Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 4 2018 lúc 12:11

HƯỚNG DẪN

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...

- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên:

+ Rừng còn tương đối nhiều.

+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).

- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 11 2018 lúc 6:23

a) Thế mạnh

* Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt tự nhiên, nó nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. Về mặt kinh tế, Đồng bằng sông Hồng liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta. Nằm trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng này giống chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên dễ dàng.

* Tài nguyên thiên nhiên:

- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú nh hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Ngoài nước trên mặt, vùng còn có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào với chất lượng tốt. Một số nơi còn có nước khoáng, nước nóng.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

- Đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài hơn 400 km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thủy sản; bên cạnh đó là khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.

- V khoáng sản, có giá trị đáng k là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư và nguồn lao động: Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Cht lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn các đô thị.

- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế dã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể...

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu...

- Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.

b) Hạn chế

- Là vùng có số dân đônh nhất nước. Mật độ dân số lên đến 1225 ngươi/km2 (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Vì thế, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và nâng cao chất lưng cuộc sống.

- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...

- Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú và việc sử dụng lại chưa hợp lí. Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước mặt trên...) bị suy thoái.

- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn phải đưa từ các vùng khác đến.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Giang
Xem chi tiết
Kaito Kid
11 tháng 3 2022 lúc 19:44

Tham khảo

Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ

- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân  bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo

- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo

- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng

『ʏɪɴɢʏᴜᴇ』
11 tháng 3 2022 lúc 19:44

Tham khảo :

 

a) Thế mạnh: vị trí địa lí, tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thu hút đầu tư

-Vị trí địa lí thuận lợi: Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước; vùng Tây Nguyên: cây công nghiệp lâu năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ: cây ăn quả, thuỷ sản,...). Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)

-Tài nguyên: dầu khí ở thềm lục địa (trong bản đồ khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ, Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé)

Học sinh cần nêu tất cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bó cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,...), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương,...). Vùng biển có các ngư trường lớn.

-Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước)

-Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

b) Hạn chế

-Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thuỷ điện (điển hình là hồ Trị An)

-Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp

-Vấn đề môi trường đôi với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,...

NGUYỄN♥️LINH.._.
11 tháng 3 2022 lúc 19:44

Tham khảo:

 

*Thế mạnh: 

-Đktn: 

+ Vì trí địa lí: tiếp giáp vs tây nguyên, dhntb, đbscl, là những vùng giàu ng.liệu cho c.nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và thin trường rộng lớn tiêu thụ s.phẩm c.nghiệp.

+ Địa hih bán bình nguyên, có nhiều mặt bằng diện tích rộng để xd các khu c.nghiệp.

+ Gần các ngư trường lớn ( Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang), ở đây có đk lí tưởng để xd cảng cá, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Từ đó tạo nguồn ng.liệu dồi dào cho c.nghiệp c.biến.

+ K/sản: nổi bật vs dầu khí trên bật thềm lục địa, trữ lượng lớn; ngoài ra có đất sét cho c.nghiệp vật liệu xd và cao lanh cho c.nghiệp gốm sứ.

+ Tài nguyên rừng tuy không lớn, nhưng là nguồn ng.liệu giấy

+ Hệ thống sông Đồng nai có tiềm năng thủy điện lớn.

-Đk kt-xh:

+ Là nơi tập trung thu hút nhiều lực lượng lao động có chuyên môn cao.

+ Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt bề GTVT và thông tin liên lạc.

+ Có sự tích tụ lớn về voonz và kĩ thuật, thua hút nhiều đầu tư trong nc và quốc tế.

+ Có tp.hcm  lớn nhất cả nc về dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp,GTVT và dịch vụ lớn nhất cả nc.

+ Chính sách nhà nc ưu tiên phát triển

* Hạn chế:

-Việc phát triển c.nghiệp đã đặt ra các vấn đề về mt.

– còn nhiều lao động chưa có trình độ kĩ thuật cao.

– cs hạ tầng còn thiếu thốn.

-tn đang dần cạn kiệt

-tốc độ cnh chậm

– Đòi hỏi phải có chính sách phát triển theo chiều sâu.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 9 2019 lúc 13:04

a) Thế mạnh: vị trí địa lí, tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thu hút đầu tư

-Vị trí địa lí thuận lợi: Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước; vùng Tây Nguyên: cây công nghiệp lâu năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ: cây ăn quả, thuỷ sản,...). Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)

-Tài nguyên: dầu khí ở thềm lục địa (trong bản đồ khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ, Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé)

Học sinh cần nêu tất cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bó cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,...), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương,...). Vùng biển có các ngư trường lớn.

-Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước)

-Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

b) Hạn chế

-Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thuỷ điện (điển hình là hồ Trị An)

-Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp

-Vấn đề môi trường đôi với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,...

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 1 2019 lúc 9:10

a) Khái quát chung

-Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh): Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vinh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Thành phố cần Thơ, Hậu Giang

-Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích hơn 40 nghìn k m 2 , chiếm 12% diện tích toàn quốc và số dân hơn 17,4 triệu người, chiếm 20,7% số dân cả nước (năm 2006)

b) Những thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

*Thế mạnh

-Tài nguyên đất:

+Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta

+Đất ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa, nhưng tính chất của nó tương đối phức tạp

+Ở Đồng bằng sông Cửu Long có ba nhóm đất chính:

Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích tự nhiên của dồng bằng), phân bố thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu

Đất phèn có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (chiếm 41% diện tích tự nhiên của đồng bằng). Nhóm đất này phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau

Đất mặn có diện tích gần 75 vạn ha (chiếm 19% diện tích tự nhiên của đồng bằng) phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan

Ngoài ra còn có một vài loại đất khác, nhưng diện tích không đáng kể. Đất xám trên phù sa cổ phân bố dọc biên giới Cam-pu-chia; đất feralit chủ yếu trên đảo Phú Quốc; đất cát ở vùng cửa sông, ven biển thuộc tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang

-Tài nguyên khí hậu

+Khí hậu thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 - 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 - 27 ° C . Lượng mưa hằng năm lớn (1.300 - 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI)

+Rất thuận lợi cho việc trồng các cây nhiệt đới cho năng suất cao, khả năng xen canh, tăng vụ rất lớn

-Tài nguyên nước:

+Phong phú, cả nước mặt và nước ngầm

+Hệ thống sông Tiền, sông Hậu và kênh rạch chằng chịt có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy, cung cấp nước cho sản xuất và sinh họat

-Tài nguyên sinh vật

+Thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu,...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp...). Đồng bằng sông cửu Long có các vườn quốc gia Tràm Chim, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Mũi Cà Mau, Phú Quốc và khu bảo tồn thiên nhiên ở Rạch Giá (Kiên Giang)

+Về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim

-Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản

-Tài nguyên khoáng sản

+Sét, cao lanh: Hà Tiên (Kiên Giang)

+Đá vôi: Kiên Lương (Kiên Giang)

+Than bùn: ở vùng U Minh (Cà Mau, Kiên Giang)

+Đá axít: Thốt Nốt (Cần Thơ), Kiên Giang

+Ngoài ra, còn có dầu khí ở thềm lục địa

*Hạn chế

-Nhiều vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa

-Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. Ngoài ra, còn có những thiên tai khác đôi khi xảy ra

-Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn; cùng với sự thiếu nước trong mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khố khăn. Hơn nữa, một vài loại đất lại thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc quá chặt, khó thoát nước

-Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng

đặng sĩ nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Thoa 1977...
25 tháng 11 2021 lúc 22:04

Em tham khảo nhé

a) Thế mạnh

* Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Về mặt tự nhiên, nó nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn. Về mặt kinh tế, Đồng bằng sông Hồng liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước ta. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như bao trọn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng này giống chiếc cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với vùng Bắc Trung Bộ và Biển Đông. Vì thế, việc giao lưu giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước và với các nước trong khu vực và trên thế giới trở nên dễ dàng.

* Tài nguyên thiên nhiên:

- Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú nhờ hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Ngoài nước trên mặt, vùng còn có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào với chất lượng tốt. Một số nơi còn có nước khoáng, nước nóng.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

- Đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài hơn 400 km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thủy sản; bên cạnh đó là khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch.

- Về khoáng sản, có giá trị đáng kể là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư và nguồn lao động: Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.

- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế dã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể...

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu...

- Mạng lưới đô thị tương đối phát triển với hai trung tâm kinh tế - xã hội vào loại lớn nhất cả nước là Hà Nội, Hải Phòng.

b) Hạn chế

- Là vùng có số dân đônh nhất nước. Mật độ dân số lên đến 1225 ngươi/km2 (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Vì thế, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...

- Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú và việc sử dụng lại chưa hợp lí. Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước mặt trên...) bị suy thoái.

- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn phải đưa từ các vùng khác đến.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Khách vãng lai đã xóa
đặng sĩ nguyên
25 tháng 11 2021 lúc 22:17

em cảm ơn ạ

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 9:52

Tham khảo

*Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)

- Phát triển nghề sản xuất muối.

- Phát triển hoạt động du lịch biển.

- Xây dựng các cảng nước sâu.

- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.

*Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển

- Thuận lợi:

 

+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

Mai Trung Hải Phong
15 tháng 8 2023 lúc 9:52

tham khảo

* Yêu cầu số 1: Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)

- Phát triển nghề sản xuất muối.

- Phát triển hoạt động du lịch biển.

- Xây dựng các cảng nước sâu.

- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.

* Yêu cầu số 2: Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển

- Thuận lợi:

+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 14:05

Tham khảo!

♦ Ngành công nghiệp

- Đông Nam Á có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp như: vị trí nằm trên đường hàng hải quốc tế; nguồn tài nguyên và nguyên liệu tại chỗ phong phú; nguồn lao động dồi dào,...

- Sự phát triển ngành công nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế; cung cấp nguồn hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ của một số nước; giải quyết việc làm cho người lao động,...

- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của khu vực.

 

- Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu trong khu vực là Băng Cốc (Thái Lan), Cuala Lămpơ (Malaixia), Giacácta (Inđônêxia), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)….

- Xu hướng phát triển:

+ Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao;

+ Phát triển ngành công nghiệp gắn với khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Một số ngành công nghiệp tiêu biểu là:

+ Công nghiệp khai thác rất phát triển, một số khoáng sản có sản lượng khai thác lớn là: than, thiếc, dầu mỏ và khí tự nhiên,…

+ Công nghiệp điện tử - tin học: phát triển nhanh nhờ lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, chính sách ưu đãi của chính phủ,... Một số sản phẩm điện tử - tin học phổ biến là: máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông,... Công nghiệp điện tử - tin học thường phân bố ở các thành phố lớn.

 

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: có cơ cấu đa dạng, như dệt - may, da giày, văn phòng phẩm,... trong đó, ngành dệt - may giữ vai trò chủ đạo.

+ Công nghiệp thực phẩm:là ngành chủ đạo ở nhiều nước Đông Nam Á; hiện nay đang ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào quá trình chế biến và bảo quản. Ngành này phân bố ở khắp các quốc gia trong khu vực, nhất là ở các thành phố lớn hoặc gần các vùng nguyên liệu.

♦ Ngành nông nghiệp

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp như: sự đa dạng về các dạng địa hình, khí hậu; đất đai màu mỡ; diện tích mặt nước lớn; nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm sản xuất;...

- Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á.

- Xu hướng phát triển:

+ Sản xuất hàng hoá với trình độ thâm canh và chuyên môn hoá ngày càng cao.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp.

+ Sản xuất nông nghiệp hướng đến sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Một số ngành tiêu biểu

+ Ngành trồng trọt có cơ cấu cây trồng trong khu vực đa dạng, như: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả,...Hiện nay, các quốc gia trong khu vực đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào trồng trọt.

+ Ngành chăn nuôiđang ngày càng phát triển ở khu vực Đông Nam Á.Các vật nuôi phổ biến trong khu vực là trâu, bò, lợn, gia cầm (gà, vịt). Hiện nay, ngành này đang phát triển theo xu hướng: ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ và phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ.

 

+ Ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản: ở Đông Nam Á, hoạt động đánh bắt thuỷ sản đang chuyển từ các vùng biển gần bờ sang vùng biển xa bờ và tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào khai thác; ngành nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng phát triển ở nhiều quốc gia. Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn là Inđônêxia, Thái Lan, Philíppin, Việt Nam, Malaixia,...

♦ Ngành dịch vụ

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành dịch vụ. Sự phát triển ngành dịch vụ đã: góp phần thúc đẩy phát triển và phân bố các ngành kinh tế khác; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; hội nhập kinh tế thế giới,…

- Ngành dịch vụ trong khu vực có cơ cấu đa dạng, không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật từng bước được mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá.

- Tỉ trọng GDP của khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2010 - 2020, khu vực dịch vụ đã tăng tỉ trọng từ 47,2% lên 49,7%.

- Một số trung tâm dịch vụ hàng đầu, là: Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc,...

- Xu hướng phát triển: tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Một số ngành tiêu biểu:

+ Ngành giao thông vận tải: do đặc điểm địa hình đa dạng nên khu vực Đông Nam Á phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như: đường ô tô, đường sắt, đường sông, hồ, đường biển, đường hàng không,... Trong đó, giao thông vận tải đường biển và đường hàng không đóng vai trò quan trọng giúp kết nối khu vực với thế giới. Một số đầu mối giao thông quan trọng là: Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc… Hiện nay, các thành tựu khoa học - công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải.

+ Ngành thương mại: nội thương ở khu vực có xu hướng phát triển do quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. Ngoại thương rất phát triển, tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á không ngừng gia tăng. Đông Nam Á có quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.

 

+ Ngành du lịch: khu vực Đông Nam Á trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Các quốc gia dẫn đầu về số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan là: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam, Xingapo,... Hiện nay, ngành du lịch đang ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phương thức quản lí và kinh doanh, phát triển du lịch theo hướng bền vững đồng thời hợp tác quốc tế về du lịch,…

Viper
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
29 tháng 1 2021 lúc 14:38

Câu 1:

Vị trí- giới hạn:

Thuận lợi cho việc phát triển kinh tế giao lưu vs các vùng xung quanh và vs quốc tế đồng thời phát triển tiềm năng kinh tế biển đảo

Tự nhiên:

Nhiều tài nguyên để phát triển ktế: Đất badan, khí hậu cận xích đạo, biển nh hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa

Dân cư xh:

-Lực lượng lđ dồi dào

-Thị trường tiêu thụ rộng lớn

-Ng lđ có tay nghề cao, năng động, sáng tạo

-Nhiều di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển kinh tế

Câu 2:

Về công nghiệp:

- Khu vực cn-xd tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng và cân đối

Về nông nghiệp:

- Chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng giữ vai trò quan trọng

- Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới nc ta

- Cây ăn quả cũng là thế mạnh của vùng

- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản cũng phát triển

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 14:10

Tham khảo!

Phân tích ảnh hưởng

- Với quy mô dân số lớn, Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn.

- Cơ cấu dân số trẻ đã mang đến cơ hội trong việc sử dụng nguồn lao động, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng dân số nhưng cũng đặt ra những thách thức về vấn đề giải quyết việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế,...

- Sự phân bố dân cư chưa hợp lí gây ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên.

- Sự đa dạng về thành phần dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa, truyền thống.

- Sự gia tăng dân số tại các đô thị cũng đặt ra các vấn đề về giao thông, nhà ở, việc làm, môi trường,... cho các nước trong khu vực.