mình cần 1 bài văn về:phân tích nhân vật an dương vương và thái độ của nhân dân ta qua truyền thuyết an dương vương và mị châu trọng thủy
mình cần 1 bài văn về:phân tích nhân vật an dương vương và thái độ của nhân dân ta qua truyền thuyết an dương vương và mị châu trọng thủy
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là một truyền thuyết đặc sắc vể chủ đề giữ nước của dân tộc ta. Nội dung kể về cha con An Dương Vương vì chủ quan, nhẹ dạ cả tin nên đã bị cha con Triệu Đà, Trọng Thuỷ lấy cắp lẫy thần, dẫn đến cảnh nhà tan, nước mất.
Thông qua thất bại đau đớn của An Dương Vương, sự tan vỡ của tình cha con và kết cục bi thảm của đôi lứa Mị Châu – Trọng Thuỷ, nhân dân ta đã biểu lộ tư tưởng phản kháng chiến tranh xậm lược và rút ra bài học giữ nước sâu sắc: không nên chủ quan, tự mãn, ỷ lại vào vũ khí, phải luôn sáng suốt phân biệt rõ bạn thù, mài sắc cảnh giác trước mọi âm mưu thâm độc của kẻ địch.
Truyện có thể chia làm hai phần. Phần một (từ đầu đến... không dám đốc chiến bèn xin hoà): An Dương vương xây thành, chế nỏ giữ nước. Phần còn lại: Bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thuỷ gắn liền với thất bại của nước Âu Lạc. Cả hai phần của truyện đều thể hiện rõ nhận thức và thái độ của nhân dân đối với vai trò và trách nhiệm của cha con An Dương Vương trước lịch sử.
An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của mười tám đời Hùng Vương. Thời ấy, Văn Lang đã cố bờ cõi và nền văn hiến riêng. Vì vậy, việc chống giặc giữ nước là vấn để sống còn của dân tộc. An Dương vương đã tiến hành dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu (Phú Thọ) vể vùng đổng bằng Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội ngày nay) để phát triển sản xuất và mò rộng lưu thông rồi bắt tay ngay vào việc xây thành. Đó là quyết sách đúng đắn chứng tỏ trí tuệ sáng suốt và bản lĩnh vững vàng của An Dương Vương.
Việc xây thành bằng đất gặp nhiều khó khăn. Chuyện kể rằng thành cứ đắp ban ngày thì ban đêm lại đổ, xây mãi không xong. Người xưa giải thích hiện tượng ấy là do sự phá hoại của ma quỷ. Lược bỏ yếu tố hoang đường, ta có thể thấy những khó khăn trong thực tế mà An Dương vương gặp phải khi tiến hành công việc xây thành. Đó là do ông chưa nắm được đặc điểm của đất đồng bằng, do kĩ thuật còn hạn chế và chưa biết dựa vào sức dân.
Sau này, được sứ Thanh Giang tức Rùa Vàng giúp đỡ, An Dương Vương xây thành chi trong vòng nửa tháng là xong. Hành động lập đàn trai giới, đón mời cụ già vào điện hỏi kế xây thành, ra cửa Đông đợi sứ Thanh Giang, nghe lời Rùa Vàng diệt trừ yêu quái,... thể hiện thái độ trân trọng hiền tài của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự giúp đỡ của Rùa Vàng chứng tỏ việc xây Loa Thành của An Dương vứơng là hợp ý trời, hợp lòng người, cho nên được dân chủng ủng hộ.
An Dương Vương trước hết là một nhà quân sự xuất sắc. Ông đã biết xây thành cao, đào hào sâu để bảo vệ kinh đô. An Dương Vương được Cao Lỗ hỗ trợ trong việc chế tạo ra cung nỏ để chống quân xâm lược. Sức mạnh của thứ vũ khí ấy đã được các tác giả dân gian kì diệu hoá, thần thánh hoá bằng hình tượng nỏ thần.
Hình tượng then chốt của truyện là chiếc lẫy thần. Rùa Vàng giúp vua xây xong Loa Thành và cho nhà vua vũ khí để bảo vệ đất nước. Nỏ thắn tượng trưng cho sức mạnh của nhà nước Âu Lạc, tượng trưng cho trí tuệ, sức mạnh và khát vọng chiến thắng ngoại xâm của tổ tiên ta thuở ấy.
Chiếc nỏ thần có khả năng bắn một phát giết hàng vạn giặc vừa là sản phẩm của trí tưởng tượng bay bổng, vừa phản ánh trình độ chế tạo và sử dụng vũ khí chiến đấu của người Âu Lạc. Quân ta đã chế tạo ra cung nỏ và đúc được mũi tôn bằng đồng. Vũ khí ấy tuy thô sơ nhưng không kém phần lợi hại trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.
Khi Triệu Đà kéo quân sang xâm lược, vì An Dương Vương có nỏ thần trong tay nên quân Triệu Đà thua to, không dám đối đầu, bèn xin hoà. Chiến thắng của An Dương vương chứng tỏ sức mạnh quân sự của nhá nước Âu Lạc lúc bấy giờ, đồng thời khẳng định ý chí, tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Đây là bài học tích cực trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Sau chiến thắng, An Dương Vương sinh ra chủ quan, quên rằng nguy cơ xâm lược của kẻ thù phương Bắc luôn luôn tồn tại.
Chúng ta đau xót cho cha con An Dương Vương vì sai lầm tai hại nên dẫn đến thảm hoạ mất nước. Nhà vua không phân tích được hành động cầu hoà rồi cầu hôn cho con trai của Triệu Đà thực chất là âm mưu thâm độc, chuẩn bị cho cuộc xâm lược tiếp theo. Thất bại của An Dương Vương không phải chờ tới khi quân giặc tiến đến chân thành mới bộc lộ, mà bộc lộ ngay từ khi nhà vua mất cảnh giác, đồng ý cho Trọng Thuỷ vào thành.
Ông đã bằng lòng gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ, lại còn cho ở rể, việc đó có khác chi "Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà"?! Đây là sự hoà hiếu thiếu cảnh giác, tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ thù phá từ trong phá ra. Mầm mống mất nước khởi nguồn từ đây.
Sau chiến thắng, An Dương Vương không quan tâm đến việc củng cố lực lượng, không dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân để chống giặc mà lại ỷ vào vũ khí, vào sự hỗ trợ của thần linh, Những nhược điểm ấy khi kẻ thù nắm được tất dẫn đến thất bại không thể tránh khỏi.
Nghe tin báo Triệu Đà lại cất quân sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương cậy có nỏ thần vẫn điểm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Thái độ chủ quan khinh địch đó đã dẫn An Dương Vương nhanh chóng đến thất bại thảm hại. Tới khi giặc đã tiến sát chân thành, An Dường Vương mới cầm lấy nỏ, thấy lẫy thần đã mất bèn bỏ chạy. Trong cơn cùng quẫn, An Dương Vương chi còn cách đem theo con gái lên ngựa, bỏ thành mà chạy về phương Nam.
Cha con An Dương Vương đã cùng đường mà quân thù thì cứ theo dấu lông ngỗng của Mị Châu rắc dọc đường truy đuổi sát sau lưng. Quả là cha con An Dương Vương đã mất thế trời che, đất chở.
Khi Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó" thì An Dương Vương mới tỉnh ngộ. Đây là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân về hành động vô tình phản quốc của Mị Châu. Nhà vua tự tay chém chết cô con gái yêu dấu, cũng là tự xử một cách nghiêm khắc, quyết liệt đối với sai lầm của bản thân. Nhưng tất cả đểu đã quá muộn màng. Câu chuyện kết thúc thật bi thảm!
Hành động rút gươm chém Mị Châu thể hiện lập trường dứt khoát của An Dương Vương lá đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc để xử án, đổng thời thể hiện sự tĩnh ngộ muộn màng trước lỗi lầm nghiêm trọng của mình.
Đây là cái giá mà ông phải trả cho sai lầm không thể sửa chữa, liên quan đến vận mệnh đất nước và dân tộc.
Hai cha con An Đương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác nên đã trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp và đẩy Âu Lạc vhò thảm hoạ mất nước. Đó là bài học xương máu về thái độ mất cảnh giác dối với kẻ thù dành cho những người đứng đầu, chịu trách nhiệm về sự tổn vong của quốc gia.
Hình ảnh An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, theo Rùa Vàng xuống thuỷ phủ là yếu tố kì ảo phản ánh thải độ và tìm cảm của nhân dân đối với ông. Nhân dân thương tiếc vị vua tài ba, ann dũng nên không muốn ông chết. Chi tiết lòng biển bao dung đón người anh hùng bất tử thể hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của người xưa.
Sai lầm của An Dương Vươrg là nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của Mị Châu. Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ là mối tình éo le, nó không phải là sản phẩm của tình yêu tự nhiên mà là sân phẩm của một âm mưu thâm hiểm trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Mị Châu sai lầm ở tình yêu mù quáng nên vô tình đã tự biến mình thành tòng phạm với giặc. Nàng ngây thơ chân thật đến mức nhạ dạ cả tin. Nàng dám giấu cha cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần mà quên rằng đó là con trai của kẻ thù. Từ đó, Mị Châu đã tiếp tay cho Trọng Thuỷ đánh cắp bí mật vũ khí lợi hại của quốc gia, dẫn tới thảm hoạ đất nước rơi vào tay giặc. Trên đường trốn chạy, nàng lại tiếp tục rắc lông ngỗng chỉ đường cho giặc truy đuổi vua cha. Hai hành động ấy của Mị Châu là trọng tội. Nhiều người cho rằng những hành động trên là vô tình nhưng xét cho cùng thì vì Mị Châu quá tin yêu Trọng Thuỷ nên đã mù quáng nghe theo lời chồng. Rùa Vàng gọi đích danh nàng là giặc quả không sai vì nàng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Triệu Đà, chúa đất Nam Hải mang quân sang cướp đất Âu Lạc nhưng thất bại vì An Dương Vương có nỏ thần. Biết dùng sức không được, hắn chuyển sang đùng kế. Triệụ Đà xin giảng hoà, sau đó cầu thân rồi cầu hôn cho con trai. (Ngày xưa, trong quan hệ bang giao, các quốc gia hay dùng con tin hoặc cầu hôn để giữ hoà hiếu)
Đây là âm mưu hết sức thâm độc. Người giúp Triệu Đà phá nỏ thần và chiếm được Âu Lạc chính là Trọng Thuỷ. Trọng Thuỷ là nhân vật đáng thương nhưng cũng thật đáng ghét. Chàng chấp nhận làm công cụ thực hiện ý đồ xâm lược của cha. Tuy là con rể An Dương vương nhưng thực chất Trọng Thuỷ là tên gián điệp lợi hại cài vào đất Âu Lạc. Bằng mọi thủ đoạn xảo quyệt, Trọng Thuỷ đã lừa Mị Châu để đánh tráo lẫy thần, sau đó nói dối là về thăm cha để mang lẫy thần về nước. Triệu Đà có được lẫy thần, cả mừng liền cất binh sang đánh chiếm Âu Lạc một lần nữa.
Trong khi Mị Châu ngây thơ hết lòng tin chổng thì Trọng Thuỷ lại lừa dối nàng và rắp tâm chiếm đoạt lẫy thần. Tuy vậy, những ngày ở Loa Thành, sống bên người vợ đẹp người, ngoan nết, Trọng Thuỷ đã nảy sinh tình yêu thật sự với Mị Châu. Mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ là tham vọng chiếm được Âu Lạc và tham vọng trọn tình với người đẹp cũng bắt đầu nảy sinh. Nhưng hai tham vọng đó không thể dung hoà. Vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thuỷ phải vui hưởng vinh quang thì chàng lại đau khổ đến mức tự tử vì ân hận và thương tiếc Mị Châu. Trọng Thuỷ tự tử vì hiểu ra rằng không thể giải quyết mâu thuẫn gay gắt trong con người mình. Cái chết của chàng đã gợi chút xót xa, tội nghiệp trong lòng mọi người.
Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ éo le là do luôn bị âm mưu xâm lược của Triệu Đà chi phối. Vì vậy, kết thúc bi thảm của mối tình đó thực sự mang ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
Tình yêu Mị Châu – Trọng Thuỷ thắm thiết nhưng bi thảm. Nhân dân ta không ca ngợi, mà chỉ dành cho họ một niềm thương xót vì hạnh phúc lứa đôi của họ bị chiến tranh làm cho tan vỡ. Mối oan tình ấy đã được đển bù bằng hình ảnh ngọc trai, giếng nước. Đây là hình ảnh thể hiện thái độ phản kháng chiến tranh xâm lược, là tiếng nói nhân đạo và cũng là cách kết thúc có hậu của truyện cổ.
Người Việt vốn trọng đạo lí và giàu lòng nhân ái nên mới giảm nhẹ tính bi thương của truyện bằng những hình ảnh có tính chất kì ảo: An Dương Vương được Rùa Vàng đưa xuống thuỷ cung ; lời khấn nguyện của Mị Châu ứng nghiêm máu nàng chảy xuống biển, một loài trai ăn phải hoá thành ngọc; ngọc Mị Châu đem rửa bằng nước giếng nơi Trọng Thuỷ trầm mình thì sẽ sáng ngời.
Truyện An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thuỷ được nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích bởi giá trị nội dung sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc đáo của nó. Thông qua truyện, chúng ta có thể hình dung được phần nào về bi kịch mất nước của dân tộc ta thời kì Âu Lạc và càng thấm thía hơn bài học giữ nước mà tổ tiên ta đã đúc kết. Câu chuyện còn nhắc nhở chúng ta bài học về bạn và thù; mối quan hệ giữa nước và nhà... Những bài học lớn rút ra từ truyền thuyết này luôn luôn nóng hổi ý nghĩa giáo dục trong mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.
trả lời nhanh giúp mình
sau khi tử tự ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy gặp lị Mỵ Châu. Em hãy tưởng tượng và kể tiếp''truyện An Dương Vương Mỵ Châu-Trọng Thủy''
Hãy viết truyện ngắn theo ngôi thứ nhất kể về số phận và nỗi niềm của một con chim bị nhốt trong lồng tự kể về mình.
Từng tia nắng ban mai nhẹ nhàng hôn lên cành cây kẽ lá, xua tan đi màn đêm u ám và lạnh lẽo. Nắng ngoài kia cứ mãi nhảy nhót vô tư, nắng vàng lung linh là thế mà sao trước mắt tôi chỉ còn một màu vàng nhợt nhạt. Là nắng khác hay do hoàn cảnh của tôi nay đã đổi thay?... Sau song sắt thô bạo của chiếc lồng, tôi đây là một chú chim vàng anh bé nhỏ. Mới mấy giờ trước thôi, tôi còn vẫy vùng ca hát dưới bầu trời xanh tự do vậy mà giờ đây tôi lại bị giam cầm như thế này.
Này nhé, khi tôi đang chợp mắt trong chiếc tổ ấm áp thì bỗng nghe thấy tiếng lá xào xạc bên tai. Rồi bất ngờ một bàn tay khổng lồ ập đến, tóm chặt lấy tôi. Mặc dù tôi đã kháng cự hết mình nhưng bàn tay ấy vẫn dễ dàng đưa tôi vào một chiếc lồng. Và thế giới quanh tôi chỉ còn là bóng tối ghê rợn. Tôi nghe thấy tiếng nói vang lên:
- Xin lỗi chú chim nhỏ, ta không muốn làm hại chú đâu, chúng ta chỉ muốn đem niềm vui đến cho đứa con trai bất hạnh của mình, hãy hiểu cho nỗi lòng của chúng ta!
Dòng suy nghĩ giận dữ lập tức bủa vây lấy tâm trí tôi: “ Tại sao? Tại sao các người chỉ luôn nghĩ tới cá nhân mình mà không để tâm đến những sinh vật nhỏ bé chúng tôi? Các người coi chúng tôi là thứ mua vui tầm thường sao? Tầm thường ư? Không đâu, loài chim đã mang đến thế giới này bao lời ca tiếng hát, chúng tôi trừ sâu diệt hại để mùa màng bội thu. Vậy mà sau tất cả, chúng tôi được trả ơn trong những thanh sắt tù túng như thế này ư? ”. Càng nghĩ tôi càng không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Nhưng tôi cũng đủ bình tĩnh nhận ra rằng tôi đang ở trên một chiếc xe. Nhịp xe lắc lư khiến tôi choáng váng cả đầu óc: “ Tôi thường nghe nói loài người luôn khát khao tự do và đấu tranh hàng nghìn hàng vạn năm đề có một thế giới hòa bình. Hòa bình của các người mới đẹp đẽ làm sao? Mới đáng trân trọng làm sao? Vậy mà giờ đây chính những con người ấy lại đang cướp đi sự tự do của chúng tôi. Phải chăng những băng rôn, khẩu hiệu, những lời kêu gọi hòa bình chỉ là sự giả dối, là cái vỏ bọc che đậy sự độc ác và tham lam? ”. Càng bức xúc, tôi lại càng nhớ về khu rừng thân yêu. Nhớ ánh trăng vàng như mật rót xuống tán lá xanh mướt, nhớ giọt sương long lanh mỗi sớm mai tinh khiết, nhớ cái tổ đơn sơ mà luôn rộn rã tiếng nói cười nơi lũ chim muông chúng tôi tụ họp. Tất cả giờ sẽ chỉ còn trong nỗi nhớ nhung khôn xiết mà thôi!
Đang miên man với dòng suy nghĩ, đột ngột chiếc ô tô dừng lại và ánh sáng bên ngoài ập vào cốp xe. Họ dẫn tôi qua một ngôi biệt thự khang trang và dừng lại trước căn phòng nhỏ. Cánh cửa mở toang, ở góc phòng là một cậu bé gầy gò, đôi mắt cậu rất đẹp song dường như ẩn chứa vẻ sợ sệt. Ôi chao! Cậu bé đó mới đáng thương làm sao! Có lẽ đây là người con trai họ vừa nhắc đến. Người phụ nữ cất giọng dịu dàng:
- Con trai ngoan, bố mẹ có quà cho con đây, một chú chim vàng anh như con mong ước nhé!
Cậu bé đón lấy chiếc lồng một cách vô hồn nhưng tôi thấy sau đôi mắt kia ánh lên niềm vui nhỏ. Người phụ nữ thở dài:
- Tội nghiệp con tôi! Nó mới bảy tuổi mà mang căn bệnh trầm cảm quái ác!
Người chồng an ủi vợ:
- Mong là chú chim này sẽ giúp bệnh tình của con khá hơn một chút.
Họ đứng nhìn con một lát rồi đóng cửa ra ngoài, bỏ lại cậu bé bên đống đồ chơi vương vãi và tôi. Thời gian trôi qua tưởng như vô tận, cái đồng hồ đều đều tích tắc, tôi ủ dột trong lồng và cậu bé thì câm lặng. Tất cả như đang chơi trò chơi mà ở đó không ai được nói. Bất ngờ, một cách rụt rè, cậu xách chiếc lồng đặt lên cửa sổ ngập nắng, thì thầm:
- Chào mày, chắc phải về đây, một nơi xa lạ, trong cái lồng này, mày rất tù túng và bí bách phải không? Đó cũng là điều dễ hiểu thôi vì chính tao cũng thấy thế khi ở trong căn phòng này. Vậy nên hãy ở đây và làm bạn với tao được không?
Trên khung cửa sổ, chiếc chuông gió kêu leng ca leng keng, vài bông hoa giấy hồng thắm bị ai bỏ quên giữa đám lá xanh rờn. Nắng len qua khe cửa, chiếu lên khuôn mặt thơ ngây của cậu bé, tỏa sáng… Cậu lại lên tiếng, phá vỡ bầu không gian trong veo như thủy tinh ấy:
-Tao cũng lạc lõng và cô đơn như mày. Bố mẹ tao suốt ngày thám hiểm, leo đèo vượt núi, khám phá vùng đất mới, bỏ tao ở nhà cạnh người giúp việc với bốn bức tường cùng máy tính, truyện tranh và sách vở. Tao đã rất thèm mâm cơm ấm cúng gia đình, thèm được bố mẹ la mắng khi bị điểm kém, thèm cuối tuần được bố mẹ dẫn đi chơi… Tao đã cố gắng học giỏi nhưng bố mẹ chẳng ở nhà với tao mà những gì tao nhận lại là tấm vé xem phim một mình, buổi tối trong căn nhà trống vắng.
Giọng cậu nhẹ, nhẹ bẫng tựa đám mây lơ lửng ngoài kia tán gẫu bên ông mặt trời vậy. Cậu bảo:
- Cuối cùng, tao chán ghét mọi thứ và thu mình vào thế giới của riêng mình. Và cũng chính khi ấy, tao đã nhận được tình yêu thương tao mong ước bấy lâu nhưng tất cả thật muộn màng. Dường như thật khó khăn đối với tao để đón nhận tình cảm ấy. Mày là món quà đầu tiên khiến tao thấy sự lo lắng, thấu hiểu của bố mẹ. Chưa bao giờ tao có lấy một người bạn nhưng giờ tao có mày để giãi bày tâm sự. Mày sẵn sàng lắng nghe tao chứ?
Cậu kể câu chuyện của mình một cách hờ hững như thể đó là chuyện của ai kia chứ không phải của bản thân cậu. Cậu ăn nói có phần già dặn nữa. Có lẽ cậu bé đã thiếu thốn tình cảm của bố mẹ quá lâu rồi. Tôi thấy có gì nghẹn lại nơi cổ họng. Thật sự tôi rất thương cậu vì tôi cũng là một chú chim mồ côi cha mẹ, không còn ai bên đời. Nhưng sau bao biến cố, tôi đã vững vàng, sống vui vẻ bởi xung quanh tôi vẫn còn nhiều bạn bè giúp đỡ. Không hiểu sao lúc này tôi không còn nghĩ suy về sự giam cầm nữa mà chỉ có ước muốn giúp cậu bé trở lại những tháng năm tuổi thơ hồn nhiên.
Ngày qua ngày, tôi bên cậu cùng học, cùng ăn, cùng chơi và cùng chia sẻ những điều nhỏ nhặt trên trường, ở lớp. Tôi cảm thấy như mình có sứ mệnh của một thiên thần đem lại hạnh phúc cho cậu bé. Thiên thần thì phải có đôi cánh và đôi cánh của tôi chính là giọng hót này. Bởi vậy, tôi mang giọng hát mượt mà ấy để cậu có thể tìm lại chính mình và niềm tin vào cuộc sống.
Và dần dần, cậu bé đã tự tin bước ra khỏi “ bóng tối ” của bản thân. Cậu quay lại bên gia đình, bạn bè. Cậu dũng cảm chia sẻ với bố mẹ những điều trong lòng. Họ hiểu ra và dành nhiều thời gian cho tổ ấm của mình hơn. Không chỉ vậy, nụ cười tưởng đã mất lại rạng ngời trên gương mặt cậu bé.
Cuộc sống cứ thế tiếp diễn rồi một ngày đẹp trời, chiếc xe lăn bánh chở cả nhà ngược lên Tây Bắc – ngôi nhà của tôi. Cảm giác bồn chồn cồn cào ruột gan tôi. Tôi muốn bay lên, về với rừng xanh thân yêu. Thật không ngờ, như có thần giao cách cảm, cậu bé đưa tay mở cửa lồng ra và nói với tôi:
- Mày đã đem lại niềm vui cho tao suốt mấy tuần nay. Tao đã tự phá vỡ vỏ bọc để hòa nhập với mọi người. Giờ tao cũng không nên cướp đi tự do của mày lâu hơn nữa. Bay đi nhé, người bạn của tao!
Tôi phải làm sao bây giờ? Suốt khoảng thời gian qua, tôi đã coi đó là gia đình của mình. Ác cảm với con người cũng dần phai nhạt trong tôi. Tôi từng nghe có câu: “ Nhân loại là cả một đại dương, nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà dơ bẩn”. Như đôi vợ chồng này, bất đắc dĩ họ mới bắt tôi về. Tôi thật lòng yêu mến họ nhưng tôi không thể quên đi nơi “ chôn rau cắt rốn ” của mình. Cánh rừng này là nơi tôi sinh ra và lớn lên, gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm, những khoảnh khắc đẹp nhất cuộc đời tôi đã được vun đắp tại đây. Đó là tiếng hót ngập ngừng, bước đi đầu tiên chập chững, những sải cánh vụng về… Chính vì những khoảnh khắc ấy, không thể bởi những xúc cảm mới mẻ kia mà tôi quay lưng lại với gốc rễ, quê hương của mình. Tôi quyết định dang rộng đôi cánh và bay khỏi chiếc lồng xấu xí kia.
Trước khi về với thiên nhiên, tôi lưu luyến ngoảnh lại, cất tiếng ca trong trẻo nhất, thánh thót nhất như món quà cuối cùng dành tặng người bạn nhỏ. Cậu bé cười tươi nhìn theo tôi và hét lên:
- Hãy mang tiếng hót tuyệt vời của mày lan tỏa khắp nơi nhé vì đó chính là tiếng hót của hạnh phúc đấy!
Nhất định khi trở về với núi rừng đại ngàn, tôi sẽ đặt nụ cười rạng rỡ của cậu bé vào trái tim – nụ cười ấy lấp lánh hơn cả ánh mặt trời.
viết văn tự sự em hãy 1 nhân vật có việc làm tử tế mà em biết
Tìm hiểu đề bài;
- Thể loại: Văn kể chuyện
- Kiểu bài: Kể câu chuyện được chứng kiến tham gia
- Nội dung: kể câu chuyện có đầu có đuôi về nội một việc làm tử tế, một việc làm tốt, việc làm giúp đỡ những người khác trong cuộc sống mà em đã làm hay em được biết có trong thực tế của em. Giống như nội dung tiết kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia em học ở lớp 4
- Đề bài này phù hợp cho hs lớp 4, 5
Lập dàn ý:
1. Mở bài : - Giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp câu chuyện: Chuyện xảy ra ở đâu? Khi nào? Vì sao em tả.
2. Thân bài:
- Hôm vào buổi nào? Thời gian nào trong ngày? Điều gì xảy ra đầu tiên? Lúc đó có ai? Khung cảnh lúc đó ? ( Ví dụ đường vằng? cơn mưa , Khoảng không vắng lặng, trời oi bức?..)
- Tiếp đến sự việc cần giải quyết ? ( khó khăn…. Làm thế nào để giải quyết được sự việc…)
- Sự việc điểm đỉnh, cao trào….
- Sự việc kết thúc: - Đã làm gì?? Làm thế nào? Ai giúp sức không? Kết quả cuối cùng….
( chú ý khi kể có tả. Nhưng kể là chính. Chú ý câu hội thoại)
3. Kết bài: - Cảm nghĩ của em về việc làm này. Thể hiện lòng nhân ái, lòng thương người , tinh thần “ thương người như thể thương thân”.
Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như nước. Xe đạp nối đuôi nhau không ngớt. Xe máy phành phạch, bấm còi inh ỏi. Vài chỗ lại ùn người lại. Một chiếc xe ca đi đón khách. Người phụ xe đứng bên cửa, đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường. Dòng người lại dạt về hai phía.
Một thanh niên đi xe đạp. Sau xe đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng “bình” một tiếng. Một cậu học sinh lách vội va phải bánh sau, cả cái xe lật nhào. “Xoảng… xoảng”. Két bia trên rơi xuống mặt đường. Nước bia trào ra tung tóe, mảnh chai nhọn sắc vương vãi mặt đường. Hai người va xe kéo co nhau một lúc rồi cùng nâng xe lên vỉa hè. Dòng người vẫn đi, vẫn chen nhau. Chẳng ai thèm để ý đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ né tránh cho bánh xe không chạm vào các mảnh vỡ.
- Ối dào, để thế mà đi được! Một bà cụ bàn nước ở vỉa hè thốt lên như vậy. Cụ đăm đắm nhìn vào đống mảnh chai trên lòng đường, vẻ ái ngại. Người vẫn đi, xe vẫn chạy. Chỉ có điều, tới gần nơi ấy ai cũng vội né sang ngang. Nhưng chẳng thấy ai dừng lại. Rồi một lúc sau, em thấy bà cụ quay vào trong nhà. Tay cụ cầm cái chổi, tay kia cụ xách cái mủng con. Lưng cụ đã còng. Cụ lom khom đi xuống lòng đường và từ từ đi đến chỗ mảnh chai vương vãi ấy. Cụ ngồi xuống lấy chổi quét gom lại. Cụ gạt mảnh chai vào cái mủng. Một số người đi qua nhìn dửng dưng. Bên kia đường có tiếng la:
- Thằng Nhân đâu, ra giúp bà đi con! Lỡ xe đụng vào bà.
Một cậu bé ở trần, mặc quần đùi chừng mười tuổi chạy ra. Cậu ấy đỡ bà cụ đứng lên, dìu bà lên vỉa hè. Đoạn, cậu quay trở lại, bê cái mủng chạy xuống cuối phố, đổ mảnh chai vào thùng rác công cộng.
Tất cả những chuyện ấy, em đứng trong thềm nhà được thấy từ đầu đến cuối. Bỗng một câu hỏi tự nhiên vang lên trong đầu em:
- Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?
I. Mở bài:
- Nêu vấn đề nghị luận: Người tử tế trong cuộc sống hiện nay.
II. Thân bài:
1. Giải thích
- Người tử tế là gì: Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
3. Bàn luận
- Biểu hiện của người sống tử tế:
+ Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền đáp.
+ Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.
+ Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.....
- Ý nghĩa của lối sống tử tế:
+ Luôn được mọi người kính trọng, nể phục.
+ Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.
- Tại sao trước hết phải là người tử tế?
+ Sự tử tế chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế tử tế cũng chính là biết yêu cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất.
+ Khi bạn biết đối xử tử tế với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự tử tế từ xã hội. Như vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
+ Sự tử tế là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.
- Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.
- Liên hệ bản thân: Em đã thể hiện sự tử tế của mình trong cuộc sống như thế nào?
III. Kết bài:
- Tổng kết lại vấn đề: Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó
Tham khảo:
“Nam nhi vị liễu công danh trái” ý chỉ lý tưởng, chí lớn lập công danh, thể hiện qua quan niệm, nhận thức của tác giả về món nợ công danh của kẻ làm trai. ... Có thể nói rằng món nợ công danh trong trong nhận thức của Phạm Ngũ Lão vừa mang tư tưởng tích cực của thời đại vừa mang tinh thần dân tộc sâu sắc.
Câu thơ tương tự:
Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
Bài thơ: Xuất dương lưu biệt- Phan Bội Châu (SGK lớp 11 tập 2)
viết đoạn văn thuyết minh (khoảng 200 từ) về một nghề mà e dự định lựa chọn trong tương lai. Chỉ ra phương pháp thuyết minh đã dùng
mik cần gấp mấy bạn ơi
Em tham khảo nhé !!
Mỗi người trong chúng ta đều có những ước mong từ thuở bé là được làm nghề này, công việc kia. Nhưng đối với tôi, tôi muốn chọn nghề bác sĩ trong tương lai. Nghề y và nghề giáo là những nghề có mặt sớm nhất và được mọi người biết đến đông đảo nhất. Từ xưa đã xuất hiện rất nhiều những danh y nối tiếng khắp vùng như Tuệ Tĩnh, Hải thượng Lãn Ông,.... Người ta thường gọi bác sĩ là lương y, vì sao lại được gọi như vậy? Công việc của một bác sĩ thường ngaỳ là chữa bệnh cứu người, những người bệnh từ nặng đến nhẹ. Công việc tuy không nặng nhọc nhưng rất ý nghĩa. Người xưa thường nói " Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", vậy nên bác sĩ là một nghề cao quý. Thấy được tầm quan trọng của nghề y mà nhà nước ta đã chọn ngày 27/2 hàng năm là " ngày thầy thuốc Việt Nam" nhằm tôn vinh những đóng góp, những công sức của đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm chữa bệnh cứu người.
- Phương pháp nêu ví dụ, phân tích
Có lẽ trên thế gian này ai cũng cô một ước mơ riêng,một ngành nghề riêng mà chúng ta vẫn đang cố gắng,nỗ lực để theo đuổi.Tôi cũng vậy,và nghề tôi vẫn đang theo đuổi là nghề y,theo như tôi thấy nghề này rất cao cả,vĩ đại.Tôi nghĩ rằng nghề y có thể chữa bệnh cho mọi người xung quanh,tôi rất bấy làm ngưỡng mộ các bác sĩ như bác sĩ Nguyễn Văn Thạch,Nguyễn Tiến Quyết, Nguyễn Viết Tiến,.....Tôi thấy họ rất dũng cảm,cao cả và rất vĩ đại hết lòng giúp đỡ người bệnh vậy nên khi trưởng thành tôi cũng muốn chở thành một bác sĩ giỏi để giúp đỡ nhân dân.
Đọc bài thơ Mẹ của Tô Hoàn và trả lời câu hỏi:
Con về thăm mẹ chiều mưa
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên
Hạt mưa sợi thẳng sợi xiên
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời
Con đi đánh giặc một đời
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm
a. Nêu phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.
b. Xác định nội dung chính
C, anh chị hãy trình bày thông điệp mà văn bản muốn gửi đến
viết một đoạn văn ngắn 10đến 15 dòng cảm nhận của anh chị về lời bình của truyện chức phán sử đền tản viên
Hãy tưởng tượng 1 kết thúc khác cho truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy theo lời của An Dương Vương
Tham khảo:
Hôm nay, ta thành thật thú nhận tội lỗi của mình đã vô tình để xảy ra cho đất nước nhân dân Âu Lạc một quộc chiến tranh mà đáng lẽ không thể có.
Ta là An Dương Vương, vị vua đã xây nên thành Cổ Loa bền vững và đã được thần Kim Quy trao tặng cái lẫy thần nên giữ được bình yên cho muôn dân. Lúc đó, Triệu Đà sang xâm lược nhiều lần nhưng hắn phải thất bại trước cái nỏ thần linh thiêng kì diệu ấy: Chỉ cần một mũi tên bắn ra là có biết bao quân sĩ gục ngã. Tức giận, hắn chờ đợi thời cơ; còn ta tự đắc trước những chiến công nên không dè dặt nghĩ đến những âm mưu hiểm độc của Triệu Đà.
Một ngày kia, một tên tâm phúc của Triệu Đà mang lễ vật đến xin cầu hòa. Ta nhận lời ngay vì không muốn kéo dài binh đao khói lửa. Từ đó, hắn cho con trai là Trọng Thủy sang lân la với con gái ta là Mị Châu. Trọng Thủy là chàng trai lịch lãm nên hắn dễ dàng lấy được lòng cha con ta. Thế rồi, Triệu Đà chính thức mang lễ vật đến cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy. Đã từ lâu Mị Châu cũng phải lòng Trọng Thủy rồi nên ta không có lí do gì mà từ chối. Chúng cưới nhau và sống hết sức thuận hòa hạnh phúc. Nhưng đối với ta, Trọng Thủy có vẻ hơi khác thường.
Một thời gian, Trọng Thủy xin phép về thăm cha rồi không bao lâu quay trở lại. Ta cho quân bày yến tiệc và rót rượu cho Trọng Thủy nhưng hắn từ chối. Ngược lại, hắn lại mời ta uống liên tiếp đến nỗi ta say mèm chỉ thoáng thấy bóng hắn vụt qua rồi ta không biết gì nữa. Đến khi tỉnh lại, ta thấy Trọng Thủy đang ngồi bên cạnh ta cung kính nói:
– Thưa nhạc phụ, người đã khỏe chưa?
– Ta khỏe rồi. Sao con không đến với Mị Châu? Ta thì thào.
– Hiền thê đà có nô tì chăm sóc rồi! Hắn nhỏ nhẹ đáp.
Ta lại nói tiếp:
– Được rồi, con cứ đến thăm vợ con đi.
Hắn kính cẩn chào:
– Xin phép nhạc phụ, con đi.
Tất cả những nghi ngờ trong ta từ trước đến nay đã tan biến hết. Đang sống yên vui, bất ngờ Trọng Thủy lại xin về nước khiến Mị Châu buồn bã vô cùng. Chỉ mấy ngày sau, Triệu Đà ùn ùn kéo đại quân sang. Ta ngạc nhiên quá, nhưng tin tưởng vào nỏ thần nên vẫn ung dung ngồi đánh cờ chờ quân giặc đến gần thành rồi bắn luôn. Không ngờ, nỏ thần hết hiệu nghiệm mà quân thù đang đi vào thành. Vừa hoảng sợ và thắc mắc ta không hiểu nổi lí do nào mà nỏ thần không còn ứng nghiệm nữa. Cuối cùng trước tình thế cấp bách ta cùng Mị Châu lên ngựa tháo chạy về phía đông. Nhưng chạy đến đâu cũng nghe tiếng reo hò quân giặc đuổi theo. Cùng đường, ta hướng mắt về phía biển khơi gọi thần Kim Quy cứu giúp. Bỗng thần nổi lên và dõng dạc nói: "Giặc ở sau lưng nhà vua đó!".
Ta quay lại nhìn thì chỉ có Mị Châu với chiếc áo lông ngỗng đã trụi cả lông. Ta chợt hiểu ra tất cả. Thì ra bọn giặc dò theo dấu lông ngỗng để đến được đây. Và cũng chính Mị Nương, đứa con gái thơ ngây của ta đã vô tình tiết lộ bí mật quốc gia cho tên gián điệp Trọng Thủy cho nên ta mới có ngày này. Quá tuyệt vọng, không còn con đường nào khác ta rút gươm ra chém chết Mị Châu rồi tự tử. Nhưng thần Kim Quy lại rẽ mặt nước cho ta đi xuống biển.
Đây là câu chuyện sự thật của đời ta, của vua An Dương Vương đã không cảnh giác trước kẻ thù nên cơ nghiệp bị sụp đổ. Ta mong rằng những kẻ kế vị sau này xem đây là bài học xương máu mà giữ mình.
Hãy tưởng tượng 1 kết thúc khác cho truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy theo lời của Mị Châu
Khi tới Biển Đông cha tôi đã cầu cứu rùa Vàng . Từ giữa biển thì sóng rẽ sang 2 bên ngay lập tức rùa Vàng hiện lên . 2cha con tôi vui mừng vì thần linh đã nghe thấy lời cầu xin từ tận đáy lòng của cha tôi. Nhưng nhìn ngài có vẻ rất giận dữ .Cha tôi từ từ kể lại chuyện cho RVang . Ngài nói với cha rằng :Kẻ sau ngựa chính là giặc.Tôi thấy mình vô tội nên thanh minh vs cha .Cha tôi hỏi về chuyện nỏ thần tôi nói rằng mk đã lén cho TT xem .Cha tôi giận dữ nói con chính là người khiến.............. Dù tôi càng ra sức thanh minh thì cha vẫn quyết định cầm gươm chém đầu tôi để sửa chữa sai lầm mà tôi đã chót phạm phải.Thanh gươm đến gần tới tôi thì chợt thấy một bóng người đến đỡ cho tôi.Tôi mở mắt ra thì thấy TT .Chàng ôm tôi rồi nói : ta xl nàng , hãy tha thứ cho ta đ.c ko.Nói xong chàng nhắm mắt lại ,đôi bàn tay chàng lạnh dần . Chàng đã chết thay ta,đã chuộc lỗi lầm mà chàng phạm phải.Cha ta cầm sừng tê bảy tấc xuống biển cùng vs RV . Ta ôm xác chàng đem tới Cổ Loa .
Tôi là Mị Châu, con gái yêu của vua An Dương Vương. Người con gái được vua cha yêu thương hết mực nhưng cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đòi soi vào, lấy đó làm lòi răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giò cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi. Các bạn chia sẻ cùng tôi nhé.
Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mối xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nôi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.
Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thòi cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trông tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp tôi, con gái yêu của An Dương Vương. Lúc bấy giò tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng. Trọng Thuỷ đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn người yêu đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thuỷ. Chàng sang hẳn cung điện của cha tôi, cùng chung sống. Một đêm trăng sao vằng vặc, tôi và Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dãy tường thành cao nhất. Trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thuỷ hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:
- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thê còn có kẻ nào đánh nổi được?
Chàng ngỏ ý muôn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.
Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trỏ sang Âu Lạc. Cha vốn chiều tôi, thấy con gái mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn cha và tôi say túy lúy. Thừa lúc bố vợ say, Trọng Thủy lẻn ngay vào phòng tháo lấy cái lẫy bằng móng chân thần Kim Quy và thay cái lẫy giả bằng móng rùa thường vào. Hôm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, tôi hỏi:
- Chàng như có gì lo lắng phải không?
Trọng Thủy đáp: Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về ngày để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giò đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giò gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?
Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:
- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.
Nói xong tôi nức nở khóc. Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin bao, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau.
Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.
Đường núi gập ghềnh hiểm trỏ, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bò biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biển, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:
- Giặc ở sau lưng nhà vua đây!
Cha tỉnh ngộ, tôi cũng chợt đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện sinh nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy nỡ lợi dụng tình yêu và tấm lòng trong trắng của tôi. Sống dưới Thủy cung tôi không phút nào thanh thản và thể sẽ không để ai lợi dụng mình nữa. Tôi cố gắng làm những việc tốt để mong bù lại tội lỗi đã gây ra. Nhưng trong tôi, hình bóng Trọng Thủy vẫn còn đâu đó và chợt nhói đau mỗi khi nhớ về chàng với nỗi xót xa và oán hận.
Thế rồi thật bất ngờ, trong ngày hội lớn ở Thủy cung, tôi gặp chàng. Không nghỉ là chàng có mặt ở chôn này, tôi lúng túng vài giây khi đòi mặt nhưng sau đó bỏ đi. Tôi không muốn nhìn thấy con người phản bội đã gây cho cả đất nước tôi cảnh đau thương, gây cho cha tôi nỗi đau của một ông vua mất nước, gây cho tôi vết thương lòng và cướp mất của tôi niềm tin vào tình yêu và lòng tốt của con người. Tôi hận chàng suốt bao năm qua, và giò đây nỗi hối hận ấy bùn lên mạnh mẽ. Chàng đuổi theo tôi, vừa chạy vừa gọi:
- Mị Châu nàng ơi! Ta đã đi tìm nàng theo dấu lông ngỗng từ ngày ấy. Ta biết nàng hận ta nhưng hãy cho ta cơ hội giãi bày!
Trời ơi vẫn giọng nói trầm ấm thân thương ấy. Nhưng không thể tin lời nữa. Tôi xua đuổi:
- Tôi không còn lòng tin vào người nữa. Bây giờ tôi cũng không còn gì cho ngươi cả. Hãy đi đi, đừng bao giờ xuất hiện và làm vết thương trong lòng ta thêm đớn đau!
Trọng Thủy vẫn một mực tha thiết. Chàng đuổi kịp tôi và quỳ xuống van xin:
- Ta biết nàng hận ta nhiều lắm, ta cũng biết không thể nào chuộc được lỗi lầm đã gây ra. Nhưng xin nàng hãy cho ta tỏ bày lòng mình. Rồi chàng kể:
- Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa thành, còn ta một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm vợ. Đến gần bờ biển, thấy xác nàng nằm trên đám cỏ. Tuy chết mà nhan sắc không mờ phai. Ta đớn đau, khóc ngất đi, trong lòng như cắt, rồi thu nhặt thi hài nàng đem về chôn trong thành. Không còn nàng, ta cũng chả thiết sông nữa. Bổn phận với cha ta đã xong, rồi ta đâm đầu xuống giếng trong thành mà xưa kia nàng thường tắm để chết cùng nàng.
Đến đây tôi chợt hiểu vì sao chàng có mặt ỏ Thủy cung. Chàng từ bỏ danh vọng, từ bỏ chiến thắng, từ bỏ cả vua cha, ngai vàng để tìm tôi. Nhưng nỗi uất hận trong tôi không dễ gì nguội vơi. Xót xa, tôi hỏi chàng:
- Chàng yêu thiếp như thế sao nỡ lợi dụng lòng tin và tình yêu trong sáng của thiếp?
- Đấy là sai lầm lớn nhất của đời ta. Tuổi trẻ và sự nông nổi khiến cho ta chỉ biết nghe theo lòi cha một cách mù quáng. Giá như được trở lại những ngày tháng ấy, thay vì trộm nỏ thần để báo hiểu ta sẽ giúp hai người cha trút bỏ hận thù và mộng xâm lược. Ta sẽ không phạm tội với nàng, không mất nàng, không phải sông trong đau đớn, giày vò. Đòi này ta nguyện chỉ yêu mình nàng. Trong lòng ta không có hình ảnh người đàn bà nào khác nàng có biết không?
Chàng nói trong nước mắt. Tôi cũng khóc và chợt hiểu rằng cả hai chúng tôi đều là nạn nhân, là người bị lợi dụng mà thôi. Tôi gục vào vai chàng, những uất nghẹn trong lòng tôi bao năm qua theo nước mắt đẫm ướt áo chàng. Dù là kẻ tội lỗi với cha, với đất nước nhưng tôi vẫn tha thiết mong nhận được sự cảm thông. Tôi biết trái tim mình không “nhầm chỗ để trên đầu” như người ta nói. Tôi cũng muốn nói với các bạn trẻ rằng: Đừng bao giờ mắc sai lầm như tôi và Trọng Thủy cả. Hãy sông bằng tình yêu thay cho toan tính và hận thù!