Những câu hỏi liên quan
Linh ???
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
30 tháng 10 2021 lúc 0:02

Câu 1: 

Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được.
Hoàng Thiên Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
7 tháng 9 2021 lúc 21:43

Câu 1: 

Một số ngôn ngữ lập trình là pascal, c++; python,...

Câu 2: C

Câu 3: C

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Đề 1

Thuyết minh về tác phẩm “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới - Bài 43) - Nguyễn Trãi

      Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

      Mở đầu bài thơ "Cảnh ngày hè" là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:

                                                                                                “Rồi hóng mát thuở ngày trường

                                                                                                Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

                                                                                                Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

                                                                                                Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

                                                                                                Lao xao chợ cá làng Ngư phủ

                                                                                                Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

      Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung thoải mái nhất khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác khướu giác và tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh "lao xao" của làng chài, "dắng dỏi" của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng thân thuộc gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

      Hai câu cuối của bài thơ đã được Nguyễn Trãi gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:

                                                                                                “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

                                                                                                Dân giàu đủ khắp đòi phương”

      Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.

      Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:

                                                                                                “Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông”

      Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.

      Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Đề 2

Thuyết minh về tầm quan trọng của việc học tập trong xã hội hiện nay

       Từ xưa đến nay, giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Từ các triều đại phong kiến cho đến thời đại ngày nay, việc giáo dục con người luôn được coi là tiêu chí hàng đầu của sự phát triển đất nước và nó luôn gắn liền với việc học. Bởi vậy, lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” vẫn còn nguyên giá trị ngay cả trong cuộc sống ngày nay.

       Học ở đây có thể hiểu là sự tiếp thu kiến thức được truyền đạt lại từ các phương tiện khác nhau và thường nó được dùng để chỉ những kiến thức tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể học từ những bài học của thầy cô giảng trên lớp, từ bạn bè, những người đi trước rồi đến sách vở, báo chí, video... Kiến thức luôn hiện diện ở khắp mọi nơi và đòi hỏi chúng ta phải biết học tập một cách đúng cách và hiệu quả. “Học nữa, học mãi" ở đây có thể hiểu là việc học diễn ra lâu dài, kiên trì, bền bỉ, diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi người. Không chỉ những em nhỏ cần phải học mà ngay cả những người lớn tuổi, họ cũng hoàn toàn có thể học để mở rộng kiến thức của mình. Kiến thức luôn là một vũ trụ rộng mở và chúng ta phải chiếm lĩnh nó. Ẩn sâu trong đó là lời khuyên chân thành rằng chúng ta hãy luôn học hỏi, trau dồi bản thân mình để trở lên tốt đẹp hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

       Vậy việc học như vậy sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì? Trước hết là đối với bản thân chúng ta. Như chúng ta đều biết, trình độ văn hóa luôn là thước đo để đánh giá phẩm chất của con người trong xã hội, hay như từ chúng ta thường thấy là “có học” và “không có học”. Có học ở đây là để chỉ những người học cao cấp đại học, có thể là thạc sĩ, tiến sĩ và đây được cho là phần tinh túy của xã hội. “Không có học” ở đây là để chỉ những người học thấp, hết chương hình Trung học cơ sở hoặc phổ thông, sau đó họ đi làm và không tiếp tục học nua. Và hiển nhiên, những người "có học" sẽ được xã hội trọng dụng và coi trọng hơn. Trình độ văn hóa không chỉ nói lên con người mà nó còn giúp mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt, nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh và luôn được ưu tiên trong một số trường hợp như điều kiện làm việc, đối xử... Đối với xã hội, sự phát triển của nó tùy thuộc vào nó. Một xã hội bao gồm những người có trình độ học tập, làm việc, cư xử... sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của xã hội ngày càng cao mà nó còn giúp tạo một môi trường lành mạnh để con người có thể bộc lộ hết tài năng của mình, cống hiến hết mình vì sự phát triển của xã hội. Đó chính là lợi ích to lớn nhất của việc học.

       Dù vậy, trong cuộc sống ta vẫn luôn bắt gặp những trường hợp không chịu học hỏi, nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân mà luôn áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, luôn cho mình là đúng. Những người như vậy thật đáng phê phán. Hay một bộ phận khác, họ không muốn học tập hay làm việc mà chỉ muốn ăn chơi va dần sa đọa vào tệ nạn xã hội dẫn đến những hậu quả thương tâm.

       Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải luôn học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình, điều đó không chỉ nâng cao hiểu biết của bản thân chúng ta mà nó còn giúp chúng ta luôn giữ được bản tính và lý tưởng của mình, tỉnh táo trước sự cám dỗ và những thói tiêu cực. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh chúng ta, cần phải luôn luôn học tập, rèn luyện bản thân mình ngày càng trở lên tốt đẹp hơn, phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước. Phải luôn phấn đấu phát triển bản thân trở thành một người có ích cho xã hội, để xứng đáng với lời răn dạy của Lê-nin.

Viết về bức tranh Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu (Folly Driving the Chariot of Love)

       Những bức họa cổ điển, ngoài việc chứa đựng những câu chuyện truyền thuyết, những câu chuyện trong kinh Thánh, v.v… còn có thể chứa đựng nhiều tầng lớp nội hàm, và để một khoảng tự do cho người xem với các cảnh giới tư tưởng khác nhau tự mình đánh giá. Đó cũng chính là giá trị thâm thúy và sâu sắc của nhiều kiệt tác hội họa cổ điển. Trong đó phải kể đến tác phẩm Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu’ (Folly Driving the Chariot of Love).

       Giuseppe Bezzuoli (1784-1855) là hoạ sĩ lớn của phong cách lãng mạn Ý thế kỷ 19. Là con người, chúng ta đều cần có tình yêu, song điều gì sẽ xảy ra khi tình yêu của một người trở nên điên cuồng mất lý trí? Ai cũng có thể mắc sai lầm khi vướng lưới tình, và khi ta ‘yêu như điên cuồng’, thì điều nguy hiểm nào chờ đợi?

Marchese Carlo Gerini, người đặt hàng cho họa sĩ Giuseppe Bezzuoli (1784-1855) vẽ bức tranh “Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu” trên trần cung điện của chính ông ở Florence vào mùa xuân năm 1848, có thể cũng đã nghĩ tới những điều đó.

       Để giải thích cho lý do ra đời của bức tranh, Furio Rinaldi, chuyên gia về kiệt tác tranh cổ của nhà đấu giá Christie’s ở New York, đã phỏng đoán: “Bức tranh này có thể đã được vẽ trong một dịp đám cưới”. “Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu”, vẽ năm 1848 bởi Giuseppe Bezzuoli (1784-1855). Chất liệu: Than chì, màu lót xám, được làm nổi bằng màu thân xe trắng, trên bốn tờ giấy nâu sáng, 135 3/4 inch x 189 1/2 inch. (Bản quyền: nhà đấu giá Christie’s).

Vậy yếu tố ngụ ngôn mà bức tranh này thể hiện là gì?

       Trước hết chúng ta hãy nhìn vào các chi tiết của bức tranh. Bức tranh mô tả vị thần tình yêu La Mã, hay còn gọi là Cupid, đeo chiếc ống tên đặc trưng của mình, nhưng các mũi tên không được phô ra. Chàng đang cầm một cây cung, nhưng lại không có dây cung. Những phần còn thiếu trong các đồ vật mang theo của chàng như thế có thể nhằm ngụ ý rằng vì thiếu chúng nên chàng chưa thể đạt được mục tiêu. Chàng ngồi đó trong một dáng vẻ hờ hững, không bị xáo động bởi cỗ xe tình yêu đã bị một người phụ nữ trong trạng thái điên cuồng điều khiển. Với vẻ điên cuồng thể hiện cả trong ánh mắt, người phụ nữ đứng ở phía trước của cỗ xe ngựa tình yêu, vung chiếc roi da trong tay một cách mãnh liệt và tay bên kia tóm dây cương. Nửa thân trên để trần, với mái tóc xõa bay trong gió, cô giằng giật bốn con ngựa khiến chúng hoảng sợ, dường như cô cũng không phải chủ nhân của chúng và chủ nhân chiếc xe này.

       Ở trong trạng thái ngược lại với cô gái, Cupid, hay Thần tình yêu, có một vẻ bình thản, khi cỗ xe chở chàng lướt đi trên những đám mây. Chàng ngước nhìn thiên sứ với ánh mắt buồn, xung quanh đầu chàng hào quang tỏa sáng. Chàng đang dõi theo một tiểu thiên sứ bay lượn với một chiếc vòng trên tay. Đại diện cho sự ngây thơ trong sáng, tiểu thiên sứ luôn bay lượn trên đầu Thần tình yêu, ở bên chàng, bảo vệ chàng, đối ngược lại với sự điên loạn của người phụ nữ và những chú ngựa đang hoảng loạn phi nước cuồng.

Có lẽ tác phẩm tranh ngụ ngôn này muốn để người xem thấy sự tương phản giữa một tình yêu thuần khiết, bình thản và lý trí, với một sự ham muốn điên cuồng trong dục vọng bất kham?

Nó cho phép người xem dễ dàng hình dung ra hậu quả của các lựa chọn khác nhau trong tình yêu: hoặc là tiết chế một cách có ý thức, đưa đến trách nhiệm, sự hài hòa thấu hiểu, hoặc là buông thả một cách vô ý thức, dẫn đến sự điên rồ chứa chất nhiều nguy hiểm.

       Nhưng có lẽ bức kiệt tác không chỉ minh họa cho sự tương phản này. Nó có thể mang theo một thông điệp của Thần đối với con người: Con người có lẽ luôn lạc hướng trong những dục vọng điên cuồng mất kiểm soát, dẫn đến hậu quả nguy hiểm, tuy nhiên vẫn luôn có Thần dõi theo, chăm nom, hy vọng con người tỉnh lại khỏi cơn mê, không bị tầng tầng dục vọng như lũ cuốn đi. Nhưng lúc có những lúc Thần phải buồn bã tuyệt vọng nhìn con người không cách nào tự giải thoát mình khỏi những cơn mê điên cuồng huyễn hoặc. Dù sao, ở đâu đó vẫn còn một sự hy vọng cho con người. Mặc dù người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe ngựa một cách mất kiểm soát, tuy nhiên ta vẫn cảm nhận rằng, Thần tình yêu và tiểu thiên sứ vẫn luôn đi cùng để bảo vệ nàng cùng những chú ngựa đang hoảng sợ kia…

       Một khía cạnh tuyệt vời khác của các ý tứ ngụ ngôn trong bức tranh này, là việc sắp đặt những chi tiết tư tưởng đối lập bên trong, và ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó, khi xem bức họa này, tùy thuộc vào tâm trạng của người xem, mỗi người đều có thể có những bài học đúc rút hay câu chuyện cho riêng mình, dẫn đến những sự thấm thía khác nhau. Thế nên, trong một cuộc phỏng vấn riêng tư tại nhà đấu giá Christie’s tại Rockefeller Center, Rinaldi đã nói: “Điều tôi thực sự thích ở nhân vật Cupid là, chàng là Thần kháng lại bóng tối, và với vầng hào quang chàng phát ra, trông chàng thực sự đẹp đẽ.”

       Ai không từng trăn trở khi tình yêu phải đối mặt với sự ích kỉ, hoặc khi lý trí phải đối mặt với sự đam mê? Nội hàm ý nghĩa thâm sâu của bức tranh “Người phụ nữ điên cuồng điều khiển cỗ xe tình yêu” là sự nhắc nhở lớn cho con người: Chớ để sự đam mê và cuồng vọng mất lý trí trong tình yêu dẫn ta tới bờ nguy hiểm.

       Bức vẽ khổng lồ và cực hiếm này đã tạo ra một vũ đài cho các ý kiến phản hồi từ nhiều chuyên gia, bằng một hình thức nghệ thuật ẩn dụ giá trị nhất – một câu chuyện ngụ ngôn cho loài người.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 12 2023 lúc 23:50

Khi kể lại câu chuyện HS cần lưu ý những nội dung quan trọng sau:

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Bước 4: Trao đổi, đánh giá.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 3 2017 lúc 4:17

Đoạn văn từ “Ông nói gì với chị?” đến “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn

Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này: Bình luận ngoại đề (hay “trữ tình ngoại đề”)

   + Trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm...

   + Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ, những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn với người đọc...

Lưu ý: nếu lạm dụng trữ tình ngoại đề sẽ làm cho tác phẩm tản mạn, sai lệch về tư tưởng, thiếu kinh nghiệm sống, ảnh hưởng chất lượng tác phẩm

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 3 2018 lúc 14:05

a, Môi: chỉ cái muôi, thìa múc canh

Nhút: chỉ món ăn làm từ xơ mít

Bá: người anh/ chị lớn tuổi hơn bố mẹ mình.

không bít
Xem chi tiết
Minh Hồng
24 tháng 11 2021 lúc 19:37

C

๖ۣۜHả๖ۣۜI
24 tháng 11 2021 lúc 19:38

C

13. Thảo My 64
24 tháng 11 2021 lúc 19:40

C

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 12 2019 lúc 17:33

Ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa lời nói

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
8 tháng 3 2023 lúc 21:00

- Tín hiệu phi ngôn ngữ trong văn bản là cho thấy lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực giai đoạn 1979-2019.

=> Ý nghĩa:góp phần làm tăng tính trực quan cho thông tin. Từ đó, người đọc dễ dàng hình dung hơn về thông tin và các số liệu được đưa ra đồng thời tiếp cận vấn đề dễ dàng hơn.