Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết
Phạm Thị Trâm Anh
5 tháng 11 2016 lúc 12:13

Trồng rừng bằng cây con có bầu: Ưu điểm: Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, tỉ lệ sống cao.

Nhược điểm: Tuy nhiên phương pháp này phải có diện tích để làm cho cây có sức đề kháng cao.

Trồng rừng bằng cây con rễ trần: Ưu điểm: Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc,ít tốn kém.

Nhược điểm: Chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh

Trồng rừng bằng hạt gieo thẳng:Ưu điểm: Số lượng cây non mọc nhiều, bộ rễ phát triển hoàn chỉnh, cây không bị thay đổi môi trường sống

Nhược điểm: Số lần và thời gian chăm sóc nhiều tốn hạt giống. Cây non dễ bị ảnh hưởng bởi chim, kiến, hoặc thời tiết bất lợi.

Nya arigatou~
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Định
21 tháng 1 2017 lúc 19:31

Gieo bằng hạt:
Ưu điểm: tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh
Nhược điểm: không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến
Trồng cây con:
Ưu điểm: ít thất thoát hạt giống, đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu
Nhược điểm: lâu, tốn công, yêu cầu kỹ thuật cao hơn

Trần Nguyễn Bảo Quyên
25 tháng 1 2017 lúc 16:16

Phương pháp nhân giống bằng hạt
* Ưu điểm
- Nhanh tạo ra cây con
- Cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi
- Nhân giống nhanh, đơn giản
- Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe
* Nhược điểm
- Dễ thoái hóa giống
- Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền
- Cây chậm ra hoa, quả
Phương pháp trồng bằng cây con
* Ưu điểm:
- Cây thích nghi tốt
- Cây giữ được đặc tính của cây mẹ
- Nhanh ra hoa, quả.
- Tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt ( đối với giâm cành )
* Nhược điểm
- Qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa
- Cây không có rễ cọc nên yếu
- Không tạo được nhiều cây ( đối với phương pháp chiết cành )

Dạ Nguyệt
17 tháng 11 2016 lúc 10:25

gieo trồng bằng hạt ưu mau ,nhược là thất thoát nhiều vì sâu kiến
trồng cây con ưu ít thất thoát hạt giống lâu nhược điểm là lâu mất thờii gian vì phải ương từ hạt ra

Nam
Xem chi tiết
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
27 tháng 7 2019 lúc 7:32

- Gieo vãi:

       + Ưu điểm: Nhanh, ít tốn công.

       + Nhược điểm: Số lượng hạt nhiều, chăm sóc khó khăn, các cây không đều nhau, tỉ lệ nảy mầm thấp do thất thoát.

- Gieo hàng, hốc:

       + Ưu điểm: Tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng.

       + Nhược điểm: Tốn nhiều công.

Hoàng Thành Đạt
Xem chi tiết
ky ky
22 tháng 10 2016 lúc 20:14

con đạt huyền thoại kia m đc lắm cô bảo phải tự lm đề cương mà m lên hỏi lung tung thê snayf ak trong sách có thây lười vừa thôi

 

Long Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
5 tháng 12 2021 lúc 9:46

TK

* Thời vụ :

+ Miền Bắc: tháng 11 đến tháng 2

+ Miền Trung: tháng 1 đến tháng 2

+ Miền Nam: tháng 2 đến tháng 3

* Quy trình gieo hạt: 

Bước 1: Gieo (Vãi đều hạt trên luống)

Bước 2: Lấp đất (Giữ độ ẩm, tránh côn trùng)

Bước 3: Che phủ (Giữ ẩm cho đất và hạt)

Bước 4: Tưới nước (Cung cấp độ ẩm cho hạt)

Bước 5: Phun thuốc (Diệt sâu, bệnh)

Bước 6: Bảo vệ luống gieo


 

lạc lạc
5 tháng 12 2021 lúc 9:47

TK

 

Thời vụ :

Miền Bắc: tháng 11 đến tháng 2

Miền Trung: tháng 1 đến tháng 2

Miền Nam: tháng 2 đến tháng 32

Quy trình :

 

Bước 1: gieo

Bước 2: lấp đất

Bước 3: che phủ

Bước 4: tưới nước

Bước 5: phun thuốc (Vãi đều hạt trên luống)(giữ độ ẩm, tránh côn trùng) (giữ ẩm cho đất và hạt)(cung cấp độ ẩm cho hạt)(diệt sâu, bệnh)

 

 

☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
5 tháng 12 2021 lúc 9:48

Tham khảo

 

* Thời vụ :

+ Miền Bắc: tháng 11 đến tháng 2

+ Miền Trung: tháng 1 đến tháng 2

+ Miền Nam: tháng 2 đến tháng 3

* Quy trình gieo hạt: 

Bước 1: Gieo (Vãi đều hạt trên luống)

Bước 2: Lấp đất (Giữ độ ẩm, tránh côn trùng)

Bước 3: Che phủ (Giữ ẩm cho đất và hạt)

Bước 4: Tưới nước (Cung cấp độ ẩm cho hạt)

Bước 5: Phun thuốc (Diệt sâu, bệnh)

Bước 6: Bảo vệ luống gieo

 

 

Lưu Bình
Xem chi tiết
Lưu Bình
Xem chi tiết
Phương Thảo
4 tháng 3 2017 lúc 20:34

Nêu vai trò của rừng và trồng rừng

\(\Rightarrow\) - Làm sạch môi trường không khí.
- Phòng hộ.
- Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu.
- Cung cấp nguyên liệu để sản xuất, làm đồ gia dụng …
- Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng

Nêu những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng

\(\Rightarrow\) Làm hàng rào bảo vệ : Trồng cây dứa dại và một số cây khác làm hàng rào bao quanh

Phát quang : Chặt bỏ dây leo, cây dại chèn ép cây rừng

Làm cỏ : Diệt cỏ mọc xen với cây rừng

Xới đất , vun gốc : Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc, vun vào gốc cây

Bón phân : Cung cấp phân bón cho cây ngay trong năm đầu

Tỉa và dặm cây : Tỉa cây ở hố có nhiều cây,để lại 1 cây/hố.Trồng vào chỗ cây chết,thưa

Nêu mục đích và biện pháp bảo vệ rừng

\(\Rightarrow\) Mục đích :

- Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật và đất rừng hiện có.
- Tạo điều kiện để rừng phát triển.

Biện pháp :

- Ngiêm cấm mọi hành động phá hại tài nguyên rừng, đất rừng.
- Kinh doanh rừng, đất rừng phải được nhà nước cho phép.
- Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về định canh, định cư….

Trình bày các lại khai thác rừng ( câu này mình ko hiểu ) và điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở VN

\(\Rightarrow\) Điều kiện :

- Chỉ được khai thác chọn , không được khai thác trắng .
- Rừng còn nhiều cây gỗ to , có giá trị kinh tế .
- Lượng gỗ khai thác chọn < 35% lượng gỗ khu rừng khai thác .

Các phương pháp kích thích hạt cây nảy mầm

\(\Rightarrow\)

- Đốt hạt:
Hạt có vỏ dày và cứng cần phải tiến hành đốt nhưng không làm cháy hạt, sau đó ủ hạt và giữ ẩm cho hạt.
Các hạt có vỏ dày và cứng: lim, dẻ, xoan...
- Tác động bằng lực:
Các hạt có vỏ dày và khó thấm nước cần tác động lực lên hạt nhưng không làm hại phôi: gõ nhẹ hoặc khía cho nứt vỏ, chặt một đầu hạt, sau đó ủ hạt và giữ ẩm cho hạt.
Các hạt có vỏ dày và khó thấm nước: trám, lim, trẩu.

- Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm:
Dùng nước ấm với nhiệt độ thích hợp kích thích hạt nẩy mầm.
Các hạt cần xử lí nước ấm: gấc (1000C), keo là tràm (950C)

Nêu quy trình gieo hạt

\(\Rightarrow\)

* Gieo hạt:
Vãi đều hạt trên mặt luống
* Lấp đất:
Để hạt giữ được độ ẩm, tránh côn trùng ăn.
* Che phủ:
Giữ ẩm cho đất và hạt.
* Tưới nước
* Phun thuốc trừ sâu, bệnh.
* Bảo vệ luống gieo.

Nguyễn Mai Linh
Xem chi tiết
Alayna
21 tháng 12 2016 lúc 11:29

1. Gieo trồng bằng hạt ưu : mau ,nhược : thất thoát nhiều vì sâu kiến
- Trồng cây con ưu ít thất thoát hạt giống lâu, nhược điểm là lâu mất thờii gian vì phải ương từ hạt ra

2. xử lý hạt giống bằng cách ngâm vào hóa chất , để diệt trừ các mầm bệnh , trừ rầy khi cây mới mọc như ngâm giống lúa vào dung dịch Actara, Cruiser Plus của công ty sygienta để chống được bệnh bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá và lùn sọc đen.
 

3. Có 2 cách để xử lý hạt giống:
- xử lý bằng nhiệt độ:tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh để kích thích hạt giống mọc khỏe và đều
- Xử lý bằng hóa chất.

Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
5 tháng 3 2017 lúc 7:37

- Gieo bằng hạt:

       + Ưu điểm: Tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh.

       + Nhược điểm: Không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau (có thể với phương pháp gieo theo hàng, hốc nhưng rất tốn công), độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến.

- Trồng cây con:

       + Ưu điểm: Đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu.

       + Nhược điểm: lâu, tốn công, yêu cầu kỹ thuật cao.