Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đồng Nai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 146
Điểm GP 27
Điểm SP 98

Người theo dõi (27)

Đang theo dõi (38)

Phạm Thu Thủy
Cảo TH
Nguyễn Anh Thư

Câu trả lời:

Tôi vừa đưa chiếc xe đạp vào khoảng sân hẹp thì đã nghe vọng ra tiếng cười giòn giã của bố tôi và một vị khách. Đó chắc chắn là một vị khách quý bởi vì ít khi có sự ồn ã, sôi động như thế ở người cha hiền hậu nhưng lúc nào cũng lặng lẽ của tôi.
Tôi bước vội vào nhà. Bố tôi cùng người khách hướng ánh nhìn rạng rỡ, trìu mến đón tôi:
_ Con gái, đây là bác Trung Trực, bạn học hồi trung học với bố, lại cùng bố nhập ngũ. Bác là chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa đấy con ạ!
Bác Trực trạc tuổi bố tôi. Khuôn mặt bác cương nghị nhưng lại rất đôn hậu. Đôi mắt tuy đã hằn nhiều vết chân chim nhưng vẫn ánh lên những tia vui vẻ và trìu mến. Tôi có đang nằm mơ không nhỉ? Tôi vừa học xong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Những lời thơ, những lời cô giảng và hình ảnh người chiến sĩ lái xe dũng cảm, kiên cường cứ đọng mãi trong tâm trí tôi. Giờ đây, tôi đang được đứng trước một người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đích thực. Thật là một may mắn không ngờ. Tôi cuống quýt:
_ Bố ơi! Bác ơi! Con có thể được ngồi với bố và bác một lát để biết thêm về những ngày tháng chiến đấu năm xưa được không ạ?
Bác cười và đáp:
_ Sao lại không? Đó là khoảng thời gian đẹp nhất của bố cháu và bác.
_ Thưa bác, bác chính là người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, người lính mà cháu đã được học trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, phải không bác?
_ Ồ, bài thơ ấy nổi tiếng lắm cháu à. Ngày đó, có lẽ lính lái xe Trường Sơn ít ai là không biết bài thơ ấy. Nó nói hộ phần nào khát vọng chiến đấu, những gian khổ, lòng dũng cảm và sự lạc quan của những người lính như bác.
_ Chính bác cũng đã từng lái những chiếc xe không kính ấy phải không ạ?
_ Không phải “đã từng” đâu cháu ạ. Mà là bác luôn lái những chiếc xe bị xước, bị va đập, bị bom đạn làm cho rơi vỡ, méo mó những bộ phận bên ngoài như thế. Chiến tranh mà! Để bác kể rõ hơn cho cháu hiểu nhé. Ngày đó, bác lái xe tải, cùng đồng đội chuyên chở lương thực, thuốc men, khí tài,… vào chiến trường miền Đông Nam Bộ. Có những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, gian khổ lắm cháu ạ. Nhất là những đoạn đường xuyên qua dãy Trường Sơn, giặc bắn phá rất dữ dội. Chúng muốn san phẳng tất cả, cắt đứt con đường huyết mạch nối liền Bắc Nam ấy. Tiểu đội xe của bác ban đầu được trang bị toàn xe mới để phục vụ mặt trận. Lúc đó, xe có kính như muôn vàn chiếc xe khác. Nhưng ngày nào xe cũng lao đi giữa bom gầm, đạn nổ khiến kính rạn vỡ, mất dần hết cả. Rồi cả mui xe cũng bị đạn pháo cày hất tung lên. Thùng xe va quẹt nhiều cũng chằng chịt vết xước. Chẳng còn chiếc xe nào còn nguyên vẹn cháu à.
Tôi vẫn còn tò mò, tiếp tục hỏi bố:
_ Lái xe không kính, không mui, không đèn như thế chắc nguy hiểm lắm bác nhỉ?
Bác sôi nổi tiếp lời:
_ Nguy hiểm lắm, cái sống cái chết lúc nào cũng trong gang tấc. Lái xe không kính thì mối nguy hiểm gần nhất là bụi đấy. Đường Trường Sơn mùa khô bụi cuốn mù trời sau làn xe chạy. Bụi cuốn vào mặt, vào quần áo. Bụi dày đặc đến mức mắt cay xè, không thể mở nổi. Lúc ấy, râu, tóc, quần áo và cả xe rực lên một màu đất đỏ Trường Sơn. Rồi cả mưa nữa chứ. Mưa Trường Sơn thường bất ngờ. Đang bụi bám đầy thì bỗng cả người nặng chịch vì ướt sũng nước mưa. Mưa xối xả quất vào người, vào mặt, vào mắt. Những làn nước cay xè, buốt rát khiến việc lái xe khó hơn gấp trăm ngàn lần. Thế nhưng, những người lính lái xe như bác không bao giờ dừng lại, luôn phải tranh thủ tránh giờ cao điểm cháu ạ. Cũng vì xe không kính nên mưa gió vứt vào cabin đủ thứ, nào là lá rừng, nào là cành cây gãy, … Bác đã bao lần bị cành cây cứa vào mặt, vào tay cầm vô lăng, đau rát vô cùng. Gian khổ là thế đấy cháu! Mỗi chuyến chở hàng về tới đích thật sự là một kỳ tích. Vậy mà ký tích vẫn luôn xuất hiện đấy!
Bác mỉm cười, khuôn mặt ánh lên vẻ rạng rỡ và tự hào. Lời bác kể như chất chứa bao nhiệt huyết, bao sôi nổi của một thời tuổi trẻ nơi chiến trường. Bác dường như đang được sống lại những phút giây lịch sử ấy. Không hiểu sao ngay lúc này, những lời thơ của Phạm Tiến Duật lại ùa về, ngân nga trong lòng tôi. Đó chính là một thực tế ở chiến trường ngày ấy. Thế mà, những người lính cụ Hồ vẫn tràn đầy lạc quan, yêu đời, và tin tưởng vào một ngày mai chiến thắng.
Tôi chợt thấy bác Trực trầm ngâm, ánh mắt xa xôi như đang lạc trong dòng hồi tưởng. Còn bố tôi thì ngồi lặng lẽ, khuôn mặt đầy vẻ xúc động. Bác Trực chợt nói:
_ Xe không kính thế mà lại hay cháu ạ. Gặp bạn cũ, gặp đồng đội, gặp đồng hương đều tay bắt mặt mừng qua ô kính vỡ. Giữa đại ngàn mênh mông, bác chợt thấy lòng mình ấm lại vì được chiến đấu bên cạnh những đồng chí yêu thương.
Giọng bác chợt rung lên, đầy xúc động:
_ Cháu không thể hiểu tình đồng chí thiêng liêng, quý giá thế nào với người lính các bác đâu. Dừng xe, ghé vào một bếp Hoàng Cầm, chỉ cần thêm bát thêm đũa là thấy thân thuộc như anh em một nhà. Dù chốc lát nữa thôi, mỗi người sẽ đi mỗi hướng, có khi chẳng bao giờ gặp lại nhau giữa chiến trường ác liệt. Bác và ba cháu có thể trở về hạnh phúc bên gia đình, nhưng bao nhiêu đồng đội của bác đã ngã xuống. Có một đồng đội của bác đã hy sinh ngay sau vô lăng vì quyết tâm lái xe vượt qua làn đạn dù đang bị thương nặng. Ngày ấy, khẩu hiệu “Yêu xe như con, quý xăng như máu” luôn khắc ghi trong tim những người lính lái xe. Dù có hy sinh, các bác vẫn quyết tâm bảo vệ xe và hàng.
Bác chợt im lặng. Không khí cả căn phòng bỗng chốc trở nên thật trang nghiêm.
_ Cháu gái của bác, hai câu cuối của bài thơ có phải là:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Chiến tranh đã qua lâu rồi, nhưng cho đến tận hôm nay, bác và bố cháu không phút nào quên được mình đã từng là người lính. Bác rất tự hào vì mình đã là người lính lái xe Trường Sơn năm xưa, đã tham gia chiến đấu góp phần giành độc lập tự do cho quê hương đất nước.
Trong tôi bỗng trào dâng một cảm xúc thật kỳ lạ, vừa khâm phục, vừa tự hào. Ngày hôm nay tôi đã hiểu thêm rất nhiều điều. Trước đây, tôi chỉ biết đến cuộc sống êm đềm trong vòng tay ấm áp, chở che của gia đình, thầy cô trong một đất nước hòa bình. Đó là thành quả của bao thế hệ cha anh đã vất vả, hy sinh. Họ chính là bố tôi, bác tôi và những người tôi chưa từng gặp mặt. Tôi phải thật trân trọng cuộc sống hòa bình này và cố gắng trau dồi, hoàn thiện để góp phần xây dựng đất nước thêm tươi đẹp trong thời đại mới. Cảm ơn bác, người lính lái xe năm xưa của Trường Sơn oanh liệt, đã giúp cháu lớn thêm lên nhiều lắm!

Câu trả lời:

Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Cáu chuyện như sau:

Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạ: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.

Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.


Câu trả lời:

Tình cha con luôn là thứ tình cảm âm thầm, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ và da diết. Chưa bao giờ em viết bất cứ một điều gì dành cho cha, bởi rằng có lẽ ngôn từ không đủ sức để diễn tả hết tình cảm đó. Và có lẽ em không đủ can đảm để viết ra những lời tự sâu trong trái tim dành cho cha. Đó là một người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời em hôm nay và cả mai sau nữa.

Cha là người mang đến cho em một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và nhiều yêu thương như thế này. Cha gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình lớn, gánh hết ước mơ của những đứa con đnag tuổi ăn tuổi học. Những điều cha làm cho chúng em chưa bao giờ là thừa, bởi với cha, tình yêu chưa bao giờ là đủ giành cho gia đình.

Cả cuộc đời cha nhọc nhằn, vất vả, tần tảo sớm hôm vì miếng cơm manh áo của gia đình, của những đứa con thơ đang trông ngóng trông từng ngày.

Nếu như mẹ âm thầm tần tảo sớm hôm thì cha là người đàn ông đầy nghị lực, gánh vác hết mọi chuyện lớn trong gia đình. Cha như cây đại thụ chống những cơn bão nổi dậy trong gia đình. Nếu không có ý chí, nghị lực và tình yêu phi thường thì cha không thể gánh vác được trách nhiệm lớn lao như thế.

Em vẫn thường bắt gặp hình ảnh người mẹ dịu hiền, đảm đang, tần tảo trong những câu thơ, áng văn của nhiều nghệ sĩ; nhưng hình ảnh người cha thật hiếm hoi. Có lẽ tình cảm giành cho mẹ rất dễ bày tỏ nhưng đối với cha thì rất khó khăn. Tuy nhiên không phải thế mà vai trò người cha trở nên giảm đi. Ngược lại vai trò và trách nhiệm ngày càng to lớn và được khẳng định mãnh liệt hơn.

Cha em là một người rất hiền lành, mọi việc trong nhà cha đều lo toan, những việc nhà cha cũng hay đỡ đần giúp mẹ. Có rất nhiều lúc mẹ cười bảo với mấy chị em rằng “Cha mấy đứa ai cũng khen giỏi giang, không ngại giúp việc nhà cho vợ”. Em rất tự hào vì có người cha tuyệt vời như vậy.

Em còn nhớ có một lần mẹ ốm, phải đi viện. Những ngày này cha vừa làm tròn vai trò người cha, vừa gánh thêm vai trò làm mẹ. Sáng sáng cha dậy nấu cơm cho con ăn, rồi đưa con đi học, rồi quét dọn, chăm sóc đàn heo vừa mới sinh. Cha lo lắng cho mẹ đến nỗi hốc hác cả gương mặt, đôi mắt cha trở nên nặng nề nhưng vẫn ánh lên niềm tin yêu trong cuộc sống.

Cha là con út trong gia đình của ông nội, các cô và bác đều đi xa. Cha gánh vác chuyện gia đình mình và gia đình lớn của ông nội. Cha vẫn đều đặn chăm sóc ông bà, thường xuyên dẫn ông bà đi khám sức khỏe định kì. Có nhiều lúc em thấy cha loay hoay bên bếp lò, nấu bát canh chua cho ông bà nội. Bởi đây là món mà ông bà rất thích ăn. Cha đã tự tay vào bếp làm cho ông bà mà không cho các con nấu. Một cử chỉ bình dị nhưng đã nói lên được tấm lòng hiếu thảo, đáng trân trọng mà cha dành cho ông bà.

Cha là một người giàu đức hi sinh, vẫn luôn dành cho gia đình những điều tốt đẹp nhất. Có nhiều lúc đi làm về, em nhìn thấy sự mệt nhọc trên gương mặt cha nhưng cha vẫn nở nụ cười tươi, vẫn luôn mang đến cho gia đình không khí vui tươi nhất. Chưa bao giờ cha kêu ca, than vãn mệt mỏi hay cuộc sống có quá nhiều thứ phải lo toan. Đây là điều mà em học được ở cha, một đức tính là một người đàn ông cần có được.

Cha luôn là một người đàn ông tuyệt vời và vĩ đại nhất đối với gia đình em. Là tấm gương sáng về cách làm người mà em đã học tập được rất nhiều. Em mong sao cha luôn khỏe mạnh, vui vẻ để cả nhà em luôn được hạnh phúc sum vầy như thế này.

Câu trả lời:

Tết Trung thu món đồ chơi thích nhất của chúng em chính là được cầm chiếc đèn ông sao hòa cùng với các anh, chị và các bạn hát vang bài hát “Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu…”. Không khí chuẩn bị được bắt đầu từ sáu giờ chiều, từ khắp các ngõ phố đã nghê thấy tiếng huyên náo, gọi nhau í ới để so đèn ông sao của ai đẹp nhất, nổi bật nhất. Chúng em được các anh chị đoàn viên phụ trách khu phố tạo đội hình hàng đôi sao cho đẹp nhất. Khi ba hồi trống vang lên chúng em bắt đầu cất tiếng hát líu lo. Ban đầu chỉ có khoảng mười lăm bạn sau đó đội hình rước đèn dần dài thêm khi qua các ngõ phố khác. Ánh sáng lung linh đủ màu sắc phát ra từ những chiếc đèn ông sao xua tan đi bóng tối. Từ tất cả các ngõ nhỏ luồng ánh sáng mê hoặc người ấy cứ ào ào tuôn về phía đường chính. Tiếng hát hòa đan xen cùng ánh đèn lấp lánh tạo nên không khí vui tươi, khích lệ những bạn nhút nhát nhất cũng mạnh dạn tham gia bữa tiệc ngắm trăng rằm. Trên gương mặt rạng ngời của mỗi người em cảm thấy chúng em gần gũi, không phân biệt lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình tất cả hòa vào niềm vui chung.Khoảng bảy giờ ba mươi chúng em đã xếp thành những hàng xinh xắn, ngay ngắn trong sân nhà văn hóa của phường. Giữa sân được trang trí bằng chiếc đèn lồng to, bên trong gắn nhiều bóng điện nhỏ và cả đèn nhấp nháy, tỏa ánh sáng muôn màu xuống khắp sân. Phía bên ngoài là những chiếc bàn dài nhỏ xinh được phủ lên bởi một lớp khăn nhung đỏ và kê rất cẩn thận. Trên bàn bày trí nhiều bánh ngọt như: bánh nướng, bánh dẻo, mứt dừa, mứt gừng, kẹo sô-cô-la… Ngoài ra, chính giữa bàn là một mâm ngũ quả rất to được xêp thành năm tầng rất đẹp mắt. Các anh chị Đoàn viên cho biết đây chủ yếu là những hoa quả tăng gia trong phường chúng em, được các bậc phụ huynh góp vào và kỳ công trang trí. Sau lời tuyên bố của chị Hằng Nga ở cung trăng, chúng em bước vào đêm hội Trăng rằm. Chị Hằng Nga với chất giọng dịu dàng ấm áp bắt đầu kể lại cho chúng em nghe câu truyện Chú Cuội cung trăng.

Tiết mục mà chúng em háo hức cũng đã đến, chị Hằng giới thiệu tiết mục múa lân. Tiếng trống rộn rã đã làm chúng em cũng lắc lư cuốn theo những nhịp điệu vui nhộn. Ánh sáng đêm nay sao mà đẹp đến thế! Nhiều màu sắc các bạn nhỏ được thoải mái ca hát, nhảy múa dưới ánh sáng diệu kỳ ấy. Dường như tất cả chúng em quên hết mệt nhọc, quên cả giọt mồ hôi chẩy dài trên trán cùng hòa mình theo từng bước nhảy. Trong tiếng nhạc vui ấy đã đem đến cho chúng em nguồn sinh lực kì lạ, không biết mệt mỏi. Đẹp nhất đêm này có lẽ là đèn tâm hồn của mỗi người. Đó là chiếc đèn muôn vạn hình dạng, nhiều màu sắc và lấp lánh của tương lai.
Chúng em vừa nhảy vừa cất cao lời hát “Rằm Trung thu rước đèn đi chơi….” , trên bầu trời xanh thẳm, mặt trăng tròn vành vạnh soi sáng khắp mọi nơi đã xuất hiện từ lúc nào chúng em cũng không hay. Ánh trăng ấy trải xuống sân, nhảy múa cùng chúng em, tinh nghịch trên các khóm cây làm cảnh vật càng thêm lung linh, mờ ảo. Chúng em cảm thấy như chị Hằng trên Cung trăng cũng muốn xuống đây vui tết Trung thu cùng chúng em, nên mỗi lần ngước mắt nhìn trăng ngỡ là trăng đang hạ thấp dần xuống mặt đất, càng nhìn trăng càng sáng.

Sau thời gian rước đèn đi vòng quanh chiếc đèn lồng khổng lồ ở giữa sân chúng em bắt đầu quay về vị trí cũ để tiến hành phá cỗ. Mâm trái cây được truyền dần từ bên này sang bên kia chia đều cho mỗi bạn. Trăng đã lên cao, đêm cũng đã về khuya, nhưng tiếng nói cười tíu tít, những câu chuyện được từng tốp kể, xen lẫn tiếng trêu đùa gọi nhau làm cho không gian càng não nhiệt. Khi đồng hồ điểm đến số mười chị Hằng Nga tuyên bố đêm rước đèn đến đây là tạm dừng và hẹn năm sau gặp lại.

Đêm Trung thu đem đến cho chúng em biết bao kỷ niệm, cùng niềm vui. Chúng em hi vọng tất cả các bạn nhỏ trên đất nước ta đều được hưởng một đêm rằm Trung thu vui vẻ như chúng em.