Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder
Chọn 1 trong 2 đề sau:a) Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực. Trang trí cho bài viết.Gợi ý– Tên tác phẩm là gì? Nhân vật có ý chí, nghị lực trong tác phẩm đó là ai?– Điều gì ở nhân vật đó khiến em chú ý (cảm phục, quý mến,...)?– Em thích những chi tiết hoặc hình ảnh nào trong tác phẩm đó? Vì sao?– Tác phẩm đó đem lại cho em bài học gì và khiến em thay đổi như thế nào trong suy nghĩ, hành động?b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Menna Brian
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
11 tháng 5 2022 lúc 17:13

Tham khảo

      Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại và gục ngã. Những nếu có ý chí nghị lực chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Như vậy trong cuộc sống, ý chí nghị lực luôn là người bạn đồng hành cùng con người.

       Trước hết ta cần hiểu “ý chí nghị lực” là gì? Ý chí nghị lực là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công. Biểu hiện của ý chí nghị lực đó là những tấm gương dám sống, dám thành công như chàng trai không tay, không chân Nick Jivucic, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, chàng trai Nguyễn Sơn Lâm…

       Từ giải thích và những tấm gương tiêu biểu trên, ta thấy ý chí nghị lực có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

       Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ, dám làm, dám sống. Chàng trai Nguyễn Sơn Lâm, chỉ cao chưa đầy một mét, đi phải chống nạng nhưng lại gỏi ba thứ tiếng, từng thi Việt Nam Idol 2010, năm 2011, anh là người đã chinh phục đỉnh Phanxipăng và trở thành người khuyết tật Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi này mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

       Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Đúng như người phương tây từng nói “hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn”, Nick Jivucic từng nói “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời”, chị Đặng Thùy Trâm từng nói “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”… tất cả đều chứa đựng trong đó những thông điệp lớn lao về ý chí và nghị lực.

       Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí. Có lẽ đó là câu chuyện về Bill Gate, bỏ dở ĐH, lập công ty phần mềm nhưng liên tiếp thất bại. Khắc phục những thất bại đó ông vươn lên thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại. Chung Zu Zung, chủ tịch tập đoàn Huyndai Hàn Quốc từng là nông dân, công nhân đến ông chủ tập đoàn Huyn đai là cả một quá trình “gian nan rèn luyện mới thành công”.

       Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án.

       Từ việc phân tích ở trên tra cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động. Về nhận thức, ta thấy ý chí nghị lực là động lực, niềm tin của con người. Là kim chỉ nam của con người. Về hành động ta cần: rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Học tập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Từ đó ta dám sống và dám đi đến thành công.

       Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!

Trần Lương Anh
Xem chi tiết
Cao Quảng Thành
23 tháng 11 2021 lúc 20:26

tôi bị điên

Khách vãng lai đã xóa
Đào Ngọc Linh Chi
23 tháng 11 2021 lúc 20:28

edison

Khách vãng lai đã xóa
Chip Chep :))) 😎
23 tháng 11 2021 lúc 20:37

Bạn thử tham khảo trên Google đi

Có nhiều lắm

:)))

.

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Duy
25 tháng 7 2023 lúc 10:04

Tham Khảo:     

Đề 2:

Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống hiện đại, nhưng nó đang là một tệ nạn diễn ra trong giới trẻ hôm nay. Nó chính là một thói ăn chơi đang chê trách của những người trẻ hôm nay, khi các bạn sống thiếu trách nhiệm với tương lai của mình.

Thói ăn chơi đua đòi là gì? Đó chính là cách sống của những người trẻ khi họ quen sống hưởng thụ trở thành những người chỉ biết ăn chơi, đua đòi vòi vĩnh dù hoàn cảnh gia đình của mình không giàu có nhưng luôn muốn đua đòi ăn chơi theo những bạn có tiền. Nếu thấy bạn của mình được mua sắm một món đồ hàng hiệu nào đó, thì cũng muốn tìm cách có tiền để mua cho bằng được.

 

Thói ăn chơi đua đòi dường như đã ngấm vào trong tâm hồn của rất nhiều bạn trẻ, khiến cho các bạn đánh mất đi lý tưởng sống đúng đắn của riêng mình. Các bạn không hiểu rõ được giá trị cuộc sống năm ở đâu mà luôn đánh giá con người qua vẻ bên ngoài của người khác. Thấy một người ăn mặc đẹp có điện thoại đắt tiền, có xe đẹp là ngay lập tức về nhà đòi bố mẹ mua sắm cho mình, mà không hiểu được hoàn cảnh gia đình mình. Nhiều ông bố bà mẹ vô cùng thương con làm mọi thứ chỉ mong con cái của mình bằng bạn bằng bè, khiến cho con cái của họ trở nên hư hỏng, quen thói đua đòi và hay đòi hỏi bắt cha mẹ phải chiều theo ý của mình. Nhiều bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường chưa hề làm ra tiền nhưng luôn sử dụng những món hàng đồ dùng đắt tiền, đầu tóc thì nhuộm nhiều màu quần áo, rách te tua, khuyên tai, khuyên mũi… họ tưởng như vậy là đẳng cấp, là biết ăn chơi, hưởng thụ cuộc sống còn những người ăn mặc giản dị, chăm chỉ học hành là những kẻ nghèo hèn, cù lần dốt nát.

 

Nhiều bạn cho đó là mốt và thường chạy theo mốt một cách lố lăng mà không biết nó có hợp với mình hay không. Các bạn đó chưa làm ra tiền chỉ quen dùng tiền của cha mẹ, mà cha mẹ các bạn kiếm tiền cũng đâu có dễ dàng gì, đáng lẽ làm phận con chúng ta phải biết thương bố mẹ chia sẻ những khó khăn với cha mẹ của mình. Nhưng các bạn đó lại không thấu hiểu những nhọc nhằn mà cha mẹ phải gánh nặng trên đôi vai. Họ thường trốn học rủ nhau đi ăn chơi, đua xe, chơi game…

Nhiều người con nhà giàu được cha mẹ cưng chiều thành những cậu ấm cô chiêu, được cha mẹ mua cho những món hàng đắt tiền từ nước ngoài mang vệ, nên họ cho đó là hạnh phúc và thường thể hiện đẳng cấp của mình mang ra khoe khoang với bạn bè cùng lớp. Vô tình chung nhưng bạn đó đã khiến cho phong trào đua đòi trở nên phát triển hơn, những bạn không có món hàng đó sẽ cảm thấy mình kém cỏi, không sang chảnh, không được cha mẹ yêu thương, thiếu may mắn trong cuộc sống… Có nhiều người vì cha mẹ không có tiền để đáp ứng những yêu cầu mong muốn sử dụng hàng hiệu, ăn chơi, nên những người đó đã sa ngã vào con đường tội lỗi, trộm cắp, cờ bạc. Lúc đầu là trộm cắp của cha mẹ, sau là của người thân bạn bè hàng xóm, dần dần họ thành những con người biến chất trong xã hội.

 

Thói quen ăn chơi đua đòi chính là một đức tính xấu cần phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống của thế hệ trẻ chúng ta. Chúng ta cần phải sống có ý nghĩa, sống đẹp sống có ích sống có ước mơ hoài bão như những gì ông bà ta đã dạy dỗ con cháu mình cần phải biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, lá lành biết đùm lá rách, những trái tim nhân hậu luôn làm nên yêu thương cho cuộc sống tạo nên những bản tình ca đẹp giữa cuộc đời.

Khi chúng ta học một thói quen tốt nó sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, còn khi chúng ta học một thói quen xấu thì nó sẽ giết chết tâm hồn và nhân cách của chúng ta. Mỗi con người đừng nên sống hoài sống phí bởi mỗi người chỉ có thể sống có một lần mà thôi.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 17:43

Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.

Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.

Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..

Ngựa Cha thấy thế, bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!

Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 11 2017 lúc 11:17

Tôi rất khâm phục Hùng ở lớp tôi. Hùng mồ côi cha từ nhỏ. Lên bốn tuổi Hùng lên cơn sốt bại liệt, đi đứng rất khó khăn. Mỗi lần tôi sang chơi bao giờ cũng thấy Hùng tập đi. Lúc đầu cậu vịn vào thành giường để di chuyển từ đầu giường xuống cuối giường, mồ hôi đổ ra như tắm. Hùng bào : "đau lắm Thành ạ! Nhưng mình sẽ cố!" Rồi từ từ Hùng dùng nạng để đi. Những năm học lớp một lớp hai Hùng còng dùng nạng. Sang năm lớp ba Hùng không dùng nạng nữa. Nhiều lần bị ngã sóng soài, quần áo sách vở bẩn hét nhưng Hùng không nản. Và bây giờ năm lớp bón Hùng đã đi lại gần như người bình thường. Còn việc học của Hùng thì khỏi phải nói. Bao giờ cậu cũng đứng đầu lớp. Hùng là tấm gương sáng về ý chí nghị lực vượt khó cho toàn trường noi theo

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 2 2018 lúc 10:10

Tôi rất khâm phục Hùng ở lớp tôi. Hùng mồ côi cha từ nhỏ. Lên bốn tuổi Hùng lên cơn sốt bại liệt, đi đứng rất khó khăn. Mỗi lần tôi sang chơi bao giờ cũng thấy Hùng tập đi. Lúc đầu cậu vịn vào thành giường để di chuyển từ đầu giường xuống cuối giường, mồ hôi đổ ra như tắm. Hùng bào : "đau lắm Thành ạ! Nhưng mình sẽ cố!" Rồi từ từ Hùng dùng nạng để đi. Những năm học lớp một lớp hai Hùng còng dùng nạng. Sang năm lớp ba Hùng không dùng nạng nữa. Nhiều lần bị ngã sóng soài, quần áo sách vở bẩn hét nhưng Hùng không nản. Và bây giờ năm lớp bón Hùng đã đi lại gần như người bình thường. Còn việc học của Hùng thì khỏi phải nói. Bao giờ cậu cũng đứng đầu lớp. Hùng là tấm gương sáng về ý chí nghị lực vượt khó cho toàn trường noi theo

yukari hasuko
Xem chi tiết
Doraemon and Nobita
26 tháng 12 2017 lúc 19:23

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.

Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.

phạm văn tuấn
26 tháng 12 2017 lúc 19:24

Sau vụ tai nạn giao thông trên đường đi công tác, anh Nam con bác Tư hàng xóm đã nằm một chỗ do bị gãy đôi chân. Thời gian trôi qua thật chậm đối với anh. Mỗi sáng, anh đều tập vật lí trị liệu, ăn uống đúng chế độ theo sự chỉ định của bác sĩ. Nhìn anh đau đớn, nhăn nhó trong gương mặt đẫm mồ hôi, em cảm tưởng anh sẽ bỏ cuộc. Thế mà chỉ sáu tháng trôi qua, bằng chính nghị lực của bản thân cùng sự động viên của gia đình và bạn bè, anh đã đi được trên đôi nạng. Một tháng lại trôi qua, anh đã bỏ đôi nạng và tập đi vững vàng trên đôi chân nhiều vết sẹo do phải giải phẫu nhiều lần. Tháng vừa qua, anh đã đạt giải Ba trong cuộc thi điền kinh trong khu phố. Thật là một gương sáng về ý chí kiên nhẫn và khả năng vượt khó đáng đế em học tập.  

 

phạm văn tuấn
26 tháng 12 2017 lúc 19:25

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Phùng Phương Linh
Xem chi tiết
Cuuemmontoan
8 tháng 12 2021 lúc 10:57

THAM KHẢO: 
1/ Cô Anna Aderson, 26 tuổi người Mỹ mắc hội chứng down dẫn đến tình trạng không thể đọc hay viết. Nhưng thay vì đầu hàng số phận, cô tìm cách thể hiện suy nghĩ của bản thân qua những bức tranh cô vẽ. Anderson dùng màu nước để tạo nên những bức tranh bộc lộ cảm xúc, tư tưởng của bản thân. Những tác phẩm của cô đã được trưng bày tại triển lãm ở Atlanta và nhiều bang khác. Sở trường của cô là những bức vẽ phong cảnh mang tính trừu tượng, sử dụng các khối màu sắc đối lập để miêu tả thế giới dưới góc nhìn họa sĩ. Trong suốt hai năm qua, Dana đã vẽ được hơn 200 bức tranh. Tài năng đặc biệt này đã đưa cô trở thành người họa sĩ khuyết tật đầu tiên của tiểu bang Alabama triển lãm tranh tại nhiều bang khác ở Mỹ.

2

Sau vụ tai nạn giao thông trên đường đi công tác, anh Nam con bác Tư hàng xóm đã nằm một chỗ do bị gãy đôi chân. Thời gian trôi qua thật chậm đối với anh. Mỗi sáng, anh đều tập vật lí trị liệu, ăn uống đúng chế độ theo sự chỉ định của bác sĩ. Nhìn anh đau đớn, nhăn nhó trong gương mặt đẫm mồ hôi, em cảm tưởng anh sẽ bỏ cuộc. Thế mà chỉ sáu tháng trôi qua, bằng chính nghị lực của bản thân cùng sự động viên của gia đình và bạn bè, anh đã đi được trên đôi nạng. Một tháng lại trôi qua, anh đã bỏ đôi nạng và tập đi vững vàng trên đôi chân nhiều vết sẹo do phải giải phẫu nhiều lần. Tháng vừa qua, anh đã đạt giải Ba trong cuộc thi điền kinh trong khu phố. Thật là một gương sáng về ý chí kiên nhẫn và khả năng vượt khó đáng để em học tập.

Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
8 tháng 12 2021 lúc 10:57

Tham khảo
Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nghèo khổ, nhờ giàu nghị lực và ý chí nên đã thành công lừng lẫy. Trải đủ mọi nghề, có lúc trắng tay, ông vẫn không chút nản lòng. Chỉ trong mười năm kiên trì, ông đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người đương thời.

Nguyễn Minh Trang
Xem chi tiết
qlamm
4 tháng 12 2021 lúc 9:34

Tham khảo

Một tấm gương sáng ngời về ý chí, nghị lực vươn lên hoàn cảnh khó khăn phải nhắc tới thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Thuở nhỏ, cậu bé Ký bị liệt cả hai tay. Tàn nhưng không phế, cậu học cách viết chữ bằng chân. Đã biết bao lần đôi chân ấy bị tê dại đi vì cầm bút, bị vọp bẻ, bao nhiêu trang viết đã hỏng, bao nhiêu tờ giấy trắng đã bê bết mực, bao nhiêu lần bật khóc tức tưởi vì không thể viết một cách bình thường. Nhưng nghị lực đã khiến cậu bé quyết tâm vượt lên số phận, kiên cường luyện tập. Cậu bé ấy giờ đây đã trở thành nhà giáo ưu tú, hai lần nhận Huân chương Lao động Hồ Chí Minh.

Tham khảo:

Ông em thường nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Vừa qua ông em chẳng may bị ngã gãy chân. Vừa tháo bột xong, ông em đã lần giường tập đi từng bước một. Ông em rất kiên trì luyện tập. Mỗi ngày ông đều dậy sớm tập đi và đến nay sau năm ngày luyện tập ông đã đi được nhiều bước . Bây giờ ông em đã khỏe hẳn rồi. Ông em luôn là tấm gương để con cháu noi theo

Phạm Nguyễn Hưng Phát
4 tháng 12 2021 lúc 9:48

Tham khảo:

 Một tấm gương sáng ngời về ý chí, nghị lực vươn lên hoàn cảnh khó khăn phải nhắc tới thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Thuở nhỏ, cậu bé Ký bị liệt cả hai tay. Tàn nhưng không phế, cậu học cách viết chữ bằng chân. Đã biết bao lần đôi chân ấy bị tê dại đi vì cầm bút, bị vọp bẻ, bao nhiêu trang viết đã hỏng, bao nhiêu tờ giấy trắng đã bê bết mực, bao nhiêu lần bật khóc tức tưởi vì không thể viết một cách bình thường. Nhưng nghị lực đã khiến cậu bé quyết tâm vượt lên số phận, kiên cường luyện tập. Cậu bé ấy giờ đây đã trở thành nhà giáo ưu tú, hai lần nhận Huân chương Lao động Hồ Chí Minh.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 20:59

Bài viết mẫu

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

     Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Thanh mồ côi cha mẹ, sống cùng bà, hai bà cháu sống nương tựa lẫn nhau, tuổi thơ của Thanh tuy đầy sự vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ nhưng lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên rằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Từ khi Thanh lên thành phố công tác thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Tuy đã xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê, với Thanh ngôi nhà ấy vẫn như ngày nào vậy, tựa như tình yêu thương nơi người bà “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá.

     Đọc tác phẩm, người đọc có thể thấy ở Thanh toát lên một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà hơn cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Mỗi lần về thăm quê, Thanh đều có cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi quê hương mình được sinh ra, được lớn lên. Thanh cảm thấy thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng, phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động đến bình dị đến vậy. Theo bước chân của Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, được ngắm nhìn khung cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa. Câu văn ngắn gọn mà chan chứa tình cảm của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đã khiến cho người đọc thấy xúc động khôn nguôi, sự quan tâm dù rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn quan tâm đến cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Trở về thăm nhà sau hai năm xa quê, gặp lại bà, được nhận những yêu thương, quan tâm của bà, Thanh có cảm giác như được trở về với tuổi thơ khi còn nhỏ “…tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng”.

      Hình ảnh người bà tuy xuất hiện không hẳn nhiều nhưng chỉ với vài chi tiết, những hành động, những lời nói quan tâm của bà dành cho Thanh, ta cũng có thể cảm nhận được trọn vẹn tình cảm bao la của người bà. Từ lời quan tâm “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đến lời thúc giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi “Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?…”. Bà sợ cháu đi đường xa về mệt, bà sửa gối chiếu, dùng phất trần để phủi bụi trên giường, bà giục cháu nghỉ ngơi còn mình thì xuống bếp nấu ăn vì sợ cháu đói. Đối với Thanh khi ở bên bà lúc nào cũng có cảm giác được che chở, được quan tâm thì đối với bà, người cháu dù có lớn khôn đến đâu thì với bà lúc nào cũng là một đứa nhỏ cần được yêu thương, chăm sóc: “ …Ở đấy, bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng”. Hình ảnh người bà đã thể hiện trọn vẹn chất thơ trong truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam, khiến người đọc thấy cảm động trước tình cảm gia đình – tình bà cháu thiêng liêng.

     Không gian trong truyện ngắn cũng được Thạch Lam thành công miêu tả một cách sống động, hình ảnh khu vườn xưa hiện lên trước mắt Thanh với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Một khu vườn với cây hoàng lan vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với Thanh đến lạ thường. Và trong không gian bóng hoàng lan ấy, hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến Thanh hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

     Hình ảnh cây hoàng lan xuyên suốt câu truyện gắn với những kỉ niệm khi xưa của Thanh và cũng là nhân chứng cho tình yêu trong sáng của đôi trẻ Thanh – Nga. Tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi nó trong sáng, lại rất đáng yêu, qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó. Thạch Lam đã đưa chất thơ vào thể hiện sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, đó cũng chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa. Dù cho tình yêu của Thanh và Nga có chưa đầy sự gian khổ, khó khăn khi Thanh một lần nữa phải lên đường thì nó vẫn bền vững như ngày nào dưới sự chứng kiến của cây hoàng lan, Nga vẫn sẽ đợi Thanh, vẫn sẽ hái hoa hoàng lan cài lên tóc mỗi mùa hoa nở như khi Thanh đang ở bên cạnh. Tình yêu chưa lời ngỏ, chuyện tình chưa đi được đến hồi kết nhưng sự nhẹ nhàng của tình yêu ấy cũng đủ để lay động biết bao tâm hồn.

      Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh. Sở dĩ nó mang lại cho con người biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến bởi nó khơi gợi được thứ tình cảm gắn bó, sâu kín ở mỗi người, đó là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình yêu đầu đời. Đọc truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan, người đọc không chỉ cảm thán bởi tình cảm gia đình, tình bà cháu hay tình yêu đôi lứa của Thanh và Nga mà còn thán phục trước vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng mà đầy chất trữ tình.