Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
19 tháng 9 2023 lúc 16:29

loading...

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
13 tháng 5 2021 lúc 22:57

Tham Khảo !

- Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.

- Trước thế giặc mạnh và sau một số trận chặn giặc, Trần Quốc Tuấn cho rút lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), rồi lại lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nan Định) để bảo toàn lực lượng.

- Nhân dân Thăng Long một lần nữa thực hiện “vườn không nhà trống”. Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía Bắc sông Nhị (sông Hồng).

- Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, thấy thế giặc mạnh một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.

- Cùng lúc đó, Thoát Hoan cho quân tiến xuống phía Nam nhằm tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng thất bại. Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ viện binh. Ở đây, quân Nguyên lâm vào thế bị động và thiếu lương thực trầm trọng.

- Tháng 5-1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù.

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
19 tháng 9 2023 lúc 16:29

 Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288"

- Cuối năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta. Quân dân nhà Trần chặn đường tiến quân của giặc đến Thăng Long. 

- Trần Khánh Dư chỉ huy quân phục kích đoàn thuyền lương của quân Nguyên giành thắng lợi tại Vân Đồn – Cửa Lục (Quảng Ninh).

- Đầu năm 1288, quân Nguyên chiếm Thăng Long, nhưng trúng kế “vườn không nhà trống” của nhà Trần.

- Nhà Trần quyết định tổ chức phản công, bố trí trận địa mai phục tại vùng cửa sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trần Quốc Tuấn.

- Trận Bạch Đằng đại thắng. Cánh quân bộ trên đường rút lui cũng bị quân dân nhà Trần đánh cho tan tác. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288 kết thúc thắng lợi.

5S Online
Xem chi tiết
Online math
2 tháng 10 2016 lúc 23:46

*Diễn biến

-1/1285: 50 vạn quân (Thoát Hoan) =>nước ta.(Thoát Hoan chiếm Thăng Long, cho quân đóng ở ngoài thành).

– Ta: Chặn đánh, rút về Vạn Kiếp, Thăng Long, Thiên Trường, thực hiện kế “Vườn không nhà trống”

– Địch: tướng Toa Đô: Đánh Nghệ An, Thanh Hoá. Thoát Hoan mở  cuộc tấn công xuống phương Nam.

-Ta rút lui nhằm bảo toàn lực lượng.

– Địch rút lui về Thăng Long gặp nhiều khó khăn.

-5/1285:  ta mở cuộc phản công.

– Địch: Tháo chạy

* Kết quả: Địch đại bại

*Nhận xét: Độc đáo, sáng tạo, linh hoạt, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.

thanhtuyen nguyen
Xem chi tiết
Pham Minh Nguyet
22 tháng 12 2017 lúc 19:59

câu 2

*điễn biến

-tháng 1/1258.3 vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta

-quân giặc tiến theo đường sông Thao=>BẠCH HẠC=>BÌNH LỆ NGUYÊN thì bị quân ta chặn lại ở phòng tuyến do vua TRẦN THÁI TÔNG chỉ huy

-cuối cùng do thế giặc mạnh,nhà Trần cho quân rút khỏi kinh thành thực hiện "vườn không nhà trống"

-giặc vào kinh thành thiếu lương thực,sau 1 tháng bị quân ta chống trả quyết liệt ở ĐÔNG BỘ ĐẦU

*kết quả:ngày 29/1/1258,quân Mông Cổ thua trận,rút chạy về nước.cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi

Pham Minh Nguyet
22 tháng 12 2017 lúc 20:04

câu 3

*điễn biến

-thangs/1285,Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân xâm lược nước ta

-ta:do TRẦN HƯNG ĐẠO chỉ huy,sau 1 số trận ở biên giới ta chủ động rút về VẠN KIẾP,rút về THĂNG LONG tạo "vườn không nhà trống" rồi rút về THIÊN TRƯỜNG

-giặc:chiếm được THĂNG LONG nhưng chỉ dám đóng ở phía Bắc sông NHị

+Toa Đô:đánh ra NGHỆ AN,THANH HÓA

+Thoát Hoan:tấn công phía nam,tạo thế gọng kìm

-ta:chiến đấu dũng cảm.thoát hoan phải rút quân về THĂNG LONG

-giặc bị động,gặp nhiều khó khăn

-tháng 5/1285,ta phản công ở nhiều nơi như TÂY KẾT,HÀM TỬ,CHƯƠNG DƯƠNG

=>GIẢI PHÓNG THĂNG LONG

*kết quả:cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi

Pham Minh Nguyet
22 tháng 12 2017 lúc 20:07

câu 4

*diễn biến

-tháng 4/1288,đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy kéo vào sông Bạch đằng

-ta nhử giặc vào trận địa cọc ngầm

-nước rút:ta đánh trả,thuyền giặc xô vào nhau chìm đắm

-ta cho quân mai phục đánh từ 2 bên bời

*kết quả:-Ô Mã Nhi bị bắt sống,nhiều tên giặc bị giết

-cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy bị quân ta tập kích liên tiếp

Tran Lam Phong
Xem chi tiết
Nya arigatou~
27 tháng 11 2016 lúc 20:02

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287 — 1288)
- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.
-Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.
-Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :
+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bô' trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.
-Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

Chúc bạn hok tốt ok

anh chàng bí ẩn
10 tháng 1 2017 lúc 22:07

-Đứng trước nguy cơ bị xâm lược ,vua trần khẩn trương chuẩn bị đánh giặc.Cuối tháng 12-1287 ,quân nguyên tiến vào nước ta .Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vượt biên đánh vào Lạng Sơn,Bắc Giang.Ngày đầu năm ,quân do Thoát Hoan chỉ huy chiếm đóng Vạn Kiếp và xây thành căn cứ vũng chắc để đánh lâu dài.Lúc đó đoàn thuyền chiến do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta ,tiến về Vạn Kiếp.Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục.Khi đoàn thuyền lương tới Vân Đồn,quân ta trỗ ra đánh dũ dội.Nhiều thuyền bị đắm,số còn lại thì bị chiếm.Cuối tháng 1-1288,Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long trống vắng.Quân Nguyên không tiêu diệt quân của nhà Trần mà nhiều nơi xung yếu bị dân ta chiếm lại.Giặc ra sức càn quét,cướp nhưng bị dân ta đuổi đánh.Chúng thiếu lương thực.Thoát Hoan đóng đô ở Thăng Long có nguy cơ bị cô lập,lính hoang mang,tuyệt vọng.Trước tình hình đó,Thoát Hoan rút quân về Vạn Kiếp theo hai đường thủy,bộ bị quân ta phản công.Đầu tháng 4-1288,Đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy rút về trên sông Bạch Đằng,bị quân ta mai phục chặn đánh. quân bị tiêu diệt,bắt sống Ô Mã Nhi.Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy rút lui về Quảng Tây(Trung Quốc),Bị quân dân ta tập kích liên tiếp.Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân nguyên thắng lợi vẻ vang.

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
14 tháng 5 2021 lúc 16:21

Tham Khảo !

- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.

- Cuối tháng 12 - 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.

- Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

- Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.

- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ:

+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.

Trần Nam Khánh
14 tháng 5 2021 lúc 16:23

+ Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.

+ Cuối tháng 12 - 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.

+ Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

+ Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.

+ Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ: Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.

Yuuka (Yuu - Chan)
14 tháng 5 2021 lúc 16:23

Tham khảo:

- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.

- Cuối tháng 12 - 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.

- Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

- Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.

- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ:

+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 9:56

Tham khảo:

- Hào khí Đông A được hiểu là chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng, lòng yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của thời nhà Trần. Hào khí Đông A là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (ở thế kỉ XIII).

- Những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A là: lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm; tinh thần tự lập, tự cường; lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 3 2018 lúc 2:14

- Sau khi biết tin quản Nguyên đánh Cham-pa, vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được giao cho chỉ huy kháng chiến. Ông soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân dân.

    - Đầu năm 1258, vua Trần mời các vị bô lão họp hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc.

    - Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng , quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.

    - Cuối tháng 1- 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Giặc tấn công Vạn Kiếp, quân đội nhà Trần rút về Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống" rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía Bắc sông Hồng.

    - Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa. Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam tạo thế "gọng kìm" với hi vọng tiêu diệt chủ lực quân Trần và bắt sống vua Trần. Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải lui về Thăng Long, quân Nguyên lâm vào tình thế bị động , thiếu lương thực trầm trọng.

    - Tháng 5 – 1285, quân đội nhà Trần bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn đã diễn ra ở Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội), quân giặc thất bại, quân ta tiến vào Thăng Long. Quân Nguyên tháo chạy. Sau hơn hai tháng phản công, quân dân nhà Trần đã đánh tan hơn 50 vạn quân xâm lược Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần hai.

Linh Sun
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
23 tháng 11 2016 lúc 20:28

Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến ( Lần thứ 2 ) chống quân xâm lược Nguyên 1285:

-Cuối tháng 1-1285, Thoát Hoan đem 50 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta.

-Sau khi quân ta chiến đấu anh dũng ở biên giới,thế giặc mạnh , Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp .

Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? Và được trả lời: “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. Không phải quân ta không có khả năng đánh tiếp, mà theo kế sách “Lấy yếu đánh

-Quân ta từ Vạn Kiếp rút về Thăng Long, giặc chiếm Thăng Long , quân ta rút về Thiên Trường.

Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt, khi giặc hỏi : “Có muốn làm vương nước Nam không ?”, ông trả lời :”Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, giặc đã giết ông.

-Ở phía nam Toa Đô đánh Nghệ An, Thanh Hóa, quân ta chiến đấu anh dũng.Thoát Hoan ở phía Bắc, Toa Đô ở phía Nam , tạo thế gọng kềm tiêu diệt chủ lực của ta ở Thiên Trường.

-Tình thế nguy ngập, để đánh lạc hướng và lừa giặc, Trần Hưng đạo cho rút quân về phía Đông bắc , sau chiếm lại Thanh Hóa củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.

-Thất bại khi ở phía nam, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ quân tiếp viện và thiếu lương thực trầm trọng .

-Tháng 5- 1285 Trần Hưng Đạo phản công.Quân ta đánh bại quân giặc giặc khắp nơi, các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương ,thừa -thắng ta giải phóng Thăng Long.

-Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta phục kích chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

-Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết . Một cánh quân khác chạy theo hướng tây bắc, đến huyện Phù Ninh , bị Hà Đặc, Hà Chương đánh tan..

-Sau 2 tháng tổng phản công quyết liệt ta giành thắng lợi

 

doan truc van
24 tháng 11 2016 lúc 22:02
1.Diễn biến - Cuối tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Đại Việt.-Trước thế mạnh của giặc Trần Quốc Tuấn cho quân lui về Vạn Kiếp, rời Thăng Long về Thiên Trường ( Nam Định). Nhân dân thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”. Nhà Trần gặp khó khăn :- Toa Đô từ phía nam đánh lên, Thoát Hoan từ phía bắc đánh xuống.-Trần Quốc Tuấn lui quân và chiếm lại Thanh Hóa.- Tháng 5/1285 ta phản công giành thắng lợi lớn ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng Thăng Long.2. Kết quả:- Thoát Hoan bỏ chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết, 50 vạn quân Nguyên bị đánh bại -> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Lê Thị Thủy Tiên
5 tháng 1 2017 lúc 9:35

lực lượng còn non yếu , nghĩa quân ko quá 2000 người , thiếu thốn lương thực, quân Minh nhiều lần tấn công(trích lời cô Thuộc)banhqua