Dựa vào thông tin mục 1, hãy chứng minh và giải thích hiện trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta.
Đọc thông tin, thảo luận và làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:
1. Điều tra về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương, nêu các biểu hiện và tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đó rồi hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 47.1.
2. Dựa vào kết quả điều tra và những kiến thức đã học, em hãy đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương và cho biết việc phân loại rác thải từ gia đình giúp ích gì trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.
Tham khảo!
1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:
Môi trường ô nhiễm | Biểu hiện | Nguyên nhân |
Môi trường nước | Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,… | Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;… |
Môi trường đất | Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,… | Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;… |
Môi trường không khí | Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;… | Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;… |
2.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…
- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.
Quan sát hình 3.2 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó?
- Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.
- Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 giảm rất nhiều so với năm 2005, cụ thể:
+ NH3 năm 2019 giảm 8% so với năm 2005.
+ NO2 năm 2019 giảm 42% so với năm 2005.
+ PM2.5 năm 2019 giảm 29% so với năm 2005.
+ SO2 năm 2019 giảm 76% so với năm 2005.
=> Giải thích: do châu Âu đã triển khai các biện pháp nhằm làm giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:
+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.
+ Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.
+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải.
+ Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiếm chất thải của sản xuất nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát lượng không khí.
Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, em hãy trình bày thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.
Thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường ở châu Âu:
- Thực trạng khai thác: trước đây, tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,… khiến môi trường nước châu Âu bị ô nhiễm.
=> Còn khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.
- Bảo vệ môi trường nước:
+ Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.
+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…
=> Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất.
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục 1, hãy trình bày vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.
*Bảo vệ môi trường nước
- Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải
- Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước
- Nâng cao nhận thức của người dân
- Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển
*Bảo vệ môi trường không khí
- Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... nhằm hạn chế khí thải, cải thiện chất lượng không khí
- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,...
a, Bảo vệ môi trường không khí
– Nguyên nhân: Do sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải đã làm môi trường không khí châu Âu ô nhiễm.
– Giải pháp: kiểm soát chất lượng khí thải, đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao, đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.
b, Bảo vệ môi trường nước
– Nguyên nhân: Do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt nên môi trường nước của châu Âu bị ô nhiễm.
– Giải pháp: tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường, kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển, nâng cao ý thức người dân.
Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy:
- Nêu các đặc điểm chính về môi trường biển và hải đảo nước ta.
- Trình bày các tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.
Tham khảo
- Đặc điểm về môi trường biển, hải đảo:
+ Chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.
+ Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái bị suy thoái,...
+ Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường biển và hải đảo đang từng bước được cải thiện với những biện pháp cụ thể, như: trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ rạn san hô, cải thiện tình trạng ô nhiễm ven bờ,...
- Tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam: Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng.
+ Vùng biển Việt Nam có nhiều loài thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản.
+ Biển Việt Nam là nguồn cung cấp muối vô tận. Các khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như: dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thuỷ tinh, ti-tan,... tạo thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp.
+ Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển đặc sắc và đa dạng. Gồm các bãi biển đẹp, các vịnh biển có phong cảnh độc đáo, các khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển biển và hải đảo,.. thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Dựa vào thông tin và hình 5.4 trong mục a, hãy giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở hai bán cầu.
Giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở hai bán cầu: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng.
- Sau ngày 21 – 3 đến trước ngày 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn; bán cầu Nam ngược lại (ngày ngắn, đêm dài).
- Sau ngày 23 – 9 đến trước ngày 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn; bán cầu Bắc ngược lại (ngày ngắn, đêm dài).
- Ngày 21 – 3 và 23 – 9, thời gian ngày = đêm.
Dựa vào thông tin trong mục a và hình 12.1, 12.2, hãy giải thích hiện tượng sóng biển.
- Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn.
- Các hoạt động động đất, núi lửa lớn dưới đáy biển tạo nên một dạng sóng dài đặc biệt, lan truyền theo phương ngang, với tốc độ lớn, vào đến bờ có thể cao trên 20 m, gọi là sóng thần.
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục d, hãy trình bày đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
(Em chỉ cần chọn 1 trong 3 kiểu môi trường được trình bày bên dưới để ghi vào vở).
Đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở Châu Phi:
* Môi trường Xích đạo
- Phạm vi: Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
* Hai môi trường nhiệt đới
- Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo.
- Có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thừa và xa van cây bụi.
- Động vật: nhiều loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).
* Hai môi trường cận nhiệt
- Phạm vi: phần cực bắc và cực nam châu Phi.
- Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô.
- Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.
Dựa vào thông tin mục 1 và hình 31, hãy phân tích các tác động của công nghiệp đến môi trường.
Tác động của công nghiệp tới môi trường:
- Tác động tích cực: góp phần tạo ra môi trường mới hay góp phần cải thiện chất lượng môi trường.
- Tác động tiêu cực:
+ Trong quá trình sản xuất:gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường không khí và nước.
Khí thải từ các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí; việc đốt cháy năng lượng hóa thạch gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu.
Nước thải công nghiệp, nhất là nước thải chưa qua xử lí chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường đất, nước,...
+ Trong quá trình sử dụng: gây ảnh hưởng xấu đến môi trường do phần lớn sản phẩm là những vật liệu khó phân hủy.
Dựa vào những thông tin, phân tích ở Hoạt động 1, đưa ra đánh giá về thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương em.
Phương pháp giải:
+ Quan sát, đọc các tài liệu liên quan đến môi trường địa phương em để đưa ra đánh giá:
Môi trường địa phương em hiện nay thế nào ?Tình trạng ô nhiễm ra sao?Ý thức của người dân với thực trạng đó như thế nào ?
Đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương em:
+ Môi trường địa phương em đang rơi vào tình trạng ô nhiễm khá nghiêm trọng
+ Tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đất do xả thải nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa qua xử lí ra ao, hồ, sông ngày một nhiều với những thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm tránh sự điều tra của cơ quan chức năng
+ Tuy nhiên, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường đã được nâng cao rõ rệt nhờ vào các hoạt động tuyên truyền, vận động của cơ quan, đoàn thể địa phương được tổ chức hàng tháng