Dựa vào thông tin trong bài, hãy nhận xét đặc điểm dân cư vùng Tây Nguyên.
Đọc thông tin và dựa vào bảng 1, em hãy:
• Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên.
• So sánh mật độ dân số ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác và nhận xét về sự phân bố dân cư của vùng này.
Một số dân tộc là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Kinh, ...
Mật độ dân số của Tây nguyên thấp hơn so với các vùng khác.
Sự phân bố dân cư ở đây ko đều: Các đô thị và ven trục giao thông chính có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của cả vùng, ở những huyện vùng cao thì có những nơi chỉ có 10 người sống trên 1km2.
Dựa vào hình 15.3, hình 15.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày đặc điểm dân cư Tây Nam Á.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
*Đặc điểm dân cư:
-Thành phần dân tộc: A-rập và theo đạo Hồi.
-Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.
-Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở Israel, Kuwait, Lebanon
-Mật độ dân số trung bình khá thấp
-Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
*Tác động đến kinh tế;
-Dân số đông đúc mà trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
-Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển , thưa thớt ở vùng núi dẫn đến chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi và đồng bằng.
*Tác động về mặt xã hội:
- Các nước Tây Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.
- Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…
Dựa vào bảng 22.1, bảng 22.2, hình 22.3 và thông tin trong bài, hãy:
- Nhận xét sự thay đổi về số dân, tỷ lệ gia tăng dân số và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2020.
- Trình bày đặc điểm về dân cư Nhật Bản.
- Cho biết đặc điểm về dân cư ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội của Nhật Bản?
Tham khảo
- Nhận xét sự thay đổi về số dân, tỷ lệ gia tăng dân số và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2020.
+ Nhật Bản có dân số đông, trong những năm gần đây, dân số của Nhật Bản đang có xu hướng giảm. Từ năm 2000 - 2020, dân số Nhật Bản giảm 0.7 triệu người (từ 126,9 triệu người năm 2000, xuống còn 126,2 triệu người năm 2020).
+ Tỷ lệ gia tăng dân số rất thấp và cũng có xu hướng giảm. Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Nhật Bản đã giảm 0,48% (từ 0,18% năm 2000, xuống còn -0,3% năm 2020).
Dựa vào bảng 29, hình 29.2 và thông tin trong bài, hãy:
- Nhận xét quy mô, tỷ lệ gia tăng dân số và phân bố dân cư ở cộng hòa Nam Phi.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế xã hội của cộng hòa Nam Phi.
Tham khảo!
+ Cộng hòa Nam Phi có số dân khá đông, khoảng 60 triệu người, chiếm 4,3% số dân châu Phi (năm 2021).
+ Trong những năm qua, tỉ lệ gia tăng dân số ở quốc gia này có xu hướng giảm và duy trì ổn định.
+ Cộng hòa Nam Phi có mật độ dân số thấp, khoảng 50 người/km2 (năm 2021). Dân cư phân bố không đều, tập trung đông tại miền duyên hải ở phía đông và phía nam, các khu vực khai thác mỏ ở miền Đông Bắc; thưa thớt ở hầu hết các vùng còn lại.
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho biết đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ.
Đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ:
- Dân cư gồm người nhập cư và người lai.
- Người bản địa chủ yếu là người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít di cư từ châu Á sang.
- Từ cuối thế kỉ XVI, đa số người nhập cư là người châu Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
- Đến thế kỉ XVII, người nhập cư chủ yếu là người châu Phi.
- Sự hòa huyết giữa người gốc Âu, người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa => người lai.
Dựa vào thông tin mục 1 và hình 15.4, hãy:
- Nêu đặc điểm dân cư của khu vực Tây Nam Á.
- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Đặc điểm dân cư :
- Quy mô dân số: Tây Nam Álà khu vực ít dân. Năm 2020, số dân của khu vực là 402,5 triệu người, chiếm 5,2% số dân toàn thế giới.
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: khá cao (1,6% năm 2020).
- Thành phần dân cư:
+ Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á là người Ả-rập (hơn 50% số dân).
+ Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái, Cuốc,...
- Cơ cấu dân số:
+ Tây Nam Á có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong tổng số dân và có xu hướng tăng. Nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ nam nhiều hơn nữ như: Cata, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Ôman, Baranh, Arập Xêút.
+ Tây Nam Á có cơ cấu dân số trẻ, nhiều quốc gia trong khu vực đang bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng.
- Mật độ dân số: mật độ dân số khá thấp (khoảng 60 người/km2, năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các vùng, các quốc gia. Vùng phía bắc, đồng bằng, ven biển và những vùng khai thác dầu mỏ quan trọng là những nơi tập trung đông dân nhất.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2020 là 72% (trung bình thế giới là 56,2%).
+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Côoét (100%), Ixraen (92,6%), Gioócđani (91,4%);
+ Quốc gia có tỉ lệ dân thành thị hấp nhất là Yêmen (37,9%).
+ Các thành phố lớn nhất của khu vực là Ixtanbun (Thổ Nhĩ Kỳ), Bátđa (I-rắc), Têhêran (Iran), Riat (Arập Xêút)
Đọc thông tin, dựa vào bảng 14.2 và quan sát hình 14.2, hãy:
- Nêu những đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Tây Nam Á.
- Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.
Tham khảo
- Đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Tây Nam Á:
+ Ít dân, năm 2020 là 402,5 triệu dân, chiếm 5,1% dân số thế giới.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng 1,6% (2020), hàng năm đón số lượng lao động lớn từ các vùng khác tới.
+ Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dân số nhóm tuổi từ 0-14 tuổi, tăng tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên.
+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các nước và các vùng.
+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, tỉ lệ dân thành thị khá cao, hầu hết trên 70% và có nhiều đô thị đông dân.
+ Dân cư có sự khác biệt rất lớn trong lối sống giữa nông thôn và thành thị.
+ Dân cư chủ yếu là người Ả-rập, ngoài ra có các dân tộc khác: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái và các bộ tộc khác.
Dựa vào hình 15.1, hình 15.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu đặc điểm khí hậu của vùng biển nước ta.
- Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của một trạm khí tượng trên các đảo nước ta
Tham khảo
1.
* Đặc điểm chung: Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
* Cụ thể:
- Nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao, khoảng 26°C và có xu hướng tăng dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.
- Lượng mưa: trung bình trên biển từ 1100 đến 1300 mm/năm, thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền.
- Gió trên Biển:
+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế; các tháng còn lại: ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam (riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam).
+ Gió mạnh hơn trên đất liền. Tốc độ trung bình đạt 5 - 6 m/s và cực đại tới 50 m/s.
+ Gió trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng biển theo mùa và sóng trên biển.
- Bão trên Biển Đông:
+ Thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông.
+ Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
2.
Lựa chọn: trạm khí tượng Phú Quốc (Kiên Giang).
(*) Nhận xét:
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm của tại Phú Quốc là 27,2°C.
+ Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 và 5 (khoảng 29°C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và 1 (khoảng 26°C).
+ Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ (khoảng 3°C).
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm lớn, đạt 3098 mm với một mùa mưa và một mùa khô khá rõ.
+ Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 (khoảng 600 mm).
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 (khoảng 10 mm).
Dựa vào số liệu trong bảng 17.2 (SGK trang 64), hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Mật độ dân số, tỉ lê người biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân thành thị ở vùng Đông Bắc cao hơn vùng Tây Bắc.
- Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng Tây Bắc cao hơn vùng Đông Bắc.
- Thu nhập bình quân đầu người một tháng của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình của cả nước
- Tỉ lệ hộ nghèo của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình cả nước
- Nhìn chung, vùng Đông Bắc có trình độ phát triển dân cư, xã hội cao hơn vùng Tây Bắc.
Dựa vào bảng 12.1, hình 12.3, hình 12.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Tham khảo!
Phân tích ảnh hưởng
- Với quy mô dân số lớn, Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn.
- Cơ cấu dân số trẻ đã mang đến cơ hội trong việc sử dụng nguồn lao động, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng dân số nhưng cũng đặt ra những thách thức về vấn đề giải quyết việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế,...
- Sự phân bố dân cư chưa hợp lí gây ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên.
- Sự đa dạng về thành phần dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa, truyền thống.
- Sự gia tăng dân số tại các đô thị cũng đặt ra các vấn đề về giao thông, nhà ở, việc làm, môi trường,... cho các nước trong khu vực.