So sánh đặc điểm địa hình và khí hậu của miền Đông với miền Tây Trung Quốc bằng cách hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây vào vở:
Lựa chọn một đặc điểm thiên nhiên (địa hình, khí hậu hoặc sông ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để hoàn thành sơ đồ theo gợi ý dưới đây.
+ Đặc điểm thiên nhiên: Khí hậu hè nóng và mưa nhiều, đông lạnh và mưa ít.
+ Ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất: Thích hợp phát triển nông nghiệp những cây nông nghiệp ưa lạnh.
Hãy so sánh đặc điểm địa hình miền Đông và miền Tây Trung Quốc.
Miền Đông:
Địa hình: Đồng bằng châu thổ rộng lớn (Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc), đồi thấp phía tây.
Miền Tây:
Địa hình: Núi cao (Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Nam Sơn), cao nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Duy Ngỗ Nhĩ, Tarim), hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn(Tacla Macan, Alaxan).
Điền nội dung thích hợp vào bảng sau:
Hai miền ở Trung Quốc | Địa hình | Khí hậu Sông ngòi |
---|---|---|
Miền Đông | ||
Miền Tây |
- Lãnh thổ Trung Quốc lấy kinh tuyến 105 0 Đ chia hai miền Đông và Tây.
- Địa hình, khí hậu, sông ngòi ở hai miền là:
Hai miền ở Trung Quốc | Địa hình | Khí hậu Sông ngòi |
---|---|---|
Miền Đông | Thấp, có các đồng bằng phù sa màu mỡ: Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam… | Khí hậu chuyển từ gió mùa cận nhiệt sang gió màu ôn đới từ Nam lên Bắc. Hạ lưu các sông lớn, dồi dào nguồn nước. |
Miền Tây | Cao, các dãy núi lớn, cao nguyên và bồn địa: Thiên Sơn, Côn Luân,… | Ôn đới lục địa khô hạn. Ít sông, sông đầu nguồn tập trung ở một vài vùng núi. |
Hoàn thành bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại theo gợi ý dưới đây vào vở:
Nội dung | Cách mạng tư sản Anh | Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ | Cách mạng tư sản Pháp |
Mục tiêu | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Sác-lơ I) - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. | - Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc; - Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI) - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới; - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Nhiệm vụ | - Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến; - Xác lập nền dân chủ tư sản. | - Giành độc lập dân tộc; - Thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc. - Xác lập nền dân chủ tư sản. | - Hình thành thị trường dân tộc thống nhất; - Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng. - Xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; - Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân. |
Giai cấp lãnh đạo | Giai cấp tư sản và quý tộc mới | Giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô | Giai cấp tư sản |
Động lực | Lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản,…) | ||
Kết quả | - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế - Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. | - Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ra đời. | - Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế; thiết lập nền dân chủ tư sản. |
Ý nghĩa | - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh. | - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ - Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa khắp nơi trên thế giới. | - Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Lung lay chế độ phong kiến khắp châu Âu. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước. - Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi. |
Tóm tắt một đặc điểm thiên nhiên (địa hình hoặc khí hậu, sông ngòi) và tác động của nó đối với đời sống, sản xuất của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung theo gợi ý dưới đây.
dựa vào át lát địa lí việt nam và những kiến thức đã học em hãy so sánh đặc điểm địa hình khí hậu của miền bắc và đông bắc bắc bộ với miền nam trung bộ và nam bộ
Dựa vào hình 10.1, nêu đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc.
+ Miền Đông: thấp, chủ yếu là đồng bằng phù sa châu thổ màu mỡ (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung,...).
+ Miền Tây: cao, có các dãy núi lớn (Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Nam Sơn...), sơn nguyên (Tây Tạng,..), bồn địa (Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim, ...).
so sánh về địa hình,khí hậu của miền bắc và đông bắc bắc bộ với miền tây bắc và bắc trung bộ
mình cần gấp ạ cảm ơn mn
1/ So sánh địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Giải thích tại sao có sự khác biệt đó?
2/ So sánh sự giống và khác nhau của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và vùng khí hậu Nam Trung Bộ? Giải thích tại sao vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác của nước ta?
miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi
bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.
so sánh sự khác nhau về vị trí và phạm vi lãnh thổ, địa hình, khí hậu 3 miền: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ