Chia sẻ với bạn về những điều em thấy trong bức tranh dưới đây:
Chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc.
Trong bức tranh của bài đọc có hình ảnh cậu bé đang thả diều cùng chú chó trên cánh đồng tràn ngập sắc hoa và có rất nhiều ong đang hút mật.
Chơi trò chơi Bức tranh mùa thu:
- Chia sẻ với bạn về một trong hai bức tranh dưới đây theo gợi ý:
Bài tham khảo 1:
Tớ thích bức tranh thứ nhất. Bức tranh vẽ một rừng cây đang thay lá. Những tán cây trong rừng có nhiều màu sắc: màu xanh, màu đỏ, màu vang, màu cam. Tớ đoán đây là một bức tranh về mùa thu thật đẹp.
Bài tham khảo 2:
Bức tranh thứ hai vẽ một đêm hội trung thu. Bức tranh rực rỡ với đủ loại sắc màu. Tớ còn thấy các bạn trong tranh đang chơi đùa vui vẻ. Tớ cảm nhận được không khí vui vẻ ngày trung thu khi xem bức tranh này.
Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu về cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy chưa? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
- Em đã từng được xem qua và tìm hiểu về tranh Đông Hồ.
- Những kiến thức em biết về tranh Đông Hồ:
+ Một số bức tranh Đông Hồ: Lợn đàn, Vinh quy bái tổ, Đám cưới chuột,…
+ Loại giấy sử dụng để in tranh Đông Hồ là giấy điệp.
2. Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
- Em đã từng được xem qua và tìm hiểu về tranh Đông Hồ.
- Những kiến thức em biết về tranh Đông Hồ:
+ Một số bức tranh Đông Hồ: Đám cưới chuột, Lợn ỷ có xoáy Âm dương, Tranh "Đàn gà" hoặc "Sân gà" cầu chúc cho sự sung túc, đông con và an nhàn.
+ Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp; trộn với hồ dán; rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy đó.
+ Quá trình chế tác:
- Sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ: mỗi mẫu sẽ có 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.
- Chuẩn bị giấy Dó: để có được tờ giấy dó hoàn chỉnh, người ta phải chọn lựa từng loại vỏ Dó được lấy từ trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô, đóng xén thành phẩm. Cuối cùng là quét hồ điệp.
- In tranh: Màu sắc trong tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên: màu đỏ lấy từ gạch non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá tràm, trắng từ vỏ sò điệp. Thường để in một tranh cần phải có 5 bản khắc, in trong 5 lần.
- Phơi tranh: sau khi tranh đã in xong sẽ được phơi cho khô.
Em hãy vẽ một bức tranh có Mặt trăng và các ngôi sao. Chia sẻ với bạn về bức tranh.
Hãy chia sẻ với các bạn
+ Những ấn tượng đầu tiên về thầy cô đã dạy em ở tiểu học,
+ Những điều em thấy nuối tiếc khi chưa bày tỏ với thầy cô mình được học trước đây.
+ Ấn tượng đầu: Nhẹ nhàng, ân cần, tài năng
+ Tiếc nuối: Không chăm ngoan nên nhiều lần bị cô mắng, xin lỗi lúc đó chưa thật sự thành tâm.
Hãy vẽ một bức tranh về quyền trẻ em và chia sẻ ý nghĩa của bức tranh đó với các bạn.
a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.
b. Chia sẻ với bạn về phiếu đọc sách của em.
a.
Em có thể tham khảo một số truyện sau:
Truyện 1:
Người thầy cũ
1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.
2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!
Thầy giáo cười vui vẻ:
- À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!
- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."
3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
(theo Phong Thu)
Tên truyện: Người thầy cũ
Tên tác giả: Phong Thu
Nhân vật: Dũng, người thầy, bố Dũng
Nội dung: ở một trường học, có một chú bộ đội xuất hiện và chào thầy giáo cũ của mình. Chú bố đội là bố của Dũng. Sau bao nhiêu năm, bố Dũng vẫn nhớ và biết ơn thầy giáo cũ. Dũng rất xúc động khi được lắng nghe câu chuyện của bố và thầy giáo. Đó cũng giống như một bài học đáng nhớ dành cho Dũng.
Truyện 2:
Ngôi trường mới
Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, mái đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.
Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Theo NGÔ QUÂN MIỆN
Tên truyện: Ngôi trường mới
Tên tác giả: Ngô Quân Miện
Nhân vật: bạn học sinh
Nội dung: Truyện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.
b.
Bài tham khảo 1:
Tớ đã từng đọc truyện “Người thầy cũ” của tác giả Phong Thu. Truyện có 3 nhân vật là Dũng, thầy giáo và bố của Dũng. Truyện kể về một chú bộ đội xuất hiện và chào thầy giáo cũ của mình. Chú bố đội là bố của Dũng. Sau bao nhiêu năm, bố Dũng vẫn nhớ và biết ơn thầy giáo cũ. Dũng rất xúc động khi được lắng nghe câu chuyện của bố và thầy giáo. Đó cũng giống như một bài học đáng nhớ dành cho Dũng.
Bài tham khảo 2:
Tớ đã từng đọc truyện “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện. Nhận vật chính trong truyện là một bạn học sinh. Bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.
- Em hãy chia sẻ với bạn về những thay đổi của bản thân theo các gợi ý dưới đây:
+ Những thay đổi của bản thân em so với lúc còn là học sinh tiểu học: chiều cao, vóc dáng, khuôn mặt, giọng nói, sở thích;
+ Những đặc điểm mà em thấy hài lòng về bản thân.
- Hãy mô tả bản thân em thông qua ô cửa về bản thân theo gợi ý:
+ Trang trí ô cửa bằng những từ hoặc hình ảnh nói về đặc điểm của bản thân: đặc điểm ngoại hình, sở thích, tính cách, thói quen, ước mơ;
+ Chia sẻ ô các ô cửa đó và chỉ ra các đức tính của bản thân.
- Những thay đổi của bản thân em so với lúc còn là học sinh tiểu học:
+ Chiều cao: Em cảm thấy mình cao hơn so với tiểu học.
+ Vóc dáng: Em trở cân đối hơn.
+ Khuôn mặt: Trắng hơn và chững chạc hơn.
- Giọng nói, sở thích: Giọng nói trưởng thành hơn, em phát hiện ra nhiều sở thích của bản thân như thích hát, thích đàn.
- Những đặc điểm mà em thấy hài lòng về bản thân:
+ Em trưởng thành trong suy nghĩ hơn, đã biết giúp đỡ bố mẹ trong việc nhà.
+ Có ý thức hơn trong việc học, không cần bố mẹ phải đốc thúc nhắc nhở nữa.
Em thấy căn phòng nào dưới đây gọn gàng hơn? Chia sẻ với bạn về cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng.
Em thấy căn phòng ở hình 2 gọn gàng hơn
Một số cách em sắp xếp đồ dùng gọn gàng:
- Dùng xong sẽ để lại chỗ cũ
- Phân loại đồ theo từng khu vực