gieo 3 con xúc xắc 6 mặt như nhau . tính xác xuất để tích cả 3 con xúc xắc là 216
Gieo lần lượt hai con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để ít nhất một con xúc xắc xuất hiện mặt 6 châm.
Gọi F là biến cố “ít nhất một con xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm”.
Biến cố \(\overline F \) là “ Cả hai con xúc xắc đều không xuất hiện mặt 6 chấm”.
Ta có \(n\left( \Omega \right) = 36\) và \(\overline F = \left\{ {\left( {i;j} \right),1 \le i;j \le 5} \right\}\) do đó \(n\left( {\overline F } \right) = 25\).
Vậy \(P\left( {\overline F } \right) = \frac{{25}}{{36}}\) nên \(P\left( F \right) = 1 - \frac{{25}}{{36}} = \frac{{11}}{{36}}\).
Gieo đồng thời 3 con xúc xắc. Tìm xác suất để có 1 con xúc xắc xuất hiện số chấm bằng tích số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc còn lại.
A. P = 25 216
B. P = 27 216
C. P = 24 216
D. P = 45 216
Bài số 3: Gieo một con xúc xắc. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: a) Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn? b) Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nhỏ hơn 6?
a: n(omega)=6
n(A)=3
=>P(A)=3/6=1/2
b: n(B)=5
=>P(B)=5/6
Gieo đồng thời 3 con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của các biến cố:
a) “Tích các số chấm ở mặt xuất hiện trên ba con xúc xắc chia hết cho 3”
b) “Tổng các số chấm ở mặt xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 4”
\(n_{\Omega}=6^3=216\)
a, A: "Tích các số chấm ở mặt xuất hiện trên 3 con xúc sắc chia hết cho 3"
\(\overline{A}\) : "Tích các số chấm ở mặt xuất hiện trên 3 con xúc sắc không chia hết cho 3"
Để xuất hiện TH xảy ra biến cố đối của A thì cả 3 con xúc sắc đều ra số chấm không chia hết cho 3, thuộc {1;2;4;5}
=> \(n_{\overline{A}}=4.4.4=64\)
Vậy, XS của biến cố A là:
\(P_{\left(A\right)}=1-P_{\overline{A}}=1-\dfrac{n_{\overline{A}}}{n_{\Omega}}=1-\dfrac{64}{216}=\dfrac{19}{27}\)
b, B: "Tổng các số chấm ở mặt xuất hiện ba con xúc sắc lớn hơn 4"
=> \(\overline{B}\) : "Tổng các số chấm ở mặt xuất hiện trên ba con xúc sắc không lớn hơn 4"
=> \(\overline{B}=\left\{\left(1;1;1\right);\left(2;1;1;\right);\left(1;2;1\right);\left(1;1;2\right)\right\}\Rightarrow n_{\overline{B}}=4\)
Vậy, XS của biến cố B là:
\(P_{\left(B\right)}=1-P_{\overline{B}}=1-\dfrac{n_{\left(B\right)}}{n_{\Omega}}=1-\dfrac{4}{216}=\dfrac{53}{54}\)
Có 5 con xúc xắc được đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5. Gieo đồng thời cả 5 xúc xắc đó. Tính xác suất để tổng của 5 số trên mặt xuất hiện của 5 xúc xắc bằng 14. giúp em với ạ
Gọi con số xuất hiện trên xúc xắc thứ i (với \(1\le i\le5\) ) là \(x_i\) (với \(1\le x_i\le6\))
Ta cần tìm số bộ nghiệm nguyên dương của pt:
\(x_1+x_2+x_3+x_4+x_5=14\)
Đặt \(y_i=x_i-1\Rightarrow y_1+y_2+y_3+y_4+y_5=9\) (1) với \(y_i\) không âm
Đưa về bài toán chia kẹo Euler: tìm số nghiệm nguyên không âm của pt:
\(\left\{{}\begin{matrix}y_1+y_2+y_3+y_4+y_5=9\\y_i\le5\end{matrix}\right.\)
Theo bài toán chia kẹo, số nghiệm nguyên ko âm bất kì của (1) là: \(C_{9+5-1}^{5-1}=C_{13}^4\)
Bây giờ, do vai trò của \(y_i\) như nhau, ta xét pt: \(\left\{{}\begin{matrix}y_1+y_2+y_3+y_4+y_5=9\\y_1\ge6\end{matrix}\right.\)
Đặt \(y_1-6=z_1\Rightarrow z_1+y_2+y_3+y_4+y_5=3\) (2)
\(\Rightarrow\) (2) có số nghiệm nguyên ko âm là: \(C_{5+3-1}^{5-1}=C_7^4\)
Do ko thể tồn tại cùng lúc 2 giá trị i; j sao cho \(\left\{{}\begin{matrix}y_1+y_2+y_3+y_4+y_5=9\\y_i\ge6;y_j\ge6\end{matrix}\right.\)
Nên các trường hợp \(\left\{{}\begin{matrix}y_1+y_2+y_3+y_4+y_5=9\\y_i\ge6\end{matrix}\right.\) là độc lập (các tập hợp này giao nhau đều bằng rỗng)
Do đó, số nghiệm của pt: \(\left\{{}\begin{matrix}y_1+y_2+y_3+y_4+y_5=9\\y_i\le5\end{matrix}\right.\) là: \(C_{13}^4-5.C_7^4\)
Hai bạn An và Bình mỗi người gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để:
a) Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 3;
b) Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc mà An gieo lớn hơn hoặc bằng 5;
c) Tích hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 6;
d) Tổng hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số nguyên tố.
Ta có số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega \right) = 36\).
a) Ta có \(E = \left\{ {\left( {1,1} \right);\left( {1,2} \right);\left( {2,1} \right);\left( {2,2} \right)} \right\}\). Suy ra \(n\left( E \right) = 4\) và \(P\left( E \right) = \frac{4}{{36}} = \frac{1}{9}\).
b) Ta có \(F = \{(1,5);(2,5);(3,5);(4,5);(5,5);(6,5);(1,6);(2,6);(3,6);(4,6);(5,6);(6;6)\}\). Suy ra \(n\left( F \right) = 12\). Vậy \(P\left( F \right) = \frac{{12}}{{36}} = \frac{1}{3}\).
c) Ta có \(G = \{ \left( {1;1} \right);\left( {1,2} \right);\left( {1,3} \right);\left( {1,4} \right);\left( {1,5} \right);\left( {2,1} \right);\left( {2,2} \right);\left( {3,1} \right);\left( {4,1} \right);\left( {5,1} \right)\} \). Suy ra \(n\left( G \right) = 10\). Vậy \(P\left( G \right) = \frac{{10}}{{36}} = \frac{5}{{18}}\).
d) Ta có \(H = \{ ( 1,1 );( 1,2 );( 2,1 );( 1,4 );( 2,3 );( 3,2 );( 4,1 );( 1,6 ) ;( 2,5 ) ;( 3,4 );( 4,3 );( 5,2 );( 6,1 );( 5,6 );( 6,5 ) \}\). Suy ra \(n\left( H \right) = 15\). Vậy \(P\left( H \right) = \frac{{15}}{{36}} = \frac{5}{{12}}\).
Xét một con xúc xắc cân đối và đồng chất một số chấm ở mỗi mặt là một trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 (Hình 32). Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Khi đó khả năng xuất hiện từ mặt của con xúc xắc là như nhau.
Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số lẻ”.
Làm thế nào để phản ánh được khả năng xảy ra của biến cố trên?
Để phản ánh được khả năng xảy ra của biến cố trên ta tính xác suất của biến cố đó trong trò chơi giao xúc xắc.
Xác suất của biến cố trong trò chơi này bằng tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc.
Gieo 5 lần một con xúc xắc. Tính xác suất để trong 5 lần gieo đó có 3 lần xuất hiện mặt 6 chấm.
Gieo hai con xúc xắc. Hãy tính số kết quả thuận lợi cho biến cố:
a) “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 3 chấm”
b) “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5”
c) “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số lẻ”
a) Vì hai con xúc xắc được gieo đồng thời, nên kết quả không phân biệt thứ tự
Gọi A là biến cố “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 3 chấm”. Tập hợp mô tả biến cố A là:
\(A = \left\{ {(1;4),(2;5),(3;6)} \right\}\)(Với kết quả của phép thử là cặp số (i; j) trong đó i và j lần lượt là số chấm trên hai con xúc xắc)
b) Vì hai con xúc xắc được gieo đồng thời, nên kết quả không phân biệt thứ tự
Gọi B là biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5”. Tập hợp mô tả biến cố B là:
\(A = \left\{ {(1;5),(2;5),(3;5),(4;5),(6;5)} \right\}\)(Với kết quả của phép thử là cặp số (i; j) trong đó i và j lần lượt là số chấm trên hai con xúc xắc)
c) Vì hai con xúc xắc được gieo đồng thời, nên kết quả không phân biệt thứ tự
Gọi C là biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số lẻ”. Tập hợp mô tả biến cố C là:
\(C = \left\{ {(a,b)\left| {a = 2,4,6;b = 1;3;5} \right.} \right\}\)(Với kết quả của phép thử là cặp số (a,b) trong đó a và b lần lượt là số chấm trên hai con xúc xắc)
Gieo 3 con xúc xắc. Tìm xác suất để có 1 con xúc xắc xuất hiện số chấm bằng tổng số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc còn lại và tổng số chấm xuất hiện bằng 12
A. p = 5 72
B. p = 1 36
C. p = 1 72
D. p = 5 36