Mô tả những nét chính về cộng đồng ASEAN.
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1 đến 6, em hãy mô tả những nét chính về văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.
Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong ngôi nhà sàn làm bằng tre, gỗ, lá. Trang phục truyền thống được may bằng vải thổ cẩm, trang trí hoa văn đặc sắc.
Em hãy mô tả những nét chính về sự thành lập nhà Lê sơ
Triều Lê Sơ thành lập
- Tháng 4 năm 1428, sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, lập ra nhà Lê Sơ, đóng đô ở Thăng Long
Mô tả Những nét chính về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần
Những nét chính về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần:
- Các xưởng thủ công của nhà nước chuyên việc đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến,… Triều đình trưng dụng những người thợ giỏi để xây dựng các công trình lớn.
- Hình thành thêm nhiều làng nghề, phường nghề với sản phẩm thủ công làm ra rất đa dạng
- Các cửa khẩu dọc biên giới và các cửa biển như Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An),… trở thành những nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thuyền buôn và thương nhân các nước đến trao đổi hàng hóa.
mô tả những nét chính về đời sống vât chất của âu làng?
giúp mình với ạ
+ Việc ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá ,thịt.
+ Việc ở: Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, lứa, lá, có cầu thang lên xuống.
+ Việc mặc: Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ: mặc váy, áo xẻ ngực, có yếm che ngực.
+ Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Tham khảo!
Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.
Khai thác thông tin, tư liệu và các hình từ 9.1 đến 9.3, mô tả những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc.
tham khảo
Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
Cuối thế kỉ XIX, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng, những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo ra động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới việc hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau. Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.
Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính. Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
=> Chủ nghĩa đế quốc ra đời.
-Vào khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản dần chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Quá trình này gắn liền với sự ra đời của thị trường tư bản độc quyền và quá trình xâm chiếm thuộc địa
+Thị trường tư bản độc quyền: nền kinh tế của các nước này phát triển mạnh.
=>Những tổ chức độc quyền kinh tế ra đời, làm lũng đoạn sự phát triển đất nước
+Mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa: Các nước này dần đẩy mạnh các cuộc xâm chiếm thuộc địa vào nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, nhất là châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục II, mô tả những nét chính về sự chuyển biến văn hóa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.
#Tham_khảo:
- Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Nho giáo tiếp tục được chính quyền phong kiến đề cao trong giáo dục, khoa cử.
+ Phật giáo và Đạo giáo từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều chùa mới được xây dựng như: chùa Tây Phương, chùa Sùng Nghiêm, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ,...
+ Từ đầu thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã theo thuyền buôn vào Đại Việt truyền bá Thiên Chúa giáo. Sang các thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động này ngày càng gia tăng.
+ Ở các làng xã, những tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, tục thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,... vẫn được duy trì.
- Chữ viết: từ thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền bá Thiên Chúa giáo, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiết tiếng Việt, tạo ra chữ quốc ngữ.
- Văn học
+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, bên cạnh dòng văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, dòng văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại như thơ, truyện,... gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,…
+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ phong phú với nhiều thể loại, như: truyện Nôm, thơ lục bát, song thất lục bát,...
- Nghệ thuật
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo.
+ Nghệ thuật sân khấu phát triển phong phú, với các loại hình như chèo, tuồng,...
Tham khảo ở https://vietjack.com/lich-su-8-cd/cau-hoi-trang-37-lich-su-lop-8.jsp
- Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Nho giáo tiếp tục được chính quyền phong kiến đề cao trong giáo dục, khoa cử.
+ Phật giáo và Đạo giáo từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều chùa mới được xây dựng như: chùa Tây Phương, chùa Sùng Nghiêm, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ,...
+ Từ đầu thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã theo thuyền buôn vào Đại Việt truyền bá Thiên Chúa giáo. Sang các thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động này ngày càng gia tăng.
+ Ở các làng xã, những tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, tục thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,... vẫn được duy trì.
- Chữ viết: từ thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền bá Thiên Chúa giáo, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiết tiếng Việt, tạo ra chữ quốc ngữ.
- Văn học
+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, bên cạnh dòng văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, dòng văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại như thơ, truyện,... gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,…
+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ phong phú với nhiều thể loại, như: truyện Nôm, thơ lục bát, song thất lục bát,...
- Nghệ thuật
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo.
+ Nghệ thuật sân khấu phát triển phong phú, với các loại hình như chèo, tuồng,...
+ Thế kỉ XVII - XVIII, xuất hiện nghệ thuật tranh dân gian như tranh: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,..
Mô tả những nét chính về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân nguyên thuỷ trên địa bàn đất Hưng Yên?
Giúp em với ạ
Hãy mô tả những nét chính của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên và nêu nhận xét.
- Nét chính trong lễ hội Cồng chiêng:
+ Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 12 (dương lịch) hằng năm, luân phiên ở nằm tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên với phần lễ và phần hội.
+ Mở đầu phần lễ, mọi người sẽ cùng nghe lịch sử và một số phong tục văn hóa của người dân nơi đây. Tiếp đó là hoạt động tái hiện lại các nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như: lễ cúng Cơn mưa đầu mùa, lễ Mừng lúa mới, lễ Mừng nhà rông mới,...
+ Đến phần hội, mọi người cùng nhau hòa mình trong các điệu múa và trò chơi dân gian đặc sắc như: hát dân ca, diễn xướng sử thi Tây Nguyên,...
- Nhận xét: lễ hội cồng chiêng là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên. Việc tổ chức và duy trì lễ hội này góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.
Những nét chính về Vương triều Mô-gôn?
- Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.
- Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Nhưng ông vua đầu tiên ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa”. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạ được bước phát triển mới.
- A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:
+ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.
+ Tiến hành đo đặc lại ruộng đất và định ra mức thuế mới hợp lí.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
- Những chính sách của A-cơ-ba khiến Ấn Độ phát triển ổn định. Tuy nhiên đến thời con cháu của ông là Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng. Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.
- Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh.