Những câu hỏi liên quan
korea thang
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
2 tháng 11 2016 lúc 22:51

Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi...), các nhà khoa học đã chia dân cư hành ba chủng tộc chính: Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng), Nê-grô-it (người da đen) và Ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng).
Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, ở châu Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-it và châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.

Nguyễn Trần Thành Đạt
2 tháng 11 2016 lúc 23:16

Thế giới có 3 chủng tộc chính:

- Môn- gô- lô- it: Phân bố châu Á, màu da vàng, tóc thẳng và đen, mũi thấp

- Nê-grô-it: Phân bố châu Phi, màu da vàng, tóc xoăn màu đen, mũi thấp.

- Ê-rô-pê-ô-it: Phân bố châu Âu, màu da trắng, tóc xoăn đen và có mũi cao, mắt có con người màu xanh.

Trần Khánh Linh
11 tháng 10 2017 lúc 20:43

Có 3 chủng tộc chính:

+ Môn-gô-lô-it(da vàng)chủ yếu ở Châu Á

+ Nê-gro-it(da đen)chủ yếu ở Châu Phi

+ Ơ-rô-pê-ô-it(da trắng)chủ yếu ở Châu Âu

-Ngày nay,các chủng tộc chung sống khắp mọi nơi trên Trái Đất

Hồ Duy Hiếu
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
8 tháng 9 2016 lúc 20:18

- 3 chủng tộc chính trên thế giới là:

+ Môn - gô - lô - it ( người da vàng )

+ Nê - grô - it ( người da đen )

+ Ơ - rô - pê - ô - it ( người da trắng )

- Đặc điểm của 3 chủng tộc đã nêu trên :

Môn - gô - lô - it ( người da vàng ) : da vàng, tóc đen, sẫm; mắt đen; mũi thấp

+ Nê - grô - it ( người da đen ) : da đen, tóc xoăn, mắt xanh, nâu; mũi cao

Ơ - rô - pê - ô - it ( người da trắng ) : da trắng, tóc đen, vàng; mắt xanh, đen ; mũi cao

- 3 chủng tộc chính trên sống ở:

+ Môn - gô - lô - it ( người da vàng ) : chủ yếu sống ở châu Á

+ Nê - grô - it ( người da đen ) : chủ yếu sống ở châu Phi

+ Ơ - rô - pê - ô - it ( người da trắng ) : chủ yếu sống ở châu Âu

nguyễn thị minh ánh
8 tháng 9 2016 lúc 20:20

Tên các chủng tộc chính trên thế giới là:

- Môn - gô - lô - it

- Nê - grô - it

- Ơ - rô - pê - it

Các đặc  điểm của từng chủng ộc trên thế giới là:

Các chủng tộc sống ở những nơi trên trái đất là:

- Môn - gô - lô- it là người da vàng( sống mũi bình thường, dáng bình thường ) ; tập chung ở Châu Á trên thế giới

- Ơ - rô- pê - ô - it là người da trắng ( sống mũi cao, dáng người cao ) ; tập chung ở Châu Mĩ trên thế giới

- Nê - groo - it là người da đen ( Sống mũi tẹt, dáng người bình thường ) ; sống ở Châu Phi trên thế giới

 

Lê Thảo Anh
5 tháng 10 2016 lúc 19:04

Có 3 chủng tộc chính trên thế giới

Ơ-rơ-pê-ô-ít: da trắng hồng, tóc vàng hoặc nâu gợn sóng, mát xanh hoặc                           nâu, mũi nhọn, dài và hẹp

Nê-grô-ít : da nâu đậm, tóc đen ngắn và xoắn, mát đen to, mũi thấp môi                         rộng và dày

Môn-gô-lô-ít: da vàng (vàng nhạt, vàng nâu, vàng đậm,...) tóc đen, mượt,                          dài, mắt đen, mũi tẹt

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:27

Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong ngôi nhà sàn làm bằng tre, gỗ, lá. Trang phục truyền thống được may bằng vải thổ cẩm, trang trí hoa văn đặc sắc. 

datcoder
Xem chi tiết
Người Già
12 tháng 10 2023 lúc 23:49

Nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự đa dạng về văn hóa và lịch sử của các dân tộc. Dưới đây là những nét chính về nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam:
1. Nghệ thuật truyền thống: Nghệ thuật truyền thống của các dân tộc Việt Nam thường được thể hiện qua các hoạt động biểu diễn, như múa rối nước, múa sạp, cồng chiêng, hoát xoan, hát xẩm, hát chầu văn, hát cải lương, v.v. Những hoạt động này thường được tổ chức trong các lễ hội, đám cưới, tang lễ và các dịp đặc biệt khác.
2. Nghệ thuật thủ công: Nghệ thuật thủ công của các dân tộc Việt Nam rất đa dạng, bao gồm thêu, dệt, đan, khắc, chạm, vẽ, v.v. Những sản phẩm thủ công này thường được làm từ các vật liệu tự nhiên như tre, nứa, gỗ, đá, v.v. và có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.
3. Nghệ thuật kiến trúc: Nghệ thuật kiến trúc của các dân tộc Việt Nam thường được thể hiện qua các công trình kiến trúc đặc trưng của từng dân tộc, như nhà rông của người Tây Nguyên, nhà sàn của người Mường, nhà đình của người Kinh, v.v. Những công trình này thường được xây dựng từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, tre, nứa, v.v. và có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.
4. Nghệ thuật điêu khắc: Nghệ thuật điêu khắc của các dân tộc Việt Nam thường được thể hiện qua các tác phẩm điêu khắc trên gỗ, đá, đồng, v.v. Những tác phẩm này thường có tính chất tôn giáo, phản ánh các giá trị văn hóa và lịch sử của từng dân tộc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Đỗ Đức Hà
25 tháng 11 2023 lúc 19:46

- Yêu cầu số 1: Các di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung

+ Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.

+ Quần thể di tích Cố đô Huế ở Thừa Thiên Huế.

+ Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An ở Quảng Nam.

+ Ca trù ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

+ Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

+ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, phân bố ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.

+ Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam, phân bố ở: Thừa Thiên Huế.

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ, phân bố ở các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận.

+ Nhã nhạc cung đình Huế phân bố ở Thừa Thiên Huế.

- Yêu cầu số 2: Những nét nổi bật của di sản văn hoá thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung :

+ Tính đến năm 2020, vùng Duyên hải miền Trung đã có khoảng 10 di sản thế giới được UNESCO ghi danh.

+ Các di sản văn hóa này được phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải miền Trung; trong đó: Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là những nơi tập trung nhiều di sản văn hóa nhất.

+ Loại hình di sản ở vùng Duyên hải miền Trung rất đa dạng, bao gồm cả: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 11 2023 lúc 19:54

Tham khảo!

Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 22:27

Tham khảo!

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: hội Lim (ở Bắc Ninh), hội chùa Hương (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội); hội Gióng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), lễ hội Phủ Giày (ở Nam Định)...

-  Một số nét chính về lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

+ Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho mọi người đều được mạnh khoẻ, mùa màng bội thu....

+ Trong các lễ hội, người dân mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như: đánh đu, đấu vật, kéo co, cờ người,...

Minh Lệ
Xem chi tiết

Nhận xét và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới:

- Lúa gạo: khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.

=> Do lúa gạo thích hợp với khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa.

- Lúa mì: khu vực ôn đới.

=> Do lúa mì ưa khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.

- Ngô: khu vực nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng.

=> Do ngô thích hợp với đất ẩm, nhiều mùn, ưa khí hậu nóng, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Nhận xét và giải thích sự phân bố các cây công nghiệp chính trên thế giới:

- Mía, cà phê, cao su: khu vực nhiệt đới.

=> Do các loài cây này ưa nhiệt, ẩm cao.

- Củ cải đường: khu vực ôn đới và cận nhiệt.

=> Do cây ưa khí hậu ôn hòa, phù hợp với đất đen.

- Cây bông: khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa

=> Do cây bông ưa khí hậu nóng ẩm, ổn định, đất tốt.

- Chè: khu vực cận nhiệt.

=> Do cây chè ưa nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều.

- Đậu tương: phân bố ở nhiều đới khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới).

=> Do cây ưa ẩm, đất tơi xốp.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Lisa blackpink
31 tháng 7 2023 lúc 16:19

Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.