Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 8 2023 lúc 20:46

Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:
- Gió mùa đông (tháng 11- tháng 4 năm sau): lạnh, khô. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc. Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào, Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc chiếm ưu thế.
- Gió mùa hạ (từ tháng 5 - tháng 10): nóng, ẩm, chủ yếu có hướng tây nam.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 8 2023 lúc 20:46

Tham khảo

* Nguyên nhân:

- Do nằm trong khu vực hoạt động của gió Tín phong và gió mùa.

- Hoạt động của gió mùa lấn át gió Tín phong nên trong năm nước ta có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông và gió mùa hạ.

* Gió mùa mùa đông:

- Phạm vi hoạt động: Từ vĩ tuyến 16◦B trở ra Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa đông, khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống đã tạo cho miền bắc nước ta có một mùa đông lạnh ⇒ Miền Bắc có mùa đông lạnh.

+ Vào cuối mùa đông: khối khí di chuyển xuống phía nam bị suy yếu nên Tín phong hoạt động mạnh gây mưa lớn cho ven biển Trung Bộ và tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

* Gió mùa mùa hạ:

- Phạm vi hoạt động: từ 16◦B trở vào Nam.

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Hướng: Tây Nam.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa hạ: Khối không khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương đến nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi di chuyển đến vùng ven biển Trung Bộ và khu vực phía Nam Tây Bắc gây hiệu ứng phơn làm thời tiết hanh khô.

+ Vào giữa vào cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán Cầu Nam) cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả nước.

Nhật Văn
13 tháng 8 2023 lúc 20:46

Tham khảo:

♦ Nguyên nhân:

- Do nằm trong khu vực hoạt động của gió Tín phong và gió mùa.

- Hoạt động của gió mùa lấn át gió Tín phong nên trong năm nước ta có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông và gió mùa hạ.

♦ Gió mùa mùa đông:

- Phạm vi hoạt động: Từ vĩ tuyến 16◦B trở ra Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa đông, khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống đã tạo cho miền bắc nước ta có một mùa đông lạnh ⇒ Miền Bắc có mùa đông lạnh.

+ Vào cuối mùa đông: khối khí di chuyển xuống phía nam bị suy yếu nên Tín phong hoạt động mạnh gây mưa lớn cho ven biển Trung Bộ và tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

♦ Gió mùa mùa hạ:

- Phạm vi hoạt động: từ 16◦B trở vào Nam.

 

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Hướng: Tây Nam.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa hạ: Khối không khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương đến nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi di chuyển đến vùng ven biển Trung Bộ và khu vực phía Nam Tây Bắc gây hiệu ứng phơn làm thời tiết hanh khô.

+ Vào giữa vào cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán Cầu Nam) cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả nước.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 6:35

THAM KHẢO
- Khí hậu ở vùng Duyên hải miền Trung mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa mưa và bão tập trung vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 11).
- Khí hậu có sự khác biệt giữa phần phía bắc và phần phía nam dãy Bạch Mã:
+ Phần phía bắc, mùa hạ nóng khô, mùa đông lạnh.
+ Phần phía nam không có mùa đông lạnh.
- Đây là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bão và gió Tây khô nóng nhất nước ta.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 11 2023 lúc 10:57

- Một số sông lớn ở khu vực Nam Bộ, là: sông Đồng Nai; sông Tiền; sông Hậu; sông Sài Gòn.
- Đặc điểm chính của sông ngòi:
+ Vùng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, với nhiều sông lớn là: sông Đồng Nai (ở Đông Nam Bộ), sông Tiền, sông Hậu (ở đồng bằng sông Cửu Long),...
+ Sông ngòi là nguồn cung cấp nước, phù sa, thuỷ sản và là đường giao thông quan trọng của vùng.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:46

Tham khảo!

- Vùng Nam Bộ có nhiệt độ cao, trung bình trên 27°C.

- Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

+ Mùa khô thường mưa ít, gây ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Nguyễn Thị Lan
14 tháng 5 lúc 8:48

Sông Mê Kông chảy vào đồng bằng sông Cửu Long chia thành mấy nhánh sông lớn ? Đó là sông nào ?😌

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 12:43

Tham khảo:
- Vùng Nam Bộ có nhiều loại đất khác nhau:
+ Ở Đông Nam Bộ chủ yếu là đất đỏ badan và đất xám.
+ Ở Tây Nam Bộ có ba loại đất chính là đất phù sa, đất phèn và đất mặn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nhật Văn
13 tháng 8 2023 lúc 20:43

Tham khảo:

- Tính chất ẩm được thể hiện qua lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí.

+ Nước ta có tổng lượng mưa năm rất lớn, phổ biến từ 1500 mm đến 2000 mm. Nhiều nơi do ảnh hưởng của địa hình đón gió ẩm, lượng mưa lên tới trên 3000 mm như: Bắc Quang (tỉnh Hà Giang); Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế); Trà My (tỉnh Quảng Nam),...

+ Cân bằng ẩm luôn dương.

+ Độ ẩm không khí cao, thường trên 80%.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 8 2023 lúc 20:44

Được thể hiện qua lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí: Lượng mưa rất lớn, cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí thì rất cao(thường trên 80%)

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nhật Văn
13 tháng 8 2023 lúc 20:42

Tham khảo:

♦ Tính chất nhiệt đới của gió mùa Việt Nam được thể hiện qua: bức xạ mặt Trời, nhiệt độ và số giờ nắng.

- Bức xạ mặt trời:

+ Tổng bức xạ lên: 110 - 160 kcal/cm2 /năm.

+ Cán cân bức xạ: 75 kcal/cm2 /năm.

- Số giờ nắng: 1400 giờ /năm - 3000 giờ/năm.

- Nhiệt độ trung bình trên 20 ℃ (trừ những vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

Mai Trung Hải Phong
13 tháng 8 2023 lúc 20:43

THAM KHẢO

1. TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA ẨM

- Tính chất nhiệt đới:

+ Nguồn nhiệt năng lớn: bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilô calo nhiệt năng.

+ Số giờ nắng trong năm cao: đạt từ 1.400 – 3.000 giờ/năm.

+ Nhiệt độ trung bình năm cao: vượt trên 21 độ C, tăng dần từ bắc vào nam.

- Tính chất gió mùa: Khí hậu nước ta chia thành 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió:

+ Mùa đông lạnh, khô với gió mùa Đông Bắc.

+ Mùa hạ nóng, ẩm với gió mùa Tây Nam.

- Tính chất ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1.500 – 2.000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí cao: trên 80%.

2. TÍNH CHẤT ĐA DẠNG VÀ THẤT THƯỜNG

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta không thống nhất trên toàn quốc mà phân hóa đa dạng theo không gian và theo thời gian, hình thành nên các miền và khu vực khí hậu khác nhau rõ rệt:

+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam: có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

+ Khu vực Đông Trường Sơn gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn: có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

+ Khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

+ Ở những miền núi cao, khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

- Ngoài sự phân hóa đa dạng, khí hậu Việt Nam còn rất thất thường, biến động mạnh:

+ Có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão…

+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.

Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ gặp nhiều khó khăn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 12:41

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Một số núi ở vùng Nam Bộ là: núi Chứa Chan; núi Bà Rá; núi Bà Đen.
- Hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ đều bị ngập nước vào mùa lũ
 • Yêu cầu số 2: Đặc điểm địa hình
- Khu vực Đông Nam Bộ:
+ Có địa hình cao hơn Tây Nam Bộ.
+ Ở Đông Nam Bộ, đồi thoải lượn sóng và đồng bằng chiếm phần lớn diện tích. Ngoài ra còn có một số núi như: núi Bà Đen, núi Chứa Chan,...
- Khu vực Tây Nam Bộ (còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long):
+ Có địa hình bằng phẳng và thấp, nhiều vùng đất ngập nước như: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
+ Vùng ven biển có nhiều bãi đất thấp chịu ảnh hưởng mạnh của biển.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Lisa blackpink
31 tháng 7 2023 lúc 16:23

- Vùng Nam Bộ có nhiệt độ cao, trung bình trên 27°C.

- Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

+ Mùa khô thường mưa ít, gây ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Minh Lệ
Xem chi tiết

* Đặc điểm phân hóa khí hậu ở châu Âu: khí hậu phân hóa đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu.

- Đới khí hậu cực và cận cực:

+ Phân bố: phía bắc châu lục và các đảo vùng cực.

+ Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.

- Đới khí hậu ôn đới: chiếm phần lớn diện tích, gồm 2 kiểu khí hậu

+ Khí hậu ôn đới hải dương:

Phân bố: các đảo và vùng ven biển phía tây.

Khí hậu điều hòa, mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường trên 0oC; mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn.

+ Khí hậu ôn đới lục địa:

Phân bố: vùng trung tâm và phía đông châu lục.

Mùa hè nóng, mùa dông lạnh hơn so với khí hậu ôn đới hải dương; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông.

- Đới khí hậu cận nhiệt:

+ Phân bố: phía nam châu lục.

+ Mùa hè nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào,lượng mưa ở mức trung bình.

- Ngoài ra, khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đỉnh núi thường có băng tuyết bao phủ.