Bài viết số 2 - Văn lớp 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thảo vân
Xem chi tiết
Nguyen Phuong
16 tháng 10 2016 lúc 16:22

Ta là ĐS-người anh hùng dân trong sử thi ĐS của dân tộc Ê đê. Ta sẽ kể cho con cháu và dân làng nghe về trận đánh không thể nào quên cua ta . Đó là trận đánh vs mtmx

Hồi đó đã lâu lắm rồi khi ta cùng dân làng lên rẫy ra sông bẫy cá thi mtmx tới buôn làng ta để tàn phá lừa bắt và cướp nàng Hơ Nhị xinh đẹp. NHận được tin dữ đó ta lập tức quay về nhà. Đanhự bị xúc phạm , sự bình yên cua làng bị đe dọa, vì thế ta xách khiên và mang giáo tới hỏi tội mt dù biết hắn là tù trưởng giàu có hùng mạnh chẳng lo sợ và dõng dạc gọi:

- Ơ diêng! Xuống đây đọ dao vs ta

Mt không những không xuống mà còn ns vọng từng câu như xát muối vào lòng ta.

- Ta không xuống đâu tay ta còn đang bận vợ hai chúng ta ở trên này..........

trần thị linh
11 tháng 10 2017 lúc 19:58

Các bạn thân mến! Tôi là Đăm Săn, người anh hùng trong sử thi Đăm Săn. Tôi là một tù trưởng hùng mạnh, “đầu đội khăn kép, vai mang túi da”. Tôi xin kể lại cùng các bạn một trong những chiến công của tôi. Đó là trận đánh Mtao Mxây – một tên tù trưởng đã cướp vợ tôi. Sau khi nghe tin Mtao Mxây đã cướp nàng Hơ Nhị – người vợ xinh đẹp của tôi, tôi vô cùng tức giận. Tôi liền xách khiên, dáo đến thẳng nhà Mtao Mxây để rửa nỗi nhục này và giành lại người vợ hiền yêu quý. Nhà Mtao Mxây quả thực là đẹp. Đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói, cầu thang lên xuống rất rộng. Tôi đứng ở dưới nói to: – Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy! Mtao Mxây chẳng những không xuống, hắn còn nói khích tôi: – Ta không xuống đâu, diêng ơi! Tay ta còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà. Máu nóng trong người tôi bốc lên, tôi quát lớn: – Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái sàn hiên của ngươi ta kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem! Nghe tôi nói vậy, hắn sợ hãi đi xuống. Hắn còn nói với tôi rằng, không được đâm hắn khi hắn đang đi xuống. Tôi cười khẩy mà nói với hắn: – Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, đến con trâu cái của ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là. Mtao Mxây bước xuống, tay cầm khiên, giáo. Khiên hắn tròn như đầu cú, giáo hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần, nhưng dáng vẻ thì lại tần ngần do dự, mỗi bước đi đắn đo. Tôi nhường cho hắn múa khiên trước. Ban đầu hắn từ chối, hắn bảo với tôi: – Ta như gà làng mới mọc cựa khẽ, như gà rừng mời mọc cựa ê chưa, chưa ai dẫm phải mà đã gãy cánh. Và hắn bảo tôi múa khiên được. Nhưng tôi nhất định không chịu. Tôi là người thách đấu, lẽ nào tôi lại rung khiên múa trước. Thế là Mtao Mxây rung khiên múa trước. Tôi đứng im, không nhúc nhích nhìn Mtao Mxây múa khiên. Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô. Buồn cười trước hành động múa khiên của hắn, tôi nói khích: – Ngươi múa một mình, múa kêu lạch xạch như quả mướp khô. Miếng múa ấy, ngươi học ai vậy? Ngươi múa chơi đấy phải không, diêng? Hắn nói với tôi: – Có cậu ta học cậu. Có bác ta học bác. Có thần Rồng ta học thần Rồng. Tôi mỉa mai: – Thế ư, ta thì đâu có cậu mà học cậu, đâu có bác mà học bác! Chỉ có hai ta đây, ngươi múa đi xem nào! Nghe tôi nói vậy, chắc là hắn tức lắm. Hắn kiêu ngạo hỏi tôi: – Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen đi xéo nát đất đi thiên hạ hay sao? Đến lúc ấy thì tôi không thể đứng im được nữa. Tôi phải dạy cho hắn một bài học về thói kiêu ngạo và rửa nỗi nhục hắn đã cướp vợ của tôi. Tôi rung khiên múa. Hắn vội vã bỏ chạy. Mỗi lần xốc tới, tôi vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa tôi vượt một đồi lồ ô. Tôi chạy vun vút qua phía đông sang phía tây, đuổi theo hắn. Còn hắn thì bước thấp bước cao chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém tôi, nhưng chỉ vừa trúng mọt cái chão cột trâu. Tôi lại nói khích lắm: – Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì? Và tôi lại tiếp tục đuổi theo hắn. Rượt đuổi nhiều, cả tôi và hắn đều đã thấm mệt. Lúc này, hắn bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu. Trong khi đánh nhau, nếu ăn được một miếng trầu sẽ đỡ mệt hơn rất nhiều. Nhanh như cắt, tôi đớp lấy miếng trầu và nhai luôn. Sau đó, sức của tôi tăng lên gấp bội. Tôi lại múa khiên và rượt đuổi theo hắn. Khi tôi múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên đồng, tiếng gió mạnh như bão. Khi tôi múa dưới thấp vang lên tiếng khiên kêu, gió mạnh như lốc. Cả một vùng đồi núi nơi diễn ra cuộc chiến đấu tan hoang: chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụi. Khi tôi múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bẫy tung. Tôi phóng cây giáo thần – cây giáo đã từng đâm chết bao nhiêu thú dữ, bao nhiêu kẻ địch của tôi, vào trúng đùi của Mtao Mxây. Nhưng lạ thay, đùi hắn vẫn không hề bị thương gì, không hề chảy máu. Tôi lại phóng cây giáo đâm trúng người hắn, nhưng hắn cũng chẳng hề hấn gì. Hắn vẫn bỏ chạy. Chẳng nhẽ hắn có phép thuật gì sao? Hay có vị thần nào bảo vệ cho hắn? – Tôi tự hỏi mình như vậy. Trận đánh diễn ra ròng rã. Mấy lần tôi đã đâm trúng Mtao Mxây, nhưng hắn vẫn không bị thương. Mệt quá, tôi vừa chạy vừa ngủ. Tôi mộng thấy ông Trời. Tôi hỏi ông Trời: – Ối chao, chết mất thôi, ông ơi! Cháu mệt quá! Tại sao cháu đâm mãi mà không thủng hắn. Ông Trời đã chỉ cho tôi điểm yếu của hắn: “Cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”. Bừng tỉnh, tôi chộp ngay lấy cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây. Quả nhiên, cái giáp trên người hắn tức thì rơi loảng xoảng. Đến lúc ấy tôi mới biết vì sao mấy lần ngọn giáo thần của tôi đâm trúng hắn mà vẫn không thủng. Mất vũ khí bảo vệ, hắn hoảng sợ tháo chạy. Hắn tránh quanh chuồng lợn, tôi phá tan chuồng lợn. Hắn tránh quanh chuồng trâu, tôi phá tan chuồng trâu. Hắn chạy đến đâu tôi đuổi theo đến đấy. Cuối cùng hắn ngã lăn quay ra đất. Khi nằm dưới mũi giáo của tôi, mặt hắn tái mét, cắt không còn giọt máu. Hắn sợ hãi, cầu xin tôi tha mạng. Hắn nói: – Ơ diêng! Ơ diêng! Để ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu! Ta cho diêng thêm một voi. Nhưng tôi đâu có bận tâm. Cầu phúc cho tôi ư? Có ích gì? Còn trâu, voi? Tôi đâu có thiếu. Hắn đã to gan dám cướp vợ của tôi thì tôi không thể tha thứ được. Tôi giận dữ nói với hắn: – Sao ngươi còn cúng trâu cầu phúc cho ta? Chẳng phải vợ ta ngươi đã cướp, đùi ta ngươi đã đâm rồi sao? Và ngọn giáo của tôi đã đâm nhập vào người hắn. Tôi cắt luôn cái đầu của hắn, đem bêu ngoài đường để dân làng được chứng kiến. Giết chết Mtao Mxây, tôi giành lại được Hơ Nhị. Tất cả đám tôi tớ của Mtao Mxây đều đi theo tôi. Để mừng chiến thắng, tôi đã mở tiệc chiêu đãi tôi tớ trong nhà, dân làng. Các tù trưởng phương xa, khách khứa từ khắp nơi nghe tin tôi chiến thắng đều ùn ùn kéo về ăn mừng chiến thắng của tôi. Nhà tôi đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà ngoài. Tôi sai giết nhiều lợn, mổ nhiều trâu, đánh lên các chiêng, các trống to, hòa nhịp cùng chũm chọe sao cho kêu lên rộn rã. Tiệc tùng linh đình ăn uống kéo dài suốt mùa khô. Sau trận đánh thắng Mtao Mxây, danh tiếng của tôi vang khắp nơi, đâu đâu cũng nghe thấy, vang tận đến tai các thần. Sau trận ấy, tôi thật sự trở thành một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy.

trần thị linh
11 tháng 10 2017 lúc 20:31

Đã từ lâu, tù trưởng Mtao Mxây nổi tiếng giàu có khắp vùng cao nguyên hùng vĩ. Hắn cậy thế mạnh nên cho đám đầy tớ đến cướp vợ tôi là Hơ Nhị mang về nhà trong lúc tôi đi vắng.

Nghe tin, tôi vội vã giắt dao vào thắt lưng, đi tìm hắn. Nhà Mtao Mxây rất lớn, đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đẩu cầu thang đẽo hình chim ngói. Ngôi nhà của lão tù trưởng này quả là đẹp. cầu thang rộng bằng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một ché rượu lớn vẫn không sợ chật.

Tôi bắc tay lên miệng gọi to: "Mxây xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!”. Mxây nói vọng ra: “Ta không xuống đâu. Tay ta còn đang bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà !”

Tôi tức giận thét lên: “Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà ngươi chẻ ra kéo lửa, ta hun cối nhà của ngươi cho mà xem!". Mxây biết tính tôi xưa nay nói là làm nên hoảng hốt hứa rằng từ từ sẽ xuống, chỉ xin tỏi đừng đâm hẳn lúc hắn xuống cầu thang. Tôi cười nhạt bảo rằng đến con lợn nái của hắn ở dưới đất tôi cũng chẳng thèm đâm nữa là.

Mtao Mxây buộc phải ra mặt. Bà con trong buôn kéo đến xem rất đông. Cái khiên của hắn tròn như đầu cú, lưỡi gươm của hắn óng ánh bày sắc cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một hung thần. Hắn đóng cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một cái ảo dày nút, đi từ nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo giữa một đám đông mịt mù như sương sớm.

Tôi thách thức: “Ngươi múa trước đi!”. Hắn đáp: “Ngươi mới là người mua trước. Ta như gà làng mới mọc cựa kli-ê, như gà rửng mới mọc cựa ê-chăm chưa ai giẫm phải mà đã gãy mất cánh". Tôi giục thêm lần nữa, Mtao Mxây rung khiên múa. Cái khiên của hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô. Mặc cho hắn múa, tôi không nhúc nhích. Tôi bật cười khinh bỉ: “Ngươi múa một mình, múa kêu lạch xạch như quả mướp khô. Miếng múa ấy, ngươi học ai vậy? Ngươi múa chơi đấy phải không?".

Chạm tự ái, Mtao Mxây trả lời: “Ta học ai à? Có cậu, ta học cậu. Có bác, ta học bác. Có thần Rồng, ta học thần Rồng". Tôi khiêu khích: “Thế ư? Ta thì đâu có cậu mà học cậu, đâu có bác mà học bác! Chỉ cỏ hai ta đây, ngươi múa đi ta xem nào!”. Mxây hùng hổ quát: “Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen xéo nát đất đai thiên hạ hay sao?”. Tôi chỉ thẳng vào mặt hắn : “Vậy thì ngươi hãy xem ta đây!" rồii vung khiên múa. Một lần xốc tới, tôi vượt qua một quả đồi. Một lần xốc tới nữa, tôi vượt một đồi lồ ô. Tôi chạy vun vút sang phía Đông, sang phía Tày. Còn Mtao Mxây thì bước cao bước thấp chạy hết bãi Tây lại sang bãi Đông. Hắn vung dao chém phập một nhát nhưng lại trúng cái chão cột trâu. Tôi chế giễu hắn: “Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gi ?".

Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu, nhưng tôi đã đớp được miếng trầu ấy và nhai ngấu nghiến. Sức mạnh trong tôi tăng lên gấp bội. Tôi bảo Mxây: “ Bây giở ngươi lại chạy, ta đuổi coi !”. Hắn bỏ chạy, tôi rượt theo, vừa rượt vừa múa khiên. Trên cao, gió thổi như bão. Tôi múa dưới thấp, gió như lốc cuốn. Chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụi. Tiếng khiên của tôi vang lên như tiếng khiên đồng, khiên kênh. Tôi chạy nước kiệu. quả núi ba lẩn rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Cây giáo thần chứa đầy những oan hồn của tôi nhắm đùi Mtao Mxây phóng tới. Tôi đâm trúng đùi hần nhưng đùi hắn không thủng. Tôi đâm trúng người hắn, người hắn cũng không thủng. Tôi đã thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ và mơ thấy ông Trời. Tôi than thở: “Ối chao, chết mất thôi, ông Trời ơi! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn!”, ông Trời bảo: “Thế ư, cháu? Vậy thl cháu hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”. Tôi bừng tỉnh, chộp ngay cái chày mòn, ném trúng vào vành tai kẻ địch. Cái giáp của Mtao Mxây tức thì rơi loảng xoảng. Hẳn tháo chạy. Hắn tránh quanh chuồng lợn, tôi phá tan chuồng lợn. Hắn tránh quanh chuống trâu, tôi phá lan chuồng trâu. Cuổi cùng, hắn mệt quá ngã lăn quay ra đất.

Hắn lạy van rối rít: “Tha cho ta, ta sẽ làm lễ cầu phúc cho ngươi một con trâu, ta sẽ cho ngươi thêm một con voi!”. Tôi chưa nguôi cơn giận, liền vặn hỏi hắn: "Sao ngươi lại cúng trâu cầu phúc cho ta? Chẳng phải vợ ta ngươi đã cướp, đùi ta ngươi đã đâm rồi sao?”. Dửt lời, tôi cắt đầu Mtao Mxây đern bêu ngoài đường rồi hỏi bà con, tôi tớ trong buôn làng của hắn là có bằng lòng di theo tôi không. Mọi người đồng ý. Tôi hô to: “ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào!". Đoàn người đông đúc ủn ùn kéo theo sau tôi đông như kiến tha mồi.

Thế là từ đó, tôi trở thành tù trưởng giàu có nhất, hùng mạnh nhất. Tôi mở tiệc tùng linh đinh, ãn uống đông vui kéo dài suốt cả mùa khô. Cho đến lúc rượu đã nhạt, ché đã phai thl khách mới lần lượt ai về nhà nấy.


Nguyễn Thảo vân
Xem chi tiết
Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 21:21

Những tiếng vang vọng âm ĩ trong không gian tối mịt ập vào tai tôi, đôi mắt tôi cố gắng tìm một chút ánh sáng le lói ở giữa không gian âm u này, tôi bước đi thật nhẹ nhưng tôi cảm giác được thứ gì đó đang cố nắm lấy chân tôi. Bỗng nhiên một loạt đốm sáng chói ngời bừng sáng làm cho tôi lóa mắt, một hàng lửa tỏa sáng bập bùng ở hai bên , và ập vào mắt tôi là một con đường thẳng tít xa xôi mà tôi cũng không thể nhìn thấy điểm dừng.
Bất chợt có một giọng nói vang lên phía sau tôi làm cho tôi hoảng hốt.

- Đi nhanh lên oan hồn kia.

Một con người lạ lùng bước đến bên cạnh và xô tôi về phía trước. Đi được một lúc, thì có một giọng nói vang vọng khắp nơi.

- Oan hồn kia đến từ đâu , mai khai rõ họ tên , vì sao lại xuống Âm ti?

Tôi vẫn chưa hết bàng hoàng thì có một cái gì đó đánh mạnh vào chân tôi.

- Mau quỳ xuống và khai đi.

Tôi phải quỳ xuống và kể lại câu chuyện của mình cho một người mà tôi không thấy mặt.
 

Tôi chỉ kịp nhấp môi thì khung cảnh bất ngờ thay đổi. Tất cả lại trở về Ngự Hoa Viên của Hoàng Cung, cũng khung cảnh này những cây cỏ thi nhau tỏa sắc giữa khung trời nắng hồng hồng, tiếng con chim hoàng yên của tôi cất tiếng hót khoe ra bộ lông mềm mượt của nó. Lệ của tôi lại rơi nhưng nước mắt lại không chảy ra mà nó bốc hơi lên trời.

- Con à.... tiếng phụ vương tôi vọng lại làm cho tôi mừng rỡ , tôi định chạy đến bên người thì. Mỵ Châu đã xuất hiện , có phải là tôi không hay chỉ là ảo giác , tôi chạy lại thì một nữ hầu đi xuyên qua tôi, chuyện đó làm tôi bất ngờ và nó làm cho tôi phải suy nghẫm.

-Mỵ Châu à, cha muốn tìm cho con một nơi có thể gởi gắm, cha đã già rồi , đất nước này cần có người dẫn dắt, con... con nghĩ sao. Tôi vội trả lời : con sẽ theo ý cha.... Cha tôi mừng rỡ như trút bỏ được một gánh nặng trong lòng.

- Người đâu.... kêu Trọng Thủy vào đây...... Từ xa một người khôi ngô tuấn tú bước vào. Trọng Thủy một con người đã làm cho tôi xao xuyến. Tôi e thẹn đứng nấp đằng sau cha tôi.

- Thần tham kiến Hoàng Thượng cùng Công Chúa. Tôi cũng đứng khép nép ra ngoài để nhìn rõ mặt chàng.

- Hà hà con ta đã đồng ý, ngươi hãy về tâu với cha ngươi chọn ngày lành mà sang đây làm rể nhà ta.. Trọng Thủy cúi lễ tạ ơn bước ra ngoài ,làm cho tôi phải cố dõi theo để có thể nhìn chàng rõ hơn.

- Con cũng hãy chuẩn bị lấy phu quân đi là vừa, tôi chỉ biết im lặng,nhìn theo dáng chàng biến mất.

Tôi thật buồn bã, nhưng sự việc thành hồn giữa hai nước nó đến một cách thật chóng vánh và nguy nga làm cho tôi phải choáng ngợp. Tôi và chàng đã kết hồn và nên hòa bình của hai nước đã được xác lập, tôi hy vọng rặng sự việc này sẽ kết thúc hết tất cả ai oán của hai nước, khi những trận chiến dưới chân Loa Thành thực sự ác liệt và làm tôi khiếp đảm ,nhưng đất nước chúng tôi vẫn thắng vì đã có Loa Thành và Nỏ thần được thần Kim Quy ban tặng, nhưng cái hậu quả của chiến tranh để lại thì chả có thể nói bên nào là đã dành chiến thắng cả. Tôi và chàng lấy nhau được một thời gian, chàng yêu thương tôi hết mức, quan tâm và chăm sóc cho tôi một cách tận tụy nhất điều đó làm cho tôi thật sự hạnh phúc, nhưng cái hạnh phúc ấy quá mỏng manh và dễ vỡ. Vào một đêm nọ, chàng từ ngoài bước vào với một vẻ mặt tâm trạng và buồn bã, tôi vội đến bên hỏi là vì chuyện gì mà chàng buồn thế, chàng mới nói ra là chàng có ước mong được thấy cây Nỏ Thần. Tôi hơi bất ngờ và không đồng ý, nhưng dưới những lời mật ngọt rót vào tai của hắn đã làm cho tôi phải chiều lòng hắn, thế là tôi dẫn hắn vào mật thất của Hoàng Cung nơi được canh gác cẫn mật nhất , nhưng vì tôi là Công Chúa nên mọi chuyện cũng dễ dàng hơn. Tôi đưa hắn vào căn phòng nhỏ và lấy Nỏ Thần từ trong cái rương gỗ ra và để trước mặt hắn, ánh sáng chóa lóa của nỏ thần làm cho hắn choáng ngợp, hắn cầm lấy nỏ thần xem xét đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất và cái đầu của hắn đôi khi gật gật tỏ vẻ hài lòng lắm. Xem được một lúc hắn đưa lại cho tôi và đi ra ,,không có một chút nghi ngờ gì tôi để cây nỏ thần lại chỗ cũ và đi ra. Vài hôm sau hắn nói với tôi rằng Cha ở nhà bệnh nặng phải lập tức quay trở về nước, sau này nếu lỡ có gặp sự cố gì sao hai ta tìm được nhau, lúc đó tôi cũng không nghi ngờ gì liền nói với hắn.

- Sau này nếu chàng muốn tìm thiếp thì hãy đi theo sợi lông ngỗng này, nó sẽ dẫn đến nơi ở của thiếp. Ngày hôm sau hắn từ biệt Cha con tôi và về nước. Tôi chờ đợi hắn rõng rã hai tháng trời, vào một ngày đẹp trời tôi đang dạo chơi ở ngự hoa viên, thì Cha tôi hớt hãi chạy vào la lớn

- Con ơi...... mau rời khỏi đây, tôi vội hỏi lại là vì sao thì như sét đánh ngang tai quân của hắn đang tiếng vào hoàng cung , Loa Thành đã bị hạ.

Tôi vội cùng Cha lên ngựa chạy về hướng Đông, giữ đúng lời hứa tôi vứt long ngỗng trên đường đi , và càng đi xa tiếng la hét ầm ĩ ngày càng gần chúng tôi chạy được một hồi lâu chúng tôi đã đến biển và hết đường đào thoát. Cha tôi dừng lại và la lớn "Thần Kim Quy ơi mau cứu ta". Từ biển Đông Thần Kim Quy xuất hiện và chỉ thẳng vào tôi:

- Kẻ ngồi sau ngài chính là giặc, cha tôi quay lại nhìn tôi và cái áo lông ngỗng đã tả tơi , cha tôi giận dữ tuốt gươm bên mình chém mạnh vào người tôi, nhát chém chỉ mạng làm cho tôi chưa kịp la lớn thì đã té xuống ngựa, tôi nằm đó và nhìn cha tôi theo Thần Kim Quy đi xuống biển , đôi mắt tôi mờ hẳn và tai tôi còn văng vẳng những tiếng thét ai oán của thần dân đất nước Âu Lạc, nó làm cho tôi không thể nghĩ được gì nữa thế là tôi chết và tôi đang ở dưới địa ngục.

Đến cảnh đó thì tất cả đều hiện lại về như trạng thái lúc trước, đôi mắt tôi dần hé mở và tôi thấy uất ức, nước mắt tôi tuông trào. Tôi quá hối hận về việc làm của mình, đó là một bài học cực kì đắt giá mà tôi phải trả lại bằng cả một đất nước, tôi chỉ mong hậu nhân sau này lấy đây là bài học để có thể bảo vệ được đất nước của mình.

Đoạn đến đây màn đêm lại ập đến bủa vây lấy tôi , tôi không còn thấy gì nữa chỉ còn tiếng la hét của những oan hồn đang gáo thán và hình như muốn nuốt chửng tôi. Đó có phải là điều mà tôi phải chấp nhận, chấp nhận trả lại những gì mà tôi đã mất và cướp của người khác. Có phải thế không , tôi dường như không muốn suy nghĩ về chuyện đó nữa, tôi bước đi trong màn đêm lạnh giá và tìm kiếm một cái gì đó ở cuối con đường.
Lê Cẩm Tú
3 tháng 10 2018 lúc 15:10

Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thời cơ.

Tôi là Mị Châu, con gái yêu của vua An Dương Vương. Người con gái được vua cha yêu thương hết mực nhưng cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đời soi vào, lấy đó làm lời răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giờ cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi. Các bạn chia sẻ cùng tôi nhé.

Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thời cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thủy sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân Đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trốn tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hòa hiếu, Trọng Thủy gặp tôi, con gái yêu của An Dương Vương. Lúc bấy giờ tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng nhan sắc. Trọng Thủy đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn người yêu đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thủy. Chàng sang ở hẳn trong cung điện của cha tôi, cùng chung sống. Một đêm trăng sao vằng vặc, tôi và Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dãy tường thành cao nhất. Trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thủy hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:

– Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?

Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bẩn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.

Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lay giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc. Cha vốn chiều tôi, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn cha và tôi say túy lúy. Thừa lúc bố vợ say, Trọng Thủy lẻn ngay vào phòng tháo lấy cái lẫy bằng móng chân thần Kim Quy và thay cái lẫy giả bằng móng rùa thường vào. Hôm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, tôi hỏi:

– Chàng như có gì lo lắng phải không? Trọng Thủy đáp: Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?

Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:

– Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.

Nói xong tôi nức nở khóc.

Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.

Đường núi gập ghềnh hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biến, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:

– Giặc ở sau lưng nhà vua đấy!

Cha tình ngộ, tôi cũng chợt đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện xin nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy nỡ lợi dụng tình yêu và tấm lòng trong trắng của tôi. Sống dưới Thủy cung tôi không phút nào thanh thản và thề sẽ không để ai lợi dụng mình nữa. Tôi cốgắng làm những việc tốt đểmong bù lại tội lỗi đã gây ra. Nhưng trong tôi, hình bóng Trọng Thủy vẫn còn đâu đó và chợt nhói đau mỗi khi nhớ về chàng với nỗi xót xa và oán hận.

Thế rồi thật bất ngờ, trong ngày hội lớn ở Thủy cung, tôi gặp chàng. Không nghĩ là chàng có mặt ở chốn này, tôi lúng túng vài giây khi đối mặt nhưng sau đó bỏ đi. Tôi không muốn nhìn thấy con người phản bội đã gây cho cả đất nước tôi cảnh đau thương, gây cho cha tôi nỗi đau của một ông vua mất nước, gây cho tôi vết thương lòng và cướp mất của tôi niềm tin vào tình yêu và lòng tốt của con người. Tôi hận chàng suốt bao năm qua, và giờ đây nỗi hận ấy bùng lên mạnh mẽ. Chàng đuổi theo tôi, vừa chạy vừa gọi:

– Mị Châu nàng ơi! Ta đã đi tìm nàng theo dấu lông ngỗng từ ngày ấy. Ta biết nàng hận ta nhưng hãy cho ta cơ hội giãi bầy!

Trời ơi vẫn giọng nói trầm ấm thân thương ấy. Nhưng không thể tin lời nữa. Tôi xua đuổi:

– Tôi không còn lòng tin vào người nữa. Bây giờ tôi cũng không còn gì cho người cả. Hãy đi đi, đừng bao giờ xuất hiện và làm vết thương trong lòng ta thêm đớn đau!

Trọng Thủy vẫn một mực tha thiết.Chàng đuổi kịp tôi và quì xuống van xin:

– Ta biết nàng hận ta nhiều lắm, ta cũng biết không thể nào chuộc được lỗi lầm đã gây ra. Nhưng xin nàng hãy cho ta tỏ bày lòng mình. Rồi chàng kể:

– Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa thành, còn ta một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm vợ. Đến gần bờ biển, thấy xác nàng nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai. Ta đớn đau, khóc ngất đi, trong lòng như cắt, rồi thu nhặt thi hài nàng đem về chôn trong thành. Không còn nàng, ta cũng chả thiết sống nữa. Bổn phận với cha ta đã xong, rồi ta đâm đầu xuống giếng trong thành mà xưa kia nàng thường tắm để chết cùng nàng.

Đến đây tôi chợt hiểu vì sao chàng có mặt ở Thủy cung. Chàng từ bỏ danh vọng, từ bỏ chiến thắng, từ bỏ cả vua cha, ngai vàng để tìm tôi. Nhưng nỗi uất hận trong tôi không dễ gì nguội vơi. Xót xa, tôi hỏi chàng:

– Chàng yêu thiếp như thế sao nỡ lợi dụng lòng tin và tình yêu trong sáng của thiếp?

– Đấy là sai lầm lớn nhất của đời ta. Tuổi trẻ và sự nông nổi khiến cho ta chỉ biết nghe theo lời cha một cách mù quáng. Giá như được trở lại những ngày tháng ấy, thay vì trộm nỏ thần để báo hiếu ta sẽ giúp hai người cha trút bỏ hận thù và mộng xâm lược. Ta sẽ không phạm tội với nàng, không mất nàng, không phải sống trong đau đớn, dày vò. Đời này ta nguyện chỉ yêu mình nàng. Trong lòng ta không có hình ảnh nguời đàn bà nào khác nàng, nàng có biết không?!

Chàng nói trong nước mắt. Tôi cũng khóc và chợt hiểu rằng cả hai chúng tôi đều là nạn nhân, là người bị lợi dụng mà thôi. Tôi gục vào vai chàng, những uất nghẹn trong lòng tôi bao năm qua theo nước mắt đẫm ướt áo chàng. Dù là kẻ tội lỗi với cha, với đất nước nhưng tôi vẫn tha thiết mong nhận được sự cảm thông. Tôi biết trái tim mình không “nhầm chỗ để trên đầu” như người ta nói. Tôi cũng muốn nói với các bạn trẻ rằng: Đừng bao giờ mắc sai lầm như tôi và Trọng Thủy cả. Hãy sống bằng tình yêu thay cho toan tính và hận thù!

Nguyễn Thị Hồng Duyên
17 tháng 10 2018 lúc 19:48

Tôi là Mị Châu, con gái yêu của vua An Dương Vương. Người con gái được vua cha yêu thương hết mực nhưng cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đời soi vào, lấy đó làm lời răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giờ cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi. Các bạn chia sẻ cùng tôi nhé.

Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thời cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thủy sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân Đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trốn tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hòa hiếu, Trọng Thủy gặp tôi, con gái yêu của An Dương Vương. Lúc bấy giờ tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng nhan sắc. Trọng Thủy đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn người yêu đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thủy. Chàng sang ở hẳn trong cung điện của cha tôi, cùng chung sống. Một đêm trăng sao vằng vặc, tôi và Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dãy tường thành cao nhất. Trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thủy hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:

- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?

Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bẩn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏhồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.

Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lay giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc. Cha vốn chiều tôi, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn cha và tôi say túy lúy. Thừa lúc bố vợ say, Trọng Thủy lẻn ngay vào phòng tháo lấy cái lẫy bằng móng chân thần Kim Quy và thay cái lẫy giả bằng móng rùa thường vào. Hôm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, tôi hỏi:

- Chàng như có gì lo lắng phải không? Trọng Thủy đáp: Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?

Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:

- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.

Nói xong tôi nức nở khóc.

Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.

Đường núi gập ghềnh hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biến, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng :

- Giặc ở sau lưng nhà vua đấy!

Cha tình ngộ, tôi cũng chợt đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện xin nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy nỡ lợi dụng tình yêu và tấm lòng trong trắng của tôi. Sống dưới Thủy cung tôi không phút nào thanh thản và thề sẽ không để ai lợi dụng mình nữa. Tôi cốgắng làm những việc tốt đểmong bù lại tội lỗi đã gây ra. Nhưng trong tôi, hình bóng Trọng Thủy vẫn còn đâu đó và chợt nhói đau mỗi khi nhớ về chàng với nỗi xót xa và oán hận.

Thế rồi thật bất ngờ, trong ngày hội lớn ở Thủy cung, tôi gặp chàng. Không nghĩ là chàng có mặt ở chốn này, tôi lúng túng vài giây khi đối mặt nhưng sau đó bỏ đi. Tôi không muốn nhìn thấy con người phản bội đã gây cho cả đất nước tôi cảnh đau thương, gây cho cha tôi nỗi đau của một ông vua mất nước, gây cho tôi vết thương lòng và cướp mất của tôi niềm tin vào tình yêu và lòng tốt của con người. Tôi hận chàng suốt bao năm qua, và giờ đây nỗi hận ấy bùng lên mạnh mẽ. Chàng đuổi theo tôi, vừa chạy vừa gọi:

- Mị Châu nàng ơi! Ta đã đi tìm nàng theo dấu lông ngỗng từ ngày ấy. Ta biết nàng hận ta nhưng hãy cho ta cơ hội giãi bầy!

Trời ơi vẫn giọng nói trầm ấm thân thương ấy. Nhưng không thể tin lời nữa. Tôi xua đuổi:

- Tôi không còn lòng tin vào người nữa. Bây giờ tôi cũng không còn gì cho người cả. Hãy đi đi, đừng bao giờ xuất hiện và làm vết thương trong lòng ta thêm đớn đau!

Trọng Thủy vẫn một mực tha thiết.Chàng đuổi kịp tôi và quì xuống van xin:

- Ta biết nàng hận ta nhiều lắm, ta cũng biết không thể nào chuộc được lỗi lầm đã gây ra. Nhưng xin nàng hãy cho ta tỏ bày lòng mình. Rồi chàng kể:

- Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa thành, còn ta một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm vợ. Đến gần bờ biển, thấy xác nàng nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai. Ta đớn đau, khóc ngất đi, trong lòng như cắt, rồi thu nhặt thi hài nàng đem về chôn trong thành. Không còn nàng, ta cũng chả thiết sống nữa. Bổn phận với cha ta đã xong, rồi ta đâm đầu xuống giếng trong thành mà xưa kia nàng thường tắm để chết cùng nàng.

Đến đây tôi chợt hiểu vì sao chàng có mặt ở Thủy cung. Chàng từ bỏ danh vọng, từ bỏ chiến thắng, từ bỏ cả vua cha, ngai vàng để tìm tôi. Nhưng nỗi uất hận trong tôi không dễ gì nguội vơi. Xót xa, tôi hỏi chàng:

- Chàng yêu thiếp như thế sao nỡ lợi dụng lòng tin và tình yêu trong sáng của thiếp?

- Đấy là sai lầm lớn nhất của đời ta. Tuổi trẻ và sự nông nổi khiến cho ta chỉ biết nghe theo lời cha một cách mù quáng. Giá như được trở lại những ngày tháng ấy, thay vì trộm nỏ thần để báo hiếu ta sẽ giúp hai người cha trút bỏ hận thù và mộng xâm lược. Ta sẽ không phạm tội với nàng, không mất nàng, không phải sống trong đau đớn, dày vò. Đời này ta nguyện chỉ yêu mình nàng. Trong lòng ta không có hình ảnh nguời đàn bà nào khác nàng, nàng có biết không?!

Chàng nói trong nước mắt. Tôi cũng khóc và chợt hiểu rằng cả hai chúng tôi đều là nạn nhân, là người bị lợi dụng mà thôi. Tôi gục vào vai chàng, những uất nghẹn trong lòng tôi bao năm qua theo nước mắt đẫm ướt áo chàng. Dù là kẻ tội lỗi với cha, với đất nước nhưng tôi vẫn tha thiết mong nhận được sự cảm thông. Tôi biết trái tim mình không “nhầm chỗ để trên đầu” như người ta nói. Tôi cũng muốn nói với các bạn trẻ rằng: Đừng bao giờ mắc sai lầm như tôi và Trọng Thủy cả. Hãy sống bằng tình yêu thay cho toan tính và hận thù!

Nguyễn Thảo vân
Xem chi tiết
Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 21:16

Hôm đó là ngày giỗ của cha .Thiếp trở về nhà với bao nỗi nhớ, nhưng sao trong sâu thẳm tâm hồn thiếp lại dấy lên một chút lo sợ. Thiếp lo về một thứ nào đó rất mơ hồ mà ngay chính bản thân thiếp cũng không tài nào hiểu nổi.
Thiếp về đến nhà khi mặt trời chưa qua khỏi ngọn tre .Những cơn gió lạnh buốt thổi vào vạt áo thiếp như muốn nhắc nhở điều gì đó xa xôi.Những áng mây đen lững lờ trôi nơi cuối chân trời .
Dì và Cám rất niềm nở chào đón thiếp nhưng trong một giây phút nào đó , thiếp chợt cảm thấy nơi đáy mắt dì có điều gì rất khác thường .Dì nhờ thiếp trèo lên cây cau xé một buồng để cúng cha .Thiếp vâng lời dì trèo lên.Thiếp nhớ về ngày xưa khi thiếp chưa trở thành vợ chàng, thiếp rất hay trèo xé cau mang bán .Bao nhiêu kí ức trở về .Thiếp mồ côi mẹ từ bé ,được ít lâu thì cha đi bước nữa.Có lẽ cha không muốn thiếp thiếu vắng tình yêu của mẹ .Nhưng rồi cha thiếp cũng bỏ thiếp mà đi .Cũng từ đó dì trở nên rất nghiêm khắc với thiếp . Thiếp ra đồng chăn trâu từ sáng sớm ,rồi về nhà gánh nước , đến thái khoai ,vớt bèo .Ban đêm còn phải xay lúa nữa cũng chưa hết việc …
Có lần dì đưa cho thiếp và Cám mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép , ai xúc được nhiều hơn thì dì thưởng yếm đỏ . Thiếp mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một lát là xong nhưng vì tin lời Cám nên thiếp đã bị Cám lừa lấy hết tôm tép . Thiếp chỉ biết ngối khóc , một vị tiên đã hiện lên hỏi thiếp sự tình .Sau đó vị tiên này bảo thiếp tìm lại trong giỏ xem còn thứ gì nữa không. Trong giỏ chỉ còn con cá bống .Thiếp đem con cá bống ấy về nuôi nhưng không được bao lâu thì bống bị người ta ăn thịt .Vị tiên lại hiện lên và bao thiếp tìm lại xương bống rồi đem chôn ở 4 chân giường.
Ít lâu sau thì chàng mở hội .Dì và Cám không muốn cho thiếp đi nên đã trộn hẳn một đấu thóc với một đấu gạo rồi sai thiếp ngồi nhặt riêng từng loại . Thiếp đã khóc và Bụt hiện lên sai đàn chim sẻ xuống nhặt giúp thiếp .nhưng nghĩ tới việc thiếp không có áo quần đi dự hội nước mắt thiếp cứ chực trào ra.Bụt hiện lên và bảo thiếp đào bốn cái lọ ở chân giường lên. Ôi!Biết bao nhiêu thứ . Nào là áo quần đẹp ,giày thêu ,cả một con ngựa và bộ yên cương xinh xắn .Thiếp vội thay y phục thắng ngựa đi tham dự hội .Không may giữa đường thiếp làm rơi mất một chiếc giày , thế là thiếp gói chiếc giày con lại kia váo khăn rồi đi tiếp.Đến tận bây giờ thiếp vẫn không biết tại sao chàng lại lượm được chiếc giày đó của thiếp. Cũng nhờ đó mà bây giờ thiếp mới có diễm phúc làm vợ chàng.
Đột nhiên cả thân cau rung chuyển đưa thiếp trở về với thực tại .Thiếp vội hỏi dì thì dì nói là dì đuổi kiến .Thiếp chưa kịp xé cau thì cây đổ. Khoảng thời gian trước khi thiếp không còn biết gì nữa thì thiếp vẫn nhận ra chính dì đã âm mưu hại thiếp .Thiếp chợt cảm thấy bàng hoàng và hụt hẫng .Tại sao dì lại muốn hại chết thiếp , tại sao dì lại căm ghét thiếp đến thế , thiếp nào có tội tình gì.
Rồi toàn thân thiếp chợt đau đớn lạ thường . Đôi mắt thiếp từ từ nhắm lại và thiếp cảm thấy như thiếp được đưa tới một thế giới khác. Một cảm giác bồng bềnh xâm chiếm lấy thiếp . Thiếp không nhớ mình đã thiếp đi bao lâu nhưng khi mở mắt ra thì thiếp không còn là mình nữa mà là một con chim vành anh nhỏ bé . Thiếp đau đớn như ngàn mũi kim châm vào .Thiếp không muốn rời xa chàng , rời xa hình hài của thiếp .Thiếp đã khóc ,khóc cho số mệnh hẩm hiu của thiếp ,khóc trong lốt chim vành anh…Từ một con người bình thường như bao người khác nay lại trở thành con chim vàng anh thì làm sao mà thiếp không khỏi hụt hẫng chua xót .Nhưng thiếp cũng lờ mờ nhận ra bàn tay giúp đỡ của một thế lực siêu nhiên nào đó .Thiếp bay trở về hoàng cung với niềm hi vọng rằng chàng sẽ nhận ra thiếp hay chỉ là con chim nhỏ hót líu lo bên cạnh chàng.Cho đến khi chàng nói :”Vàng ảnh ,vàng anh ,có phải vợ anh chui vào tay áo”thì thiếp biết rằng chàng vẫn còn nhớ về thiếp.
Chàng nhận ra thiếp phải không dù cho thiếp không mang hình hài như trước đây? .Còn thiếp thì thiếp cảm nhận được tình yêu mà chàng dành cho thiếp.Thiếp đã phải mang hình hài vành anh, nhưng cho đến lúc này mà Cám nhất quyết không chịu buông tha cho thiếp .Cám đã bắt và ăn thịt thiếp rồi vứt lông ra ngoài vườn .Từ chỗ đó mọc lên hai cây xoan đào,hai cái cây mà chàng sai quân hầu mắc võng cho chàng. Với hình hài cây xoan đào thiếp chỉ còn có thể trở thành bóng mát để chàng nghỉ ngơi .Mặc dù thiếp không thể nói gì được dưới hình hài xoan đào và cũng không thể nào làm hại đến Cám nhưng Cám vẫn quyết loại bỏ thiếp đến cùng .Vào một hôm gió bão,những giọt mưa rơi xuống tán lá xoan lạnh buốt như cõi lòng thiếp bây giờ .Thiếp gửi bao nỗi niềm của thiếp vào những giọt mưa ấy . Tiếng mưa như tiếng lòng thiếp.Mưa gào thét .Mưa cuồng nộ Gió rít lên buốt giá .Tất cả hòa vào nhau như một cơn thịnh nộ của thiên nhiên.Cũng vào cái đêm mưa gió ấy ,chính Cám đã dùng dao chặt thiếp ra từng đoạn.Thiếp đau đớn nhưng thiếp không thể kêu cứu chàng, cũng không thể cầu cứu bất kì ai. Từng nhát dao oan nghiệt chặt từng cành xoan, đau đớn như chặt vào da thịt thiếp vậy, nhưng thiếp vẫn cố gắng không để cho Cám có thể tiêu diệt được thiếp .Cám mang thiếp đi đóng thành khung cửi.Vì quá tức giận nên thiếp đã hù dọa nó:”Cót ca cót két , lấy tranh chồng chị ,chị khoét mắt ra “.Cám không biết là thiếp chỉ tức giận Cám mà nói thế hay Cám nghĩ rằng thiếp có khả năng tố giác nó nên đã mang thiếp đi đốt thành tro bụi .Từng lưỡi lửa cuộn vòng lấy thiếp , nghiệt ngã lôi thiếp ra khỏi sự sống.Cám như ngọn lửa ấy , hung bạo ,quyết liệt giết chết thiếp .Cám quá độc ác nhưng dù sao nó cũng là chị em cùng cha khác mẹ với thiếp nên thiếp không nỡ lòng làm hại đến nó , vậy mà nó lại bức hại thiếp ,quyết liệt loại bỏ thiếp ra khỏi cuộc đời. Có lẽ nó muốn chắc chắn hơn nên đã mang tất cả phần tro bụi còn lại của thiếp ra khỏi hoàng cung , mang đi thật xa khỏi làng quê thiếp , mang đi thật xa khỏi chàng . Thiếp bị mang đến một nơi thật xa , nơi mà thiếp không tài nào biết được .Nhưng có lẽ só phận chưa muốn chàng và thiếp phải xa nhau mãi mãi nên từ chỗ tro bụi của thiếp mọc lên một cây thị.Con người thiếp một lần nữa lại biến hóa .Thiếp trở thành một trái thị tỏa hương thơm ngát. Cho đến một ngày , bà hàng nước ngửi thấy mùi thơm , ngẩng đầu nhìn lên và nói :’’Thị ơi thị , rụng vào bị bà , bà đem bà ngửi chứ bà không ăn’’ thì thiếp biết rằng thiếp đã gặp được người tốt thực sự .Thiếp thả mình vào bị của bà trao phó số mệnh thiếp vào tay con người ấy nhưng thiếp hi vọng lần này là lần cuối cùng thiếp phải bến hóa .Có lẽ thiếp đã lựa chọn đúng khi quyết định rơi vào bị bà hàng nước ấy .Ngày nào bà lão cũng đi chợ và khi ấy thiếp mới chui khỏi vỏ thị để phụ bà lão dọn dẹp nhà cửa .Thật hạnh phúc làm sao khi trở về với hình dáng con người
Như mọi ngày , khi bà lão ra khỏi nhà thì thiếp lại thoát mình ra khỏi vỏ thị để giúp bà dọn dẹp nhà cửa nhưng hôm nay thì bà lão đột nhiên trở về. Bà chạy ngay tới và ôm chầm lấy thiếp, xé vụn vỏ thị . Từ đó thiếp sống chung với bà lão và bà ấy coi thiếp giống như con gái bà .Tuy có được cuộc sống bình yên nhưng thiếp lúc nào cũng nhớ về chàng vì vậy thiếp luôn têm trầu cánh phượng mong có ngày nhờ nó mà chàng có thể tìm ra thiếp .Chàng thấy không , cũng chính nhờ nó mà ngày hôm ấy chàng đã gặp và nhận ra thiếp .Hạnh phúc như vậy là quá đủ với thiếp , thiếp không còn mong gì hơn nữa
Còn chuyện của Cám thì thực sự là thiếp rất buồn .Dù rằng Cám đã giết chết thiếp đến 4 lần nhưng dù sao Cám cũng là chị em với thiếp vì vậy xin chàng hãy vì thiếp mà đưa xác dì và Cám về lại quê hương mai táng đàng hoàng .Nữ tì của thiếp đã không biết ý thiếp mà hành động tùy tiện, thiếp không trách bởi cũng chỉ vì cô ấy thấy hết những việc làm độc ác của Cám dành cho thiếp .Thiếp không thể bảo toàn mạng sống của Cám nên di hài còn lại của Cám xin cho thiếp được mai táng cho nó thật tử tế.Tội của nó như vậy là đã đền trả xong xuôi rồi, ân oán đã hết từ đây.
Qua bao đau khổ , giờ đây thiếp chỉ mong sống phần đời còn lại của mình thật yên bình và hạnh phúc bên chàng mà thôi,Hoàng Đế của lòng thiếp.
Mọi thứ trên đời này đều có quan hệ nhân quả.Ở hiền gặp lành ,ở ác gặp ác

Na Hyun Jung
4 tháng 11 2016 lúc 19:52

Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu nhất trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Việt Nam. Qua cốt truyện về cô Tấm côi cút bị dì ghẻ và đứa em Cám cùng cha khác mẹ hành hạ tủi cực nhưng kết thúc lại có hạnh phúc, những sung sướng nhất định, các nghệ nhân dân gian phản ánh cuộc sống chiến đấu dai dẳng, gian nan và không cân sức giữa người lao động nghèo khổ và lực lượng thống trị. Họ chiến đấu với niềm tin sẽ chiến thắng cả một thế lực đen tối trong xã hội phong kiến ngày xưa. Mâu thuẫn giữa mẹ con Tấm Cám không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ gia đình mà còn là xung đột kịch liệt giữa cái thiện và cái ác.

Mâu thuẫn này không chỉ diễn ra trong khoảng thời gian cố định mà nó đã ngấm ngầm nảy sinh ngay từ lúc dì ghẻ thay quyền người mẹ yểu mệnh đáng thương của Tấm. Cô bé mồ côi tội nghiệp vấp phải cái quy luật nghiệt ngã nghìn đời:

“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ có thương con chồng”

Cảnh người cùng cực và cô thế nhất trong cái xã hội vốn đầy rẫy trái khoáng đẩy em bé gái nhỏ vào thế chông chênh, bơ vơ ngay từ bước đi chập chững đầu tiên trên con đường đời khúc khuỷu. Tấm là nạn nhân của chế độ phụ quyền: khi mà bố mẹ đã qua đời cả thì mọi quyền hành đều thuộc về tay dì ghẻ. Suy cho cùng thì gia đình chính là nguồi gốc của mọi khổ đau bủa vây lấy đời Tấm, gia đình không là mái ấm! Vừa là phận gái, vừa mồ côi, vừa chịu thế con riêng của chồng nên cái tủi nhục của Tấm càng chất chồng lên cao. Biết thân biệt phận, nhân vật hiền lành nhẫn nhục của chúng ta luôn chăm lo làm việc, sẵn sang “quần quật nửa ngày trời, mải miết hớt đầy giỏ tôm tép” chỉ để mong ước có được cái yếm đỏ, ước được sự cần thiết tối thiểu và chính đáng của cô bé. Thế mà ngay cả cái niềm vui con con của tuổi thơ bỗng chốc cũng trống hoác hệt như giỏ tép Cám đã tráo trở cướp công vậy. Người ta đã lấy đi công lao của mình để mà hưởng phần, Tấm biết nhưng biết làm gì hơn ngoài việc ngồi ôm mặt khóc tức tưởi? Tấm buộc phải tự thu hẹp ước mơ của mình lại trước khi bàn tay nhuốc nhơ kia bóp ngẹn lấy nó. Một con cá bống nhỏ sống sót y hệt như một đám than hồng còn sót trong tro nguội nhưng vẫn còn đủ hơi ấm để sưởi ấm niềm tin.

“Cái bống là cái bống bình,
Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi”.
“… Cái bống là cái bống bang,
Ăn cơm bằng sàng, uống nước bằng tay”.

Thân bống và thân Tấm có chung nỗi bất hạnh mà chỉ Tấm và bống mới đồng cảm với nhau được. Câu hát gọi bống ăn còn là cả lời chân tình đối với người bạn duy nhất thuở ấu thơ:

“Bống bống bang bang,
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”.

Một hạt cơm thừa từ bữa ăn ngon lành của mẹ con Cám thì vẫn là “cơm vàng, cơm bạc”, vẫn là mồ hôi nước mắt của con người luôn nâng niu mọi thứ xung quanh mình. Giết chết cá bống nào đâu chỉ đơn giản là để đáp ứng khẩu vị của bọn giàu sang? Chúng giết bống cốt là để dập tắt niềm hy vọng vốn đã vô cùng hiếm hoi của Tấm. Hòn máu đỏ đọng lại mãi không tan là hiện thân của tội ác không thể dung tha, là vết tích để lại cái chết oan tàn nhẫn. Và rồi Tấm cũng chỉ biết “bưng mặt mà khóc òa lên”, khóc căm hận và phẫn nộ nhưng vẫn không làm gì được. Một lần nữa nhờ đến Bụt, nhờ đến ông lão hiền lành, tốt bụng đã được dân gian hóa từ hình tượng Đức Phật, luôn xuất hiện trợ giúp Tấm trên con đường đến hạnh phúc, Tấm lại tự nhen nhóm ánh sang lẻ loi của niềm tin từ trong đống tro tàn. Thứ ánh sang đó cho dù Tấm mang cả tâm hồn mình ra để cha chở nhưng vẫn không cản nổi sự đày đọa của mẹ con Cám chủ ý giáng mạnh vào thân xác nhỏ bé của cô gái khát khao một lần được đi hội xuân. Bọn chúng trắng trợn trộn thóc với gạo nhằm dập tắt niềm vui được gia cảm với đời của Tấm. Và Tấm lại khóc ấm ức làm người ta thiết nghĩ nhân vật Tấm quá bị động, chị khóc từ đầu đến cuối chờ Bụt giúp. Ngay cả chi tiết nhà vua vô tình lượm được chiếc giày xinh xẻo Tấm làm rơi cũng quá phụ thuộc vào sự may rủi. Nhưng hãy cứ nghĩ lại mà xam, chẳng phải chi tiết Tấm ướm giày vừa như in tượng trưng cho sự đúng đắn và hợp ý lòng mình hay sao? Có lẽ, vô chừng trong thâm tâm Tấm đã sống cho cái quy luật muôn đời truyền tụng mà cô vẫn hằng ngày đặt niềm tin: “Ở hiền gặp lành”. Tấm vẫn phải sống để thấy được điều “lành” sẽ tới vớt mình như thế nào sau bao nhiêu năm “ở hiền” như vậy? Và bản tính lương thiện, đôn hậu đã đưa cô gái nghèo lên trên đỉnh cao của danh vọng, lên đến ngôi vị Hoàng hậu cao sang. Trước đó không lâu mẹ con Cám dè bỉu õng ẹo:

“Chuông khánh còn chẳng ăn ai,
Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!”

Chúng cho rằng Tấm chẳng thể thay đổi được cái trật tự giàu nghèo vốn đã được định đoạt. thế mới có cớ sự mụ dì ghẻ cũng hăng hái hớn hở ướm giày như các cô gái trẻ, và khi thất bại chúng sẵn sàng nhúng tay vào bất cứ tội ác nào.

Khi đã yên vị ở ngôi Hoàng hậu, Tấm nào ngờ có biết bao nhiêu ánh mắt hiểm độc đang hướng về mình. Và Tấm tiếp tục là nạn nhân bi thảm của tội ác, khi mà lắt léo cái lưỡi không xương, khi mà tay cầm dao vấy máu đến nơi miệng vẫn thơn thớt, nỉ non ngọt ngào: “Dì đuổi kiến cho con ấy mà!”. Cô Tấm hiền hậu đoan trang ngả xuống thì một co Tấm quyết liệt và mạnh mẽ lại sống dậy, trở về đòi cho bằng được hạnh phúc. Bốn lần hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị là những vật bình dị thân thương Tấm gửi gắm linh hồn mình trong đó; thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể tiêu diệt chịu chết một các oan ức của cái thiện mà đã vùng dậy mạnh mẽ. Oái oăm thay, cái thiện đứng dậy bao nhiêu thì cái ác cũng lấn lướt hòng dập tắt cái thiện bấy nhiêu. Có một lúc nào đó chúng tạm thời thắng thế bước lên lầu son gác tía của vương quyền, cung vua, những nơi không thuộc về chúng, chim chóc đến với chúng chỉ để nguyền rủa, tiếng võng trưa hè cũng cất lời đay nghiến chúng. Chúng bị dồn vào thế cô lập và phải đương đầu với cả một mặt trận công lý. Chúng ta không còn thấy Tấm khóc mà tự mình giành và giữ hạnh phúc sao cho bền chặt. Sự hóa thân trở về trần thế thể hiện mơ ước lớn lao về công bằng xã hội; không tìm hạnh phúc ở cõi Niết bàn cực lạc như thuyết luân hồi nhà Phật mà tìm và giữ hạnh phúc ngay ở cõi đời này. Sau bao lần thăng trầm trôi nổi, Tấm trở lại thiêng liêng, dường như Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu cái ác còn tồn tại, cô lừa Cám để tự mẹ con nó tìm đến cái chết. Kết thúc dẫu có hơi tàn bạo nhưng quả thật phù hợp với mong ước của nhân dân về sự trừng phạt kẻ thù thích đáng.

Tiếng hót chim vàng anh có nghĩa gì đối với trái tim những con người dã thú đầy máu độc, bong xoan đào rợp mát nào xoa dịu được lòng dạ ganh ghét, đố kỵ, tiếng khung cưởi giòn rã lại càng làm cho những trái tim gai góc sùng sục bạo tàn… Cái thiện càng bị áp bức, dồn đuổi đến đường cùng thì cái ác càng lộng hành thể hiện mâu thuẫn đối kháng không thể dung hòa, không khí căng thẳng nên xu thế buộc phải thay đổi. các tác giả dân gian không đi sâu vào việc phân tích tâm lý nhân vật mà thiên về miêu tả hành động và tính cách của nhân vật, kết hợp các yếu tố kỳ ảo cùng các câu văn vần góp phần thi vị hóa lời văn và cốt truyện được cố định.

Truyện được lưu truyền và gọt giũa qua thế gian, được nhiều người ưa thích và nghiền ngẫm, lôi được ra ánh sang hình thù, bản chất thô kệch, xấu xí của mẹ con Cám thể hiện hoài bão về lẽ tất thắng của cái thiện đối với cái ác cho dù có khó khăn đến đâu, có gian nan đến thế nào chăng nữa.

Tú Anh
Xem chi tiết
Linh Phương
25 tháng 10 2016 lúc 12:20

Giá trị nhân đạo trong chuyện cổ tích Việt Nam đó là : 1. Các nhân vật trong truyện cổ tích đều là nhân vật mồ côi, dị dạng,nghèo khó nhưng tốt tính,hay giúp đở người khác và thường bị người có quyền uy,ác độc bốc lột, hành hạ. Và những nhân vật mồ côi,... này sẽ được sự giúp đở của 1 đấng siêu nhiên ( điển hình là Bụt) giúp đở. Và sau này, những nhân vật này thường trở nên giàu có,hạnh phúc...Đó là giá trị nhân đạo, nó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về 1 cuộc sống mà người nghèo, người bất hạnh luôn được cưu mang giúp đở, luôn được thương yêu. Và những kẻ gian ác sẽ bị trừng trị đích đáng.(Tấm -Cám,Sọ Dừa) 2 Nhân đạo còn thể hiện ở chổ, tất cả các câu chuyện cổ tích đều kết thúc 1 cách có hậu.Kết thúc có hậu ở đây cũng là một sự nhân đạo, vì nó thể hiện lối sống của người Việt,luôn yêu thương con người, luôn mong muốn hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người sống tốt,"ở hiền thì sẽ gặp lành"

Thảo Phương
25 tháng 10 2016 lúc 17:29

1/ Mở bài: Dù vào đề trực tiếp hay gián tiếp, phải dẫn được nguyên văn nhận định của đề

2/ Thân bài

a/ Giải thích nội dung của đề

- Người dân thường là những người dân lao động bị áp bức trong xã hội. Họ xuất hiện trong truyện cổ tích với tư cách là em út, kẻ mồ côi, con riêng. Đó là những người thấp cổ bé họng trong xã hội.

- Nói truyện cổ tích quan tâm đến những người dân thường bị áp bức là muốn nói đến truyện cổ tích hướng sự phản ánh vào những con người thấp cổ bé họng đó.

- Truyện cổ tích đề cao người dân thưòng trong xã hội áp bức cũng có nghĩa là truyện cổ tích ca ngợi những phẩm chất cao quí của người bình dân.

Và như thế truyện cổ tích không chỉ nêu ra số phận bi thảm của những con người thấp cổ bé họng, mà nó còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người lao động

b/ Phân tích và chứng minh

*/ Truyện cổ tích quan tâm đến những người bình dân bị áp bức trong xã hội

_ Phân tích :

+Văn học phản ánh cuộc sống. Hiện thực đói khổ áp bức bất công không thể không dội vào văn học.

+ Người sáng tác bao giờ cũng gửi gắm tâm tư tình cảm của mình trong tác phẩm. Truyện cổ tích do những người bình dân sáng tạo. Cho nên nó phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống, số phận của họ.

_ Chứng minh :

+ Tấm con riêng bị mẹ kế đầy đoạ khổ ải ( Tấm Cám)

+ Thạch Sanh mồ côi không nơi nương tựa bị hất ra lề đường mà vẫn còn bị lừa gạt (Thạch Sanh)

+ Người em út bị anh chiếm hết tài sản (Cây khế)

*/ Truyện cổ tích đề cao những người dân thường trong xã hội bị áp bức .

_ Phân tích

+ Trong thực tế, người bình dân ở vào vị trí thấp cổ bé họng trong xã hội.

+ Họ có thể nghèo về của cải tiền bạc nhưng họ không nghèo về tình cảm con người. Sống trong cộng đồng làng xã, lại phải thường xuyên đối mặt với những gian nan vất vả của sống, hơn ai hết, họ hiểu giá trị của lao động, của nhân phẩm con người.

+ Chính họ đã tạo nên và duy trì những nguyên tắc đạo lý tốt lành. Vì vậy khi sáng tác truyện cổ tích, người bình dân cũng muốm qua đó đề cao giá trị nhân phẩm của người lao động, răn dạy nhau đói vẫn sạch, rách vẫn thơm

_ Chứng minh :

+ Trong tận cùng của sự đầy đoạ khổ ải Tấm vẫn hiện ra với tất cả sự cần cù nết na

+ Thạch Sanh dũng cảm nhân hậu

+ Cho dù tạo hoá không cho họ một hình hài đẹp đẽ, họ vẫn là người có nhân phẩm tài năng, thông minh (Sọ Dừa ).

Quan tâm đến số phận bi thảm của người bình dân, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người bình dân chính là giá trị nhân văn của truyện cổ tích.

3/ Kết luận: Nêu được ý nghĩa của truyện cổ tích đối với xã hội hiện nay...

Na Hyun Jung
4 tháng 11 2016 lúc 19:50

Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông wa câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

Sớm mồ côi cha mẹ, cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám. Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em. Cuộc sống cứ như thế trôi wa để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thuong nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng Cô yếu đuối wá cô Tấm àh! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.

Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoànng hậu và hạnh phúc sông cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng một buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quang bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H. Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit ??? Và thử tưởng tượng rằng một ngày nọ. . . Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rồi rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cai nón bảo hiểm.

Sếp đứng ở cổng, dịu dàng bắt tay từng người và hỏi lương có đủ sống không làm chị lao công xúc động nấc lên từng chập. Bản tin trên đài truyền hình cho biết giá cả đang giảm trong khi mỗi người ai cũng được tăng hai bậc lương khiến mấy chị nhà bếp vỗ tay rần rần.

Ở các khu phố, người ta gõ cửa từng nhà để tặng sách giáo khoa cho trẻ. Chỉ cần một tiếng ho là xe cấp cứu chạy đến tức thời. Mưa, người dân mở cửa cho khách bộ hành trú nhờ. Tụi nhỏ thích nghịch nước khóc rấm rứt vì không tìm đâu ra một đoạn đường ngập nước. Ông giám đốc công ty giải trí tức thời lên tivi hứa sẽ xây thật nhiều công viên nước miễn phí cho bọn trẻ. . .
Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiên thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

bài này có đc khaha

Nguyễn Cúc
Xem chi tiết
trần thị linh
8 tháng 10 2017 lúc 21:43

Trong kí ức của mỗi người, nhất là đối với những người học sinh như em thì một người bạn thân lại càng không thể thiếu. Thật đặc biệt là Đan- cô bạn thân từ hồi lớp 1 dến giờ vẫn học với em.

Đan là một cô bé có vóc dáng nhỏ bé cùng với nước da trắng trẻo, mịn màng. Khuôn mặt trái xoan với ánh mắt ngây thơ của một đứa trẻ, Đan luôn làm mềm lòng mọi người chỉ với một ánh nhìn. Đôi môi thì đỏ mọng, miệng lại luôn nở một nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, tưởng chừng như những hạt ngọc trai. Cô bạn này lại có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Giọng nói nghe rất ngọt và dịu dàng. Chính vì thế mà ở mỗi cuộc thi hát của trường, sự có mặt của bạn ấy là không thể thiếu. Giọng ca “cây nhà lá vườn” này đã đưa về cho lớp, trường rất nhiều giải nhất, nhì.

Trong lớp thì Đan có vẻ rất hiền lành, dễ tính nhưng trong học tập lại rất nghiêm túc. Những hoạt động của trường, lớp thì bạn luôn đứng đầu. Dù vậy, Đan vẫn coi việc học là cần thiết nhất. Với một cái đầu thông minh và tính toán nhanh nên bạn học môn toán rất giỏi. Đan luôn được thầy cô và bạn bè quí mến bởi học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè. Về nhà, ngoài giờ học, Đan luôn giành thời gian giúp đỡ cha mẹ. Ngoài sở thích đọc sách, Đan có một sở thích hơi bị kì quái là thích xem phim ma. Mỗi lúc rảnh rỗi là hai đứa lại hỏi thăm chuyện học tập, tâm sự chuyện buồn vui. Lần mà em bị cảm, Đan đã thể hiện mình thực sự là một người bạn tốt. Em đã phải nghỉ học hết hai tuần. Dù vậy Đan vẫn đến nhà em và giảng cho em từng bài toán, bài văn. Điều này đã làm em thực sự làm em cảm động. Khi em hết bệnh cũng là lúc hai đứa lại cùng nhau bước đi trên con đường đến trường. Con đường in lại những kỉ niệm vui, buồn của đôi bạn thân.

Đan luôn là một người bạn tốt không chỉ đối với em mà với cả mọi người. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để hai đứa mãi là bạn thân, đôi bạn cùng tiến.


Phan Trần Phương Khanh
Xem chi tiết
trần thị linh
11 tháng 10 2017 lúc 20:29

Đã từ lâu, tù trưởng Mtao Mxây nổi tiếng giàu có khắp vùng cao nguyên hùng vĩ. Hắn cậy thế mạnh nên cho đám đầy tớ đến cướp vợ tôi là Hơ Nhị mang về nhà trong lúc tôi đi vắng.

Nghe tin, tôi vội vã giắt dao vào thắt lưng, đi tìm hắn. Nhà Mtao Mxây rất lớn, đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đẩu cầu thang đẽo hình chim ngói. Ngôi nhà của lão tù trưởng này quả là đẹp. cầu thang rộng bằng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một ché rượu lớn vẫn không sợ chật.

Tôi bắc tay lên miệng gọi to: "Mxây xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!”. Mxây nói vọng ra: “Ta không xuống đâu. Tay ta còn đang bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà !”

Tôi tức giận thét lên: “Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà ngươi chẻ ra kéo lửa, ta hun cối nhà của ngươi cho mà xem!". Mxây biết tính tôi xưa nay nói là làm nên hoảng hốt hứa rằng từ từ sẽ xuống, chỉ xin tỏi đừng đâm hẳn lúc hắn xuống cầu thang. Tôi cười nhạt bảo rằng đến con lợn nái của hắn ở dưới đất tôi cũng chẳng thèm đâm nữa là.

Mtao Mxây buộc phải ra mặt. Bà con trong buôn kéo đến xem rất đông. Cái khiên của hắn tròn như đầu cú, lưỡi gươm của hắn óng ánh bày sắc cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một hung thần. Hắn đóng cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một cái ảo dày nút, đi từ nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo giữa một đám đông mịt mù như sương sớm.

Tôi thách thức: “Ngươi múa trước đi!”. Hắn đáp: “Ngươi mới là người mua trước. Ta như gà làng mới mọc cựa kli-ê, như gà rửng mới mọc cựa ê-chăm chưa ai giẫm phải mà đã gãy mất cánh". Tôi giục thêm lần nữa, Mtao Mxây rung khiên múa. Cái khiên của hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô. Mặc cho hắn múa, tôi không nhúc nhích. Tôi bật cười khinh bỉ: “Ngươi múa một mình, múa kêu lạch xạch như quả mướp khô. Miếng múa ấy, ngươi học ai vậy? Ngươi múa chơi đấy phải không?".

Chạm tự ái, Mtao Mxây trả lời: “Ta học ai à? Có cậu, ta học cậu. Có bác, ta học bác. Có thần Rồng, ta học thần Rồng". Tôi khiêu khích: “Thế ư? Ta thì đâu có cậu mà học cậu, đâu có bác mà học bác! Chỉ cỏ hai ta đây, ngươi múa đi ta xem nào!”. Mxây hùng hổ quát: “Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen xéo nát đất đai thiên hạ hay sao?”. Tôi chỉ thẳng vào mặt hắn : “Vậy thì ngươi hãy xem ta đây!" rồii vung khiên múa. Một lần xốc tới, tôi vượt qua một quả đồi. Một lần xốc tới nữa, tôi vượt một đồi lồ ô. Tôi chạy vun vút sang phía Đông, sang phía Tày. Còn Mtao Mxây thì bước cao bước thấp chạy hết bãi Tây lại sang bãi Đông. Hắn vung dao chém phập một nhát nhưng lại trúng cái chão cột trâu. Tôi chế giễu hắn: “Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gi ?".

Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu, nhưng tôi đã đớp được miếng trầu ấy và nhai ngấu nghiến. Sức mạnh trong tôi tăng lên gấp bội. Tôi bảo Mxây: “ Bây giở ngươi lại chạy, ta đuổi coi !”. Hắn bỏ chạy, tôi rượt theo, vừa rượt vừa múa khiên. Trên cao, gió thổi như bão. Tôi múa dưới thấp, gió như lốc cuốn. Chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụi. Tiếng khiên của tôi vang lên như tiếng khiên đồng, khiên kênh. Tôi chạy nước kiệu. quả núi ba lẩn rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Cây giáo thần chứa đầy những oan hồn của tôi nhắm đùi Mtao Mxây phóng tới. Tôi đâm trúng đùi hần nhưng đùi hắn không thủng. Tôi đâm trúng người hắn, người hắn cũng không thủng. Tôi đã thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ và mơ thấy ông Trời. Tôi than thở: “Ối chao, chết mất thôi, ông Trời ơi! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn!”, ông Trời bảo: “Thế ư, cháu? Vậy thl cháu hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”. Tôi bừng tỉnh, chộp ngay cái chày mòn, ném trúng vào vành tai kẻ địch. Cái giáp của Mtao Mxây tức thì rơi loảng xoảng. Hẳn tháo chạy. Hắn tránh quanh chuồng lợn, tôi phá tan chuồng lợn. Hắn tránh quanh chuống trâu, tôi phá lan chuồng trâu. Cuổi cùng, hắn mệt quá ngã lăn quay ra đất.

Hắn lạy van rối rít: “Tha cho ta, ta sẽ làm lễ cầu phúc cho ngươi một con trâu, ta sẽ cho ngươi thêm một con voi!”. Tôi chưa nguôi cơn giận, liền vặn hỏi hắn: "Sao ngươi lại cúng trâu cầu phúc cho ta? Chẳng phải vợ ta ngươi đã cướp, đùi ta ngươi đã đâm rồi sao?”. Dửt lời, tôi cắt đầu Mtao Mxây đern bêu ngoài đường rồi hỏi bà con, tôi tớ trong buôn làng của hắn là có bằng lòng di theo tôi không. Mọi người đồng ý. Tôi hô to: “ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào!". Đoàn người đông đúc ủn ùn kéo theo sau tôi đông như kiến tha mồi.

Thế là từ đó, tôi trở thành tù trưởng giàu có nhất, hùng mạnh nhất. Tôi mở tiệc tùng linh đinh, ãn uống đông vui kéo dài suốt cả mùa khô. Cho đến lúc rượu đã nhạt, ché đã phai thl khách mới lần lượt ai về nhà nấy.


Diễm Phương
Xem chi tiết
Diễm Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 10 2017 lúc 15:19

Trong cuộc sống hiện nay, bao quanh con người có nhiều vấn đề để nói đến, nào là tệ nạn xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường và một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là những thói hư tật xấu của con người đang làm cuộc sống mất đi ý nghĩa của nó, trong đó có việc chủ quan. Con người chủ quan về rất nhiều điều trong cuộc sống, người lớn chủ quan ra đường không đội mũ bảo hiểm, nghĩ là sẽ không có công an, trẻ em thì lại ham chơi, dán mắt vào cái màn hình ti vi hay máy tính thay vì học bài thế là lên lớp chỉ có những con điểm kém,... Đó là chủ quan chứ còn gì nữa? Tình trạng con người chủ quan với những điều xung quanh mình ngày càng nhiều, họ có biết đầu, lâu dần , nhiều dần nó sẽ thành một thói quen khó sửa và đến khi họ cần làm gì đó để cứu chính bản thân mình, gia đình và sự sống thì lại bị những cái thói quen đó, cái tính chủ quan đó làm hại. Người ta hay câu, "nước đến chân rồi chạy" , nhiều người nghĩ rằng việc đó không cần thiết nhưng đến jhi biết nó rất cần thiết, muộn rồi thì mới làm. Vậy thì đã tự hại mình? Rồi hậu quả thì thật tai ương, học sinh điểm kém, người lớn bị phạt tiền, cuộc sống luôn bị đe dọa bởi những điều tương lai ập đến,.. Vì thế, ngay từ bây giờ chúng ta cần phải bỏ đi tính chủ quan, thay vào đó là hàng loạt tính tốt kèm theo thói quen có lợi để cuộc sống hòa bình, văn mình và an toàn hơn.

_________Nguồn: Tự làm__________

Hien Than
Xem chi tiết
๖ۣۜMạnh ๖ۣۜChâu
15 tháng 10 2017 lúc 4:47

– Hùng ơi! Sao lâu thế? Muộn học mất rồi. -…?

– Tớ xin lỗi vì đã để cậu phải đợi lâu. Tặng cậu nhân ngày sinh nhật. Tôi thật bất ngờ khi Hùng dúi nhanh vào tay tôi một đôi dép mới.

Nhoẻn miệng cười, tôi nói:

– Sao hôm nay bày vẽ thế. Cậu định chuộc lại lỗi lầm hôm trước hay sao?

Tôi nói ra câu ấy cốt là chỉ nói đùa thôi. Ấy vậy mà không ngờ mặt Hùng xịu hẳn đi. Trông cậu, tôi hối tiếc về những gì mà mình vừa mới nói.

Câu chuyện xảy ra hai tháng trước đây khi tôi với Hùng từ một đôi bạn vô cùng thân thiết trở nên đối nghịch. Hùng với tôi không cùng xóm nhưng chúng tôi làm bạn với nhau từ khi bước vào lớp một. Từ đó trở đi năm nào chúng tôi cũng học cùng lớp với nhau, ngồi cùng bàn với nhau và chia sẻ với nhau tất cả.

Tình bạn của chúng tôi cũng bởi thế mà bền chặt và thân thiết lắm. Cuộc sống cứ thế trôi đi thật đẹp nếu không có chuyện lớp tôi xảy ra liên tiếp những vụ mất tiền. Trong gần một tháng hơn một triệu đồng bỗng nhiên không cánh mà bay. Nạn nhân là gần chục bạn lớp tôi, trong đó Hùng bị mất nhiều hơn tất cả.

Không khí ở lớp từ hôm xảy ra chuyện mất tiền bỗng nhiên trở nên căng thẳng. Cô chủ nhiệm rồi cả đoàn thanh niên cũng vào cuộc mà không thể nào tìm ra thủ phạm. Ở trường chúng tôi cũng chịu nhiều áp lực. Một lớp chọn với toàn những học sinh ưu tú mà lại xảy ra chuyện không hay như thế thì tránh sao khỏi những cái nhìn và sự chê bai của các bạn lớp bên. Cứ thế nội bộ lớp tôi bắt đầu lục đục. Một số mối quan hệ có nguy cơ rạn nứt và đổ vỡ. Dẫu vẫn biết “một mất mười ngờ” nhưng rõ ràng không thể không bực giận khi mình tự nhiên bị cả lớp hoài nghi.

Gần một tháng đã trôi qua vậy mà chuyện ở lớp vẫn không hề tiến triển. Hôm ấy, vẫn như thường lệ, tôi đi học và qua cổng nhà Hùng. Thế nhưng mới gặp tôi, Hùng đã nói:

– Có lẽ từ nay tao chẳng nên tin ai cả.

Tôi nghe thấy lạ, bèn hỏi lại:

– Cậu nói thế nghĩa là sao?

Hùng lạnh nhạt:

– Chẳng sao cả. Có vậy mà còn không hiểu hay sao?

Câu nói của Hùng đáp hẳn vào nhân cách của tôi. Nhưng tôi chưa kịp phản ứng gì thì Hùng quay ngoắt đầu xe đi thẳng.

Vậy là đã rõ, Hùng đã nghi ngờ cả bản thân tôi. Tôi buồn lắm, rệu rã đạp xe tới cổng trường, cắp cặp vào lớp ngồi bên người bạn thân cả buổi mà không dám bắt lời. Mỗi khi tôi trộm nhìn sang, vẻ mặt Hùng lại ánh lên sự bất cần và thách thức. Buổi học hôm ấy trôi qua căng thẳng, chậm chạp và mệt nhọc.

Tan học, lần đầu tiên từ khi bước vào ngôi trường mới, tôi một mình đạp xe vội vã về nhà. Mệt mỏi và chán nản, tôi nằm vật ra giường. Chẳng lẽ tình bạn đẹp đẽ của chúng tôi lại đổ vỡ một cách đơn giản thế ư? Không thể được! Tôi phải nghĩ và phải làm rõ “vụ án” này để chứng minh cho sự trong sạch của mình và quan trọng hơn là để cứu vãn tình bạn của chúng tôi.

Những ngày sau đó là những kỷ niệm rất buồn đối với tình bạn của chúng tôi. Tôi không nói và như thế Hùng càng có lý để ngờ vực gian trá của tôi. Nhưng tôi không chấp nhận, tôi cùng một vài bạn nam trong lớp đã lập thành một nhóm quyết tâm phá vụ án này. Không nghi ngờ bạn nào trong lớp, chúng tôi hướng mũi điều tra vào một số người hay qua lại lớp mình. Không ngờ, chỉ không đầy năm buổi học chúng tôi đã tóm được ngay thủ phạm. Tất cả thế là đã rõ, thủ phạm lấy cắp tiền không phải là học sinh của lớp tôi. Những căng thẳng trong lớp tự nhiên không còn nữa, bạn bè lại hòa nhã và vui vẻ với nhau.

Cũng sau hôm ấy, Hùng đã đến tận nhà tôi và xin lỗi. Tôi chỉ cười và nắm chặt hai bàn tay của nó. Tôi không bao giờ ngờ được giữa tôi và Hùng lại có những ngày như thế. Nhưng quả thực sau tất cả những chuyện này, tôi lại cảm thấy càng yêu quý nó hơn…

– Tớ… tớ cảm ơn và xin lỗi cậu. Tớ chỉ đùa thôi.

Hùng không nhìn thẳng vào tôi:

– Tớ biết mình có lỗi và tớ ân hận lắm. Tớ chỉ mong từ bây giờ cậu vẫn coi mình là bạn.

– Cậu ngốc lắm. Tớ có suy nghĩ gì đâu! Tôi an ủi.

Thế đấy kỷ niệm của tôi và Hùng là thế. Đúng là hạnh phúc là một sự đấu tranh. Hay nói đúng hơn, sau những gian nan ta mới hiểu hết ý nghĩa của hai từ hạnh phúc. Tôi tự hào về người bạn của tôi. Tôi yêu quý cả sự ngây thơ và chân thành của nó.



Linh Kiều
Xem chi tiết
Diệu Huyền
3 tháng 10 2019 lúc 6:58

Tham khảo:

Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu sẽ trở thành sự thật? Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và luôn nhớ khoảnh khắc kỳ diệu mà giấc mơ đã đem đến cho tôi.

Hôm ấy là một buổi tối cuối tuần, trời đầy sao và gió thì dịu nhẹ. Tôi nằm trên trần nhà mơ mộng đếm những vì sao. Bỗng nhiên tôi thấy cả không gian như bừng sáng. Trong vầng hào quang sáng lấp lánh, ông tôi cười hiền từ bước về phía tôi. Tôi sung sướng đến nghẹt thở ngắm nhìn gương mặt phúc hậu, hồng hào và mái tóc bạc phơ của người ông yêu quí. Ông tôi vẫn thế: dáng người cao đậm, bộ quân phục giản dị và cái nhìn trìu mến! Tôi ngồi bên ông, tay nắm bàn tay của ông,tận hưởng niềm vui được nâng niu như thuở còn thơ bé... Tôi muốn hỏi những ngày qua ông sống như thế nào? Ông ở đâu? Ông có nhớ đến gia đình không... Tôi muốn hỏi nhiều chuyện nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.

Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa ông vẫn kể. Giọng ông vẫn thế: rủ rỉ, trầm và ấm. Ông hỏi tôi chuyện học hành, kiểm tra sách vở của tôi. Đôi mày ông nhíu lại khi thấy tôi viết những trang vở cẩu thả. Ông không trách mà chỉ ân cần khuyên nhủ tôi cố gắng học tập chăm chỉ hơn. Ông nhìn tôi rất lâu bằng cái nhìn bao dung và khích lệ. Ông còn bảo những khát vọng mà ông làm dang dở,cháu hãy giúp ông biến nó thành hiện thực. Những khát vọng ấy ông ghi lại cả trong trang giấy này. Muốn làm được điều ấy chỉ có con đường học tập mà thôi...

Ông dẫn tôi đi trên con đường làng đầy hoa thơm và cỏ lạ. Hai ông cháu vừa đi vừa nói chuyện thật vui. Ông bảo đến chợ hoa xuân, ông muốn đem cả mùa xuân về căn nhà của cháu. Ông chọn một cành đào, cành khẳng khiu nâu mốc nhưng hoa thì tuyệt đẹp: màu phấn hồng, mềm, mịn và e ấp như đang e lệ trước gió xuân. Nụ hoa chi chít, cánh hoa thấp thoáng như những đốm sao. Tôi tung tăng đi bên ông, lòng sung sướng như trẻ nhỏ. Ông cầm cành đào trên tay. Có lẽ mùa xuân đang nấp cả trong những nụ đào e ấp ấy... Xung quanh ông cháu tôi, kẻ mua, người bán, ồn ào và náo nhiệt. Họ cũng đang chuẩn bị đón xuân về!

Tôi đang bám vào tay ông, ríu rít trò chuyện về những ngày xuân mới sắp đến, chợt nghe tiếng mẹ gọi rất to. Tôi giật mình tỉnh dậy, thấy mình vẫn đang nằm trêm trần nhà. Lòng luyến tiếc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ thôi...

Giấc mơ chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu đáp ứng niềm mong nhớ của tôi. Tôi nuối tiếc song cũng học được nhiều điều từ giấc mơ đó. Và quan trọng nhất là tôi được gặp ông, được ông truyền cho niềm tin và sự nỗ lực cố gắng thực hiện những ước mơ của chính mình.

Thảo Phương
9 tháng 10 2019 lúc 18:28

Kỷ niệm, cũng giống như những phím đàn - khi chạm tay vào, âm thanh sẽ ngân lên, nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt vời, mà có cái hay, cái dở, cái muốn nhớ, cái lại thích xóa đi. Với em điều đáng nhớ nhất trong đời học sinh là chút kỷ niệm về thầy.

Cô nhỏ nhướn mày lên, nhìn xuống đồng hồ đeo tay, rồi dõi mắt ra ngoài cửa lớp. Nơi dãy hành lang dài đang im ắng, chờ đợi, lắng nghe tiếng giày gõ nhịp để thầm đoán: thầy hay cô? Giờ Toán của lớp 8/1 hôm nay thay đổi giáo viên. Cô giáo cũ nghỉ hộ sản. Thầy giám thị thông báo sẽ có giáo viên mới đến thay. Mười lăm phút trôi qua nhanh chóng trong sự sốt ruột của học trò. Phía cuối lớp có ai nghịch ngợm ngân nga: "Mười lăm phút đồng hồ, buồn nhớ Toán thấy mồ, buồn như con cá rô... đang trôi... vào tô..."

- Nghiêm!

Giọng trưởng lớp vang to, khá oai (nhờ to con). Thầy giám thị xuất hiện. Gần một trăm con mắt học trò đen láy đổ dồn về phía cửa. Thấp thoáng phiá sau thầy là một bóng dáng lạ, chắc "ông" thầy Toán mới ?!!. Ô, nhưng sao mà... giống học trò quá đỗi!!!

Thầy giám thị cười khá tươi:

- Xin giới thiệu với các em, đây là thầy T sẽ phụ trách môn Toán lớp 8/1 thay cho cô N...

Một tràng pháo tay ngưỡng mộ (?) vang lên như mưa rào tháng sáu. Thầy T mỉm cười gật nhẹ đầu "chào các em thân mến!". Ôi chao, hai má thầy sao mà đỏ như màu xác pháo, cặp kính cận suýt chút nữa rơi khỏi sóng mũi. Chắc vì cảm động trước "thịnh tình" của lũ học trò cỡ... hoa khôi đến hai phần ba lớp, dành cho!

Trước khi trở về văn phòng, thầy Giám thị còn "ân cần dặn dò":

- Các em phải học cho ngoan. Nhớ là không được phá thầy!

Ôi! Lời "đe nẹt" ấy không phải là không có duyên cớ. Bởi vì, con gái 8/1 có truyền thống mấy mùa tuy thông minh, học giỏi, đẹp người, tốt hạnh kiểm nhưng... chuyên nghịch ngợm cũng đứng vào hàng... quái chiêu! Thầy cô thương cũng lắm, mà dở khóc, dở cười cũng nhiều. Không biết trước khi vào lớp, thầy T đã "nghiên cứu lý lịch" học trò chưa mà... ngó bộ thầy "bình tĩnh rồi ... run" thấy rõ.

Sau màn tự giới thiệu rất "dễ sương" - Sinh viên năm cuối Đại Học Khoa học tự nhiên (bằng cái giọng mà phong thái điệu đà như con gái). Thầy vui vẻ đòi ... kiểm tra bài cũ. Bốn mươi mấy cái miệng than trời cùng lúc vẫn không làm thay đổi được quyết định "sắt đá" của thầy. Thầy cầm quyển sổ điểm dò tên (sao thầy không chịu nhìn vào sơ đồ lớp nhỉ?!) rất lâu, hai bàn tay run run (chắc do bị học trò "chiếu tướng" khá kỹ). Khi cây viết đỏ hạ xuống gần giữa sổ, một cái tên được xướng lên:

- Trần Thị L.N.

Cả lớp im phăng phắc theo từng bước đi "dịu dàng" của N., để rồi sau đó hai phút, bổng nổ ra một trận cười bom dội - N là một cô gái có dáng dấp "oai phong" của một vận động viên bóng rỗ. Cao 1m65, học trễ hai năm nên rất đáng mặt đàn chị so với cả lớp: Trong khi thầy T ốm nhom, chiều cao chỉ khoảng 1m60 hay 1m62 gì đó (cộng luôn bề dày đế của đôi giày da mũi nhọn rộng quá khổ chân). Một sự tương phản khá hài hước. Thầy T điếng người, mặt đỏ như người say nắng biển, vội vã hỏi dăm ba câu lấy lệ rồi "mời" em N về chỗ. Quyển sổ điểm được gấp lại vội vàng và bài học mới bắt đầu cũng rất nhanh chóng...

Cái sự khởi đầu nan ấy rồi cũng qua mau, rồi mọi chuyện cũng biến thành kỷ niệm. Mà kỷ niệm lại bắt đầu từ sự nhiệt tình khá ngây ngô của cả thầy lẫn trò, lúc hai bên biết "hợp đồng tác chiến" trong những giờ học Toán.

Em còn nhớ một lần, thầy T có hứa sẽ dựng mô hình cho một bài toán hình học không gian khó nuốt, để học trò dễ hình dung hơn là nhìn vào hình vẽ. Vậy mà, hai lần, ba lượt thầy ... cứ quên. Lúc thì... thầy bận... học, lúc lại bận soạn bài cho môn dạy, lúc làm xong rồi nhưng... để quên ở... Ninh Hòa!!! Lần cuối cùng, thầy nhớ đem theo, mà xe đò đông quá, thiên hạ chen nhau làm hỏng mất mô hình của thầy!! Học trò đâu chịu tin! Học trò đòi thầy dựng mô hình ngay tại lớp. Thầy bối rối "huy động" thước kẻ với số lượng tối đa, "chấm" các em bé bỏng ở hai dãy bàn đầu (trong đó có cô nhỏ dễ thương) lên giúp thầy ... dựng mô hình. Trời đất! Năm bảy mái tóc thề, hơn một chục bàn tay nho nhỏ, cộng thêm thầy đứng vây quanh chiếc bàn thầy giáo thì... còn ai nhìn thấy được gì! Vậy là... thầy cho học trò xếp hàng một, theo từng dãy bàn có trong lớp, từ từ tiến về phía "mô hình sinh động" tham gia theo kiểu "cưỡi trực thăng... xem hoa". Vậy mà vui ghê gớm, vậy mà rất hoà bình. Cả thầy lẫn trò không ai thấy được nét ngây ngô, khờ khạo trong hành động của mình, mà còn xem như đó là một "kỳ tích" của thứ chỉ số IQ thuộc vào loại thông minh?

Nhưng không phái lúc nào cũng hòa bình. Rồi cũng có lần, thầy nổi giận hét to như ... "Trương Phi" chỉ vì chút nghịch ngợm đi quá đà của lũ học trò thơ dại, tinh nghịch. Khiến học trò rơm rớm nước mắt tủi hờn. Còn thầy bất chợt dịu xuống như ... giọt nắng cuối thu để hỏi một câu thật dễ "Ký kết hiệp ước hoà bình":

- Ôi, sao bỗng dưng các em ngoan quá vậy?

Vâng, thầy T của em là vậy đó - người không biết giận lâu, người rất dễ quên hờn, dễ nhập cuộc với áo trắng ngu ngơ. Thầy như một chiếc lá, vô tình vờ rơi xuống mặt nước hồ đang dao động của tuổi học trò, góp thêm một con sóng giao thoa nhỏ bé, rồi lại theo gió cuốn bay đi ... Thầy dạy chưa hay, giảng bài chưa hấp dẫn. Chúng em biết vậy, nhưng học trò không chê, mà mặc nhiên chấp nhận như một thứ kỷ niệm, xếp bên cạnh những tầng lớp kỷ niệm phải có trong tuổi ngây thơ, đáng quý của tuối học trò. Thầy T rất hẳn nhiệt tình (dẫu rằng thầy càng nhiệt tình giảng giải, học trò càng... nhiệt tình ngơ ngác!). Bởi đối với thầy T, tất cả những gương mặt trong sáng ngồi bên dãy bàn học bằng gỗ dưới kia, đều được thầy xếp đồng đẳng bằng một cái "mác" học trò đơn giản. Chúng như một quần thể tập hợp từ những cá thể lạ lẫm mà thầy đang có nhu cầu khám phá và ghi nhớ. Nhu cầu hòa nhập để vô tư yêu mến, bỏ qua những cái mà thiên hạ âu yếm gọi là danh vị, tiền tài của mẹ cha chúng bên ngoài xã hội ...

Nếu có ai bảo học trò 8/1 ngày ấy - Hãy chọn ra một nhân vật kỳ lạ nhất trường. Cô nhỏ năm xưa tin chắc, cả lớp sẽ đồng lòng bỏ phiếu cho thầy - Thầy T, thầy Toán lớp em.

Ai bảo học trò ngày xưa khác với ngày nay? Đâu có, khá giống nhau đấy chứ (khi nhìn theo một khía cạnh muốn nhìn!). Họ cũng thích cóp nhặt kỷ niệm, hình thành từ những mảnh pha lê rơi rớt (dẫu không tròn trịa) trong suốt khoảng đời còn làm... "Cái thứ ba... danh tiếng..."