tự tháp,Vạn lí trường thành,thành Ba-bi-lon,đấu trường Cô-li-dê,tượng lực sĩ ném đĩa,đền Pác-tê-nông,...
Nêu một số thành tựu khoa học, kỹ thuật; truyền thống, phong tục tập quán,... của một số dân tộc mà em biết.
Cứu với mai thi r:(
Tham khảo
+ Ăn trầu: Biểu hiện đặc sắc của văn hóa các nước Đông Nam Á.
+ Váy: Đồ mặc đặc trưng của phụ nữ Đông Nam Á (gọi là Sarông) ở Cam pu chia đàn ông cũng mặc.
- Loại y phục đặc biệt của phụ nữ của Đông Nam Á trước đây là yếm.
- Người Chăm, người Kara (Myanmar), Thái Lan, người Khmer (Campu chia) có tục mặc áo chui đầu.
- Người Dayek (Inđônêxia); người Naga (Timo), các dân tộc thuộc đảo Luson (Philippin) đều đội mũ lông chim.
- Cơm: Cơm lam (nấu trong ống nứa, ống tre) của người Lào và một số dân tộc Việt Nam; cơm rau sống của người Melayer ở Malayxia, Inđônêxia..
- Hôn nhân: Các dân tộc ở bán đảo Trung An có tục cướp dâu. Ngày nay vẫn còn phổ biến ở Philippin, Inđônêxia.
- Tang lễ: Ớ các nước Đông Nam Á có hai cách xử lý chủ yếu: Chôn dưới đất hoặc hỏa thiêu. Tập tục phổ biến là chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ mà khi còn sống họ ưa thích. Khóc là biểu hiện thương nhớ người quá cố ở người Việt và người Philippin, nhưng lại cấm khóc của người theo đạo Hồi ở Malaysia, Inđônêxia; người Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar... có tục hỏa táng.
+ Ăn trầu: Biểu hiện đặc sắc của văn hóa các nước Đông Nam Á.
+ Váy: Đồ mặc đặc trưng của phụ nữ Đông Nam Á (gọi là Sarông) ở Cam pu chia đàn ông cũng mặc.
- Loại y phục đặc biệt của phụ nữ của Đông Nam Á trước đây là yếm.
- Người Chăm, người Kara (Myanmar), Thái Lan, người Khmer (Campu chia) có tục mặc áo chui đầu.
Em hãy kể tên các phong tục tập quán của người Việt Nam giúp em với ạ
Những phong tục tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng ta ngày nay như: • Thờ cúng tổ tiên • Tổ chức mở hội hằng năm • Ăn trầu, chôn người chết trong quan tài.
Những phong tục tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng ta ngày nay như: • Thờ cúng tổ tiên • Tổ chức mở hội hằng năm • Ăn trầu, chôn người chết trong quan tài.
Kể tên các danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Em thích vị danh nhân nào ? Hãy giới thiệu hiểu biết của em về nhân vật đó.
các vị danh nhân văn hóa xuất sắc: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông),....
em thích vị danh y Hải Thượng Lãn Ông nhất vì ông là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. thông cảm sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân, ông đã dày công nghiên cứu các sách thuốc thời xưa, kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống nên đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu nhập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ông có cống hiến xuất sắc vào nền y học và dược học dân tộc, đặc biệt là bộ sách hải thượng y tông tâm lĩnh(66 quyển)
tại sao trg thời kì bắc thuộc nhân dân ta vẫn dữ được phong tục tập quán truyền thống. Em hãy kể 1 số phong tục mà nhân dân ta vẫn dữ đến ngày nay?
Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán, tiếng nói của tổ tiên vì:
Trường học được mở nhưng chỉ con cháu của các gia đình ở tầng lớp trên mới có đủ điều kiện đi học các trường tiếng Hán, còn lại những gia đình lao động bình thường thì không được đi học nên vẫn giữ được tiếng nói của tổ tiên.Bộ máy cai trị của nhà Hán chỉ đến cấp huyện, còn tại làng xã vẫn do người Việt đứng đầu => thành trì vững chắc bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộcTiếng nói, phong tục, tập quán của người Việt đã được hình thành từ lâu, có bản sắc dân tộc và sức sống mãnh liệtNhân dân ta tích cực bảo vệ các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc dù bị người Hán tìm mọi cách tiêu diệt.* Những phong tục , tín ngưỡng mà nhân dân ta vẫn còn giữ đc là :
- Xăm mình
- Ăn trầu
- Nhuộm răng
- Làm bánh vào ngày Tết
Thành Cổ Loa và núi Ba Vì có ý nghĩa như thế nào với LS dân tộc?
Qua những phong tục, tập quán của cư dân văn lang, âu lạc và nhũng hiểu biết của em, em hãy cho biết phong tục nào vẫn còn tồn tại đến nay?
p/s: ai biết giúp mình, chứ nghĩ mãi ko ra