Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Milkyway
Xem chi tiết
Thân Thị Phương Trang
13 tháng 9 2016 lúc 21:46

1) Rèn tính tự trọng:- Coi trọng , giữ gìn phẩm cách,biết điều chỉnh hành vi sao cho chuẩn mưc đạo đức xã hội.

                                  -Cư xử đàng hoàng , đúng mực.

                                     -Biết giữ lời hứa

                                  -Luôn làm tròn trách nghiệm được giao phó.

                                 -Không để người khác phải trê chách, nhắc nhở.

2)

Khí trời nóng nực, tôi ghé vào một quán cốc vỉa hè làm 1 chai sting cho mát họng. Ngồi cách tôi không xa, phía trước có 2 thanh niên đang ngồi nhâm nhi 2 chai Dr. Thanh. Bỗng từ đâu một em bán vé số lủi thủi giữa trời trưa nắng nóng ghé vào quán nước mời tôi mua. Thú thật là từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ mua vé số nên cũng “Thôi anh không mua đâu.

Em ấy bước ra ngoài mời vé số 2 thanh niên kia và cũng nhận được sự đáp trả không tốt. Thất bại, em ấy bước ra ngoài thì bỗng tiếng nhựa vang lên, 1 chai Dr. Thanh bị gã thanh niên kia ném ra ngoài đường. Em đi tới cúi lượm nó. Gã thanh niên còn lại thấy thế liền ném cả chai Dr. Thanh rỗng còn lại ra xa hơn, và em vẫn tiếp tục nhặt nó lên. Tôi đinh ninh rằng “Chắc nó lượm ve chai luôn kiếm thêm thu nhập” nhưng tôi đã lầm, em ấy mang 2 chai rỗng ấy bỏ vào sọt rác. Thấy thế tôi liền ngoắt nó vào, nó tưởng tôi mua giúp nó chăng nên nó chạy ù đến chìa xấp vé số ra mời. Tôi nói

_Anh không mua đâu em ơi, sao em không nhặt nó bán về tích trữ dần để bán ve chai?
Nó trả lời:
Cô giáo em từng dạy là không được xả rác bữa bãi.
Tôi liền hỏi:
_ Thế em học lớp mấy?
_ Em học lớp 5 nhưng mà em nghỉ học rồi. Em từng làm sao đỏ trong trường. Em sẽ lượm 2 chai đó về bán nếu như 2 anh đó làm rớt dưới bàn chứ không quăng ra đường như vậy. Nghèo nhưng mà em cũng có lòng tự trọng chứ anh!
Giọng nói của nó thật dễ nghe và tôi đã hiểu rõ vấn đề. Tôi liền nói với nó đưa vé số cho tôi mua ủng hộ 2 tờ, nó hỏi:
_ Tại sao lúc nãy em mời anh không mua mà bây giờ anh lại mua?
Cái miệng không cân nhắc của tôi buông câu trả lời:
_ Anh thấy em tội nghiệp nên anh mua ủng hộ.
Nó đứng dậy trả lời ngay:
_ Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp.
Nó đi vội vàng ra cửa, quẹo trái và đi nhanh hẳn. Tôi đứng nhìn theo, lòng thầm nghĩ ngợi lung tung. Tôi đã không đủ lòng tự trọng khi đối diện với nó và tôi cũng đã rút ra bài học quý giá về cách cư xử giữa con người với nhau, nhất là khi người lớn với con nít.

3)

-Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng.
        Joan Didion

-Hào phóng là cho đi nhiều hơn những gì bạn có thể cho. Tự trọng là lấy ít hơn những gì bạn cần lấy.
                Khalil Gibran

-Ai cũng có lòng tự trọng. Tôi sẵn sàng quên đi nó, nhưng do mình tự quyết chứ không phải vì ai đó bảo mình.
               Ngạn ngữ Tây Ban Nha

-Không gì xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin tốt hơn thành tựu.
            Thomas Carlyle

-Danh dự quý hơn tiền bạc.Đói miếng hơn tiếng đời. Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn.

-Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng.
Nguyễn Bá Thanh

-Lòng tự trọng và sự khiêm nhường là những viên đá nền cho lòng trắc ẩn.
                             Theodore Isaac Rubin

-Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng.
Hồ Chí Minh

-Đói cho sạch, rách cho thơm – Ca dao tục ngữ Việt Nam

Linzz Williams
Xem chi tiết
Linh Phương
9 tháng 9 2016 lúc 12:32

- Người gian thì sợ người ngay 
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo. 
- Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ 
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom. 
- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà 
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy. 
- Bề ngoài thơn thớt nói cười 
Mà trong gian hiểm giết người không đao. 
- Đời loạn mới biết tôi trung 
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm. 
- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà 
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần. 
- Những người tính nết thật thà 
Đi đâu cũng được người ta tin dùng. 
- Tu thân rồi mới tề gia 
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai. 
- Đừng bảo rằng trời không tai 
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.

Chúc bạn học tốt!

Thế giới của tôi gọi tắt...
10 tháng 9 2016 lúc 16:21

Câu ca dao tục ngữ:

"Thẳng như ruột ngựa"

"Ăn ngay nói thẳng"

"Vàng thật không sợ lửa"

"Thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng"

"Cây ngay không sợ chết đứng"

Danh ngôn:

"Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác"

 

Võ Đông Anh Tuấn
9 tháng 9 2016 lúc 9:10

Ko bik chuyện này bạn nghe chưa nhưng mà nói về 1 cậu bé bán diêm hay sao ấy, cậu mồ côi cha mẹ, hôm ấy người đàn ông vừa ra ngoài thì gặp cậu bé xin ông mua dùm bao diêm nhưng ông hk có tiền lẻ, cậu nói rằng sẽ chạy về lấy tiền thối, ông ái ngại nhưng vân thử tin cậu, thế rồi cậu cầm tiền chạy đi, ông đưng 1 hồi lâu sau thì cho rằng thằng bé đã lấy luôn tiền mình nên bỏ đi, lát có thằng bé chạy lại đưa ông tiền thối, thì ra là cậu bé hồi nãy vì chạy quá nhanh để thối ông tiền nên đã bị tai nạn nhưng vẫn cố gắng nhờ e mình đi trả tiền thôi cho ông.... 

 Đói cho sạch, rách cho thơm 
Cây ngay không sợ chết đứng 
Thẳng như ruột ngựa 

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
29 tháng 7 2017 lúc 15:42

+ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng

     + Đường đi hay tối, nói dối hay cùng

23	Nguyễn Gia	Minh
Xem chi tiết
Dương Hoài Giang
28 tháng 12 2021 lúc 22:27

Tôi sẽ làm hộ bạn bài cảm thụ(bài cảm nhận) ý,sẽ mất hơi nhiều thì giờ nhưng mong bạn cứ làm những bài bạn là dc đi,vì đợi có lẽ ko đủ thời gian đâu

Khách vãng lai đã xóa
Mai Quý Quang
3 tháng 1 2022 lúc 14:08

hỏi hẳn hoi vào câu hỏi lịch sử nhố nhăng lắm đấy !

Khách vãng lai đã xóa
Hiền Đỗ
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 2 2021 lúc 23:29

Tham khảo:

Nam nhi vị liễu công danh trái” ý chỉ lý tưởng, chí lớn lập công danh, thể hiện qua quan niệm, nhận thức của tác giả về món nợ công danh của kẻ làm trai. ... Có thể nói rằng món nợ công danh trong trong nhận thức của Phạm Ngũ Lão vừa mang tư tưởng tích cực của thời đại vừa mang tinh thần dân tộc sâu sắc. 

Câu thơ tương tự:

Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

Bài thơ: Xuất dương lưu biệt- Phan Bội Châu (SGK lớp 11 tập 2)

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
3 tháng 4 2017 lúc 14:57

+ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng

+ Đường đi hay tối, nói dối hay cùng

- Ca dao:

Nhà nghèo yêu kẻ thật thà

Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần.


Linh nguyen thuy
3 tháng 9 2019 lúc 16:39

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.

Hào Phạm
18 tháng 12 2019 lúc 21:29

sự việc chưa biết chắc mười mươi thì chưa nên nói. Đã biết chắc mười mươi rồi nhưng lúc chưa đáng nói cũng không nên nói

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
24 tháng 4 2017 lúc 12:15

- Tục ngữ:

+ Ăn có mời, làm có khiến.

+ Đói cho sạch, rách cho thơm.

+ Giấy rách phải giữ lấy lề.

+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

+ Chết đứng còn hơn sống quỳ.

- Ca dao:

Thuyền dời nào bến có dời

Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.

- Danh ngôn:

“Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận”. - A.X.Pu-Skin-

Đặng Khánh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
27 tháng 5 2020 lúc 8:10

câu 1 : 

Công thức thường gặp : mở bài bằng cách  xuất phát từ tác giả, tác phẩm để dẫn đến đề bài.

1 Công thức khác: đi từ lý luận văn học bởi lý luận văn học là “ gốc rễ” của văn chương.

Câu 2 :

Lỗi diễn đạt là lỗi sử dụng ngôn ngữ, tư duy của người nói

Câu 3 :

1. “ Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”
2.“Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)

3. “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop)

....v.v

Câu 4 :

Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, thì chúng ta cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm của tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích

Câu 5:

-Than ôi! 

-Thê thảm thay .

-.....

câu 6

 em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.

1/ Giải thích:

+ Yêu cầu đặt ra:

Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.

+ Công việc cụ thể:

Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.

Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.

Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)

- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)

- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)

2/Chứng minh:

+ Yêu cầu đặt ra:

Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.

+ Công việc cụ thể:

Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.

Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic là đc

Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.(vì nếu làm theo công thức nhiều thì bn sẽ không thể phát huy khả năng văn chương của bạn !)

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.

- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.

- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.

3/ Bình luận:

-giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.

Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:

- Hoàn toàn nhất trí.

- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)

- Không chấp nhận. (bác bỏ)

Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.

Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.

=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:

- Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.

- Thân bài:

+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)

+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)

+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)

- Kết bài:

Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).

Câu 7:

Viết KB mở rộng hoặc ko mở rộng.

Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát,NHỚ không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài.

Câu 8 :

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ , văn

- Thể thơ ( riêng cho thơ)

- Hình ảnh thơ , văn

-Tình cảm đc gửi gắm vào bài thơ , văn

- Chi tiết thơ , văn

- Giọng điệu

- Vần (nhịp) thơ.  ( riêng thơ)

- Ngôn ngữ thơ , văn: gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ (từ láy, câu đặc biệt, thành ngữ, tục ngữ, dấu ?, dấu !...).

- Bố cục: chia thành các phần , các đoạn

Câu 9 : Có . Ko kb.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thái Sơn
27 tháng 5 2020 lúc 8:18

Hừm có vẻ như tớ thấy tớ làm sai câu 1 hay sao ý ! Nhưng tớ sẽ sửa lại thành

Muốn làm được mở bài đi từ lý luận văn học,mỗi học sinh chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức lý luận văn học thiết thực, làm cơ sở để đi tới các vấn đề văn học nhỏ hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 8:02

- Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với "mệnh trời". Một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó: Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được

- Việc nói đến "mệnh trời" lại cần thiết trong bức thư này vì:

+ Thể hiện tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.

+ Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của việc quân Minh phải thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra hàng.

Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 17:03

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2.

- Chú ý đoạn văn tác giả vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”.

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ, câu văn cho thấy sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”:

     Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. Cổ nhân nói: "Bụng dạ người khác ta lường đoán biết", nghĩa là thế đó. Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy.

- Việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này vì:

+ “mệnh trời” là điều không ai được đi ngược.

+ Vương Thông là người có thể thuyết phục, chắc chắn sẽ hiểu rõ tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.

+ Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của việc quân Minh phải thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra hàng.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 11 2023 lúc 21:52

- Dẫn ra một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự trả giá của quân Minh là trái với “mệnh trời”

“Xưa kia Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy”, “huống hồ con cháu vua Trần, mệnh trời đã cho, lòng người đã theo, thì Ngô làm sao có thể cướp được!”

- Vì sao nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này?

+ Vì triều đình phường Bắc luôn cho mình là “thiên triều”, tướng giặc Minh theo lệnh “thiên tử" thi hành “thiên mệnh” đem quân sang nước ta để giúp “phù Trần diệt Hồ”. Bọn giặc làm gì cũng nhận danh mệnh trời” nhưng thực ra đó là ngôn ngữ xảo trá, lừa bịp để cướp nước ta. Do đó, tác giả đã dùng cách "gây ông đập lưng ông”, vạch rõ sự chính danh và giả danh kèm theo chúng có thực tế khiến đối phương không thể biện bạch được.