Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 7 2023 lúc 13:42

Tham khảo!!!

- Sự phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi

+ Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất của châu Phi thuộc thành viên của G20.

+ Có trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.

+ Thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,... Tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ ba châu Phi (sau Ai Cập và Cộng hòa Công-gô).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
6 tháng 11 2023 lúc 21:04

Tham khảo

- Khái quát tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi:

+ Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP đạt 336,4 tỉ USD (2020). Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ở giai đoạn 2000 - 2005 sau đó có xu hướng giảm.

+ Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

+ Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 12 2017 lúc 2:43

a) Thế mạnh thực trng phút trin kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta

* Thế mạnh

- Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

- Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

* Thực trng phát triển (năm 2007)

- GDP bình quân đầu người: 10,1 triệu đồng/người.

- Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,6%.

- Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ:

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất: 40,2%.

+ Công nghiệp - xây dựng: 37,5% .

+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 22,3%.

b) Hướng phát triển

- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường.

- Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
26 tháng 8 2023 lúc 10:42

Tham khảo!

Ý 1:

- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.

- Các vùng kinh tế của Liên bang Nga bao gồm: (1) Viễn Đông; (2) Đông Xi-bia; (3) Tây Xi-bia; (4) U-ran; (5) Phương Bắc; (6) Von-ga - Vi-at-ka; (7) Von-ga; (8) Bắc Cáp-ca-dơ; (9) Trung tâm đất đen; (10) Trung ương; (11) Tây Bắc; (12) Ca-li-nin-grat.

 Ý 2:

- Vùng Trung ương:

+ Diện tích: 482,3 nghìn km2.

+ Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.

+ Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Các ngành công nghiệp chủ yếu là dệt may, hóa chất và chế tạo máy.

+ Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,...

- Trung tâm đất đen:

+ Diện tích: 167 nghìn km2.

+ Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

+ Các thành phố lớn: Vô-rô-ne-giơ, Bê-gô-rốt,...

- Vùng U-ran:

+ Diện tích: 832,3 nghìn km2.

+ Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng. Các ngành công nghiệp phát triển là khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ. Nông nghiệp còn hạn chế.

+ Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc....

- Vùng Viễn Đông:

+ Diện tích: 6900 nghìn km2.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng. Các hoạt động kinh tế chính là khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản.

+ Các thành phố lớn: Vla đi vô-xtốc, Kha-ba-rốp,....

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 21:34

Tham khảo

♦ Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông. Mỗi vùng có những đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế.

Vùng Trung ương

+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.

+ Chiếm khoảng 3 % diện tích và 20 % số dân cả nước.

+ Là vùng kinh tế phát triển nhất, chiếm hơn 1/3 GDP của cả nước.

+ Ngành công nghiệp phát triển: chế tạo máy, hóa chất và công nghiệp dệt may.

+ Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu: cây lanh, khoai tây, rau, bỏ sữa.

+ Sân bay quốc tế lớn là Đô-mô-đê-đô-vô. Trung tâm du lịch quan trọng là Mát-xcơ-va.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Mát-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.

- Vùng Trung tâm đất đen

+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp với U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.

+ Chiếm khoảng 1 % diện tích và 5 % số dân cả nước.

+ Có dải đất đen màu mỡ thích hợp cho trồng trọt.

+ Công nghiệp phục vụ nông nghiệp và luyện kim đen được chú trọng.

+ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Đất đen trung tâm (là khu thảo nguyên đất đen nguyên sinh, được thành lập từ năm 1935).

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vô-rô-nhe-giơ.

- Vùng U-ran:

+ Nằm ở miền Trung và phía nam dây U-ran.

+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 13 % số dân cả nước.

+ Tài nguyên giàu có: rừng lá kim chiếm tới 40 % diện tích vùng, nhiều loại khoáng sản.

+ Công nghiệp phát triển, chủ yếu khai khoáng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, khai thác và chế biến gỗ.

+ Nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất khoai tây, rau, bò sữa.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: E-ca-ten-rin-bua, Man-hi-tơ-goóc.

- Vùng Viễn Đông:

+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, kéo dài từ eo biển Bê-rinh đến phía bắc bán đảo Triều Tiên, phía tây giáp với vùng Đông Xi-bia.

+ Chiếm gần 40 % diện tích và 6 % số dân cả nước.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và gỗ.

+ Các ngành kinh tế chủ yếu: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí.

+ Cảng biển lớn: Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...

+ Là vùng hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vla-đi-vô-xtốc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 11:46

Tham khảo!

Nhận xét quy mô GDP và và tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Từ năm 2000 – 2021, quy mô GDP của Cộng hòa Nam Phi có sự biến động:

+ Từ 2000 – 2010, quy mô GDP tăng: 265,6 tỉ USD.

+ Từ 2010 – 2015, quy mô GDP giảm: 70,7 tỉ USD.

+ Từ 2015 – 2020, quy mô GDP tăng: 73,2 tỉ USD.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cộng hòa Nam Phi trong giai đoạn 2000 – 2021 cũng có sự biến động

+ Từ 2000 – 2005, tăng: 1.1%

+ Từ 2005 - 2018, giảm: 3,8 %.

+ Từ 2018 – 2020, tăng: 3,4%

Minh Lệ
Xem chi tiết
Lê Duy Hưng
19 tháng 1 2023 lúc 19:44

- Trình bày khái quát về Liên minh châu Âu: Tiền thân là cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Được thành lập năm 1957 với 6 thành viên có tên viết tắt là EU. Đến năm 2020 có 27 quốc gia thành viên, diện tích 4,1 triệu km2, dân số 447,7 triệu người. 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 0:51

Tham khảo

Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Phân loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ.

Loại cơ cấu

Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo lãnh thổ

Thành phần

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Công nghiệp và xây dựng.

- Dịch vụ.

- Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Vùng kinh tế.

- Khu kinh tế.

- …

Ý nghĩa

Cơ cấu theo ngành là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Cơ cấu theo ngành phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau.

Cơ cấu theo nghĩa lãnh thổ cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Cơ cấu kinh tế là tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành tổng thể nền kinh tế.