Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi.
(Câu hỏi giá trị 7GP) Đọc đoạn thơ và văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:
1. "Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm."
(Lời người bên sông - Lê Bá Dương)
2. "- Các cậu có tiếc cuộc sống thời sinh viên không?
- Tiếc. Nhưng còn tiếc hơn nếu như trong đội ngũ ra trận ngày hôm nay lại không có mặt chúng em...
Một thời khói lửa, một thời của những chàng trai mười tám đôi mươi bắt đầu biết đến chữ "yêu" nhưng họ đã giấu chữ "yêu" đó vào sâu trong balo, trong trái tim để trở thành tình yêu nước, yêu Tổ quốc. Những tuổi đôi mươi đó đã hóa thành hình hài đất nước."
(Trích Một thế hệ sợ mất nước - Một thoáng sinh viên)
Câu 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt của hai văn bản trên. Thể thơ của đoạn thơ (1) là gì? Phong cách ngôn ngữ của văn bản (2) là gì?
Câu 2. Hai văn bản trên gợi cho em suy nghĩ về những sự kiện lịch sử gì của dân tộc Việt Nam? Căn cứ vào đâu để em đưa ra đáp án đấy?
Câu 3. Hãy nêu những biện pháp tu từ được dùng trong từ "yêu" và nêu ý nghĩa nội dung của chúng.
Câu 4. Hãy liệt kê ít nhất tên 2 văn bản và đoạn thơ trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS và THPT có liên hệ với những câu văn/câu thơ được in đậm trong 2 văn bản trên, và nêu tên tác giả cũng như hoàn cảnh sáng tác bài thơ/bài văn đó.
Theo em, mối liên hệ giữa câu văn/câu thơ em chọn với 2 đoạn văn bản trên về nội dung và ý nghĩa nghệ thuật là gì? Hãy phân tích 2 văn bản được in đậm trên và so sánh với văn bản em đã chọn.
(Câu 1: 1GP; câu 2: 1GP; câu 3: 1GP; câu 4: 4GP)
"Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?"
Không liên quan nhưng hãy xem Mùi cỏ cháy đi mọi người ơi =))))
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt của bài thơ là biểu cảm và tự sự
- Phương thức biểu đạt của đoạn văn là biểu cảm
- Thể thơ của đoạn 1 là thơ 7 chữ hiện đại
- Phong cách ngôn ngữ của văn bản 2 là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Câu 2:
- Đoạn thơ 1: Trận chiến ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972
(Dựa vào câu thơ Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ)
Những câu sau em không biết :((
Câu 2.
Văn bản 1:
Sự kiện lịch sử: Trận chiến ở thành cổ Quảng Trị năm 1972
Căn cứ vào câu thơ "Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ"
Văn bản 2:
Sự kiện lịch sử: Trận chiến ở thành cổ Quảng Trị năm 1972
Căn cứ: Bối cảnh chính của phim "Mùa Cỏ Cháy" và câu "Một thời khói lửa, một thời của những chàng trai mười tám đôi mươi bắt đầu biết đến chữ "yêu" nhưng họ đã giấu chữ "yêu" đó vào sâu trong balo, trong trái tim để trở thành tình yêu nước, yêu Tổ quốc.", "Một thời khói lửa" để biểu trưng cho sự kiện Mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm. (Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1. Nêu nội dung đoạn trích trên?
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và phân tích tác dụng?
a, Đoạn trích nói về tình cảm của anh đội viên với Bác và tình thương của Bác dành cho những người lính
b,
Em tham khảo:
Biện pháp tu từ: ẩn dụ
Tác dụng: 2 câu thơ cho ta cảm nhận được tình cảm của Bác đối với các anh bộ đội qua từ “ Người Cha”. Bác giống như người Cha già chăm lo cho đàn con nhỏ: sợ các con rét, “ người Cha” này đã đốt lên ngọn lửa mong các con có thêm hơi ấm.Đó hẳn là tình yêu thiêng liêng, cao quý hơn cả.
Đọc bài văn dưới đây rồi trả lời câu hỏi
a) Bài văn gồm 4 đoạn văn
b) Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy.
c) Đoạn 3 tả cái ngòi bút
d) Câu mở đoạn 3: Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ
Câu kết thúc đoạn 3: Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị tòe trước khi cất vào cặp
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
a) Các đoạn văn trên thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả
Đoạn 1: Tả bao quát chiếc cặp
Đoạn 2: Tả quai cặp và hai dây đeo
Đoạn 3: Tả bên trong của chiếc cặp
[Câu hỏi Xuân Quý Mão 2023 - môn Ngữ văn]
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
"Năm nay kỷ niệm 20 năm chương trình, có nhiều đặc sắc, các nghệ sỹ cống hiến hết mình bao gồm cả nghệ sỹ Công Lý rất mệt ngồi một chỗ nhưng vẫn có mặt để tề tựu đông đủ.
Nhưng xem mà không cười nổi.
Không phải vì kịch bản dở, hay các nghệ sỹ gạo cội diễn kém. Ngược lại, năm nay chả nể nang nói thẳng đánh thẳng ở tầng cao nhất hay thậm chí là chỉ đích danh vô nghiệm. Nhưng cũng vì lẽ đó mà không cười vì mọi thứ nó sát với đời với thực tế quá nhất, là đến đoạn lăng kính hồng.
Táo Giao thông đeo kính lên, thấy đường cao tốc trải dài thẳng tấp đường sá nối liền nối đẹp miên man.
Táo Y tế đeo kính lên nhìn thấy thuốc đầy tủ, bông gạc sấp kho, nhân viên y tế vui vẻ với nghề ân cần với bệnh nhân như nhân viên khách sạn 5 sao.
Táo Kinh tế đeo kính lên chỉ một màu xanh tím, nhà đất nhảy vọt lên giá vụt trần.
Táo Xây dựng thì xin rời cuộc chơi.
Nhưng thực tế ra sao, thế nào chúng ta là những người dân không đeo kính hồng đều thấy, hiểu và rõ. Vậy nên chương trình hay, hài hước nhưng không thể cười nổi vì nó quá châm biếm, gợi nên sự thật phũ phàng rằng bao năm qua chúng ta sống trong sự ảo tưởng ru ngủ được dựng lên bởi một hệ thống đứng đầu bởi những bộ cơ quan Nhà nước cho tới những chủ tịch đầu sỏ kinh tế thường xuyên lên báo nói đạo lý. Những cán bộ sợ sệt giữ ghế vì sợ không dám làm gì, vì sợ làm gì cũng thành sai mà đúng cũng lại thành... sai nốt.
Từ ngạo nghễ tự hào đến khi cái kính đó bị tụt ra, chúng ta chỉ thấy những kẻ lừa trên dối dưới, hút máu kiều bào, úp bô kinh tế, đẩy thổi giá đất cổ phiếu, lừa đảo trái phiếu trắng trợn tinh vi đầy hệ thống và kéo dài nhiều, rất nhiều năm rồi.
Vậy cuối cùng, thứ duy nhất mà thiên đình có là niềm tin, và liệu thiên đình, những cán bộ thiên đình có xứng đáng với niềm tin của nhân dân nữa hay không? Khi ngày càng nhiều củi vào lò, dân tuy mừng những cũng tự hỏi mọi sự đã trầm kha tới mức nào."
Trích Đơn vị Tác chiến Điện tử - Facebook.
a. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì?
b. Tìm các lỗi diễn đạt về cấu trúc từ vựng, cấu trúc câu trong đoạn trích trên, và sửa lại chúng.
c. Sau khi đọc đoạn trích trên, theo bạn, "lăng kính hồng" là gì?
d. Bạn hiểu cụm từ tác giả sử dụng cuối bài "mọi sự đã trầm kha tới mức nào?" như thế nào? Bạn có đồng tình với quan điểm của tác giả không?
e. Theo bạn, "những cán bộ thiên đình có xứng đáng với niềm tin của nhân dân nữa hay không?". Hãy nêu rõ vai trò của sự tin tưởng trong xã hội trong câu trả lời của bạn.
a
phương thức biểu đạt: nghị luận
b
nghệ sỹ -> nghệ sĩ
Nên sử lỗi cách dòng từ câu '' Năm nay kỉ niệm 20 năm chương trình .... Táo xây dựng xin rời cuộc chơi''
Năm nay kỷ niệm 20 năm chương trình, có nhiều đặc sắc, các nghệ sỹ cống hiến hết mình bao gồm cả nghệ sỹ Công Lý rất mệt ngồi một chỗ nhưng vẫn có mặt để tề tựu đông đủ.Nhưng xem mà không cười nổi.Không phải vì kịch bản dở, hay các nghệ sỹ gạo cội diễn kém. Ngược lại, năm nay chả nể nang nói thẳng đánh thẳng ở tầng cao nhất hay thậm chí là chỉ đích danh vô nghiệm. Nhưng cũng vì lẽ đó mà không cười vì mọi thứ nó sát với đời với thực tế quá nhất, là đến đoạn lăng kính hồng.Táo Giao thông đeo kính lên, thấy đường cao tốc trải dài thẳng tấp đường sá nối liền nối đẹp miên man.Táo Y tế đeo kính lên nhìn thấy thuốc đầy tủ, bông gạc sấp kho, nhân viên y tế vui vẻ với nghề ân cần với bệnh nhân như nhân viên khách sạn 5 sao.Táo Kinh tế đeo kính lên chỉ một màu xanh tím, nhà đất nhảy vọt lên giá vụt trần.Táo Xây dựng thì xin rời cuộc chơi.
c
Theo em thì lăng kính hồng là phản ánh đúng những sự thật xảy ra ở cuộc đời này. Nó có thể phản ánh mặt tốt đẹp của xã hội nhưng nó cũng có thể là mặt tối của xã hội hay là những lỗi cần được khắc phục
d
Theo em thì cụm từ nó có nghĩa là tuy những thứ trước mắt mình thấy lợi, thấy mừng nhưng cũng tự hỏi nó có thực sự có lợi như thế không, hay là nó làm chỉ để che đi, quên đi cái xấu hay tác hại mà nó mang lại (em ko chắc lắm)
e
Tác dụng
- Khi được sự tin tưởng của nhân dân thì ta sẽ được nhân dân tin tưởng, kính trọng
- Được sự tôn trọng của họ
- Được sự hợp tác của nhân dân mỗi khi nhà nước cần
...
a, PTBĐ: Tự sự
b, Thiếu dấu phẩy + sai chính tả trong câu: ''trải dài thẳng tấp đường sá nối liền nối đẹp miên man'' => Chữa lại: ''trải dài thẳng tấp-> tắp đường sá nối liền, nối đẹp miên man''
Thiếu dấu phẩy: ''vui vẻ với nghề ân cần với bệnh nhân'' => Chữa lại: ''vui vẻ với nghề, ân cần với bệnh nhân''
Thiếu dấu hai chấm: ''gợi nên sự thật phũ phàng rằng ao năm qua chúng ta sống trong sự ảo tưởng ru ngủ'' => Chữa lại: ''gợi nên sự thật phũ phàng rằng: Bao năm qua chúng ta sống trong sự ảo tưởng ru ngủ''
Thiếu dấu phẩy, sai cách diễn đạt: ''lừa đảo trái phiếu trắng trợn tinh vi đầy hệ thống và kéo dài nhiều, rất nhiều năm rồi.'' => Chữa lại: ''lừa đảo trái phiếu trắng trợn tinh vi, đầy hệ thống và kéo dài nhiều năm rồi.''
Thiếu dấu hai chấm: ''Khi ngày càng nhiều củi vào lò, dân tuy mừng những cũng tự hỏi mọi sự đã trầm kha tới mức nào." => Chữa lại: ''Khi ngày càng nhiều củi vào lò, dân tuy mừng những cũng tự hỏi: ''Mọi sự đã trầm kha tới mức nào?"
d, Chúng ta có thể hiểu ''lăng kính hồng'' là cách nhìn cuộc sống mơ tưởng, mang phần thi vị, giàu tính ''nghệ sĩ''. Chương trình đã phản ánh hiện thực khác xa so với cách nhìn qua ''lăng kính hồng'' để cho chúng ta có thể hình dung đúng về cuộc sống hiện nay và cần phải nhìn cuộc sống bằng con mắt thực tế, cũng là lời nhắc nhở những cán bộ cấp cao phải có hình thức cũng như biện pháp cải thiện cuộc sống người dân.
d, Cụm từ được sử dụng cuối bài như một cách khác để hỏi mức độ trầm trọng của vấn đề. Mình đồng tình với quan điểm của tác giả vì những vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay đã có từ lâu nhưng chưa được giải quyết triệt để dẫn đến mất niềm tin trong nhân dân, cần có nhiều biện pháp hơn nữa để ngăn chặn việc này.
d, Sự tin tưởng có vai trò rất lớn trong xã hội hiện nay. Nó không chỉ mang tính tích cực mà còn là sự gửi gắm của con người với mỗi việc trong cuộc sống. Sự tin tưởng giúp cho cuộc sống được cải thiện, con người luôn có động lực để phấn đấu. Trong chương trình ''Táo quân 2023'' đã đề cập đến các vấn đề như giá đất, vật tư y tế... là những vấn đề nổi cộm trong năm 2022 khi xuất hiện nhiều trường hợp vi phạm gây bức xúc dư luận. Tuy rằng mọi việc đã có biện pháp xử lí cụ thể nhưng niềm tin của nhân dân cũng phần nào bị giảm đi do tình trạng này kéo dài quá lâu. Vậy nên, vấn đề niềm tin trong xã hội là vấn đề vô cùng quan trọng, giúp cho cuộc sống yên ấm, bền chặt hơn.
Nhân dịp năm mới, em xin chúc các thầy cô, các anh chị, các bạn CTV, CTVVIP một năm mới vui vẻ, mạnh khỏe, bình an và có một năm bùng nổ tại hoc24 ạ ❤
a. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là: Nghị luận
b. Lỗi sai thứ nhất "Năm nay kỷ niệm 20 năm chương trình, có nhiều đặc sắc, các nghệ sỹ cống hiến hết mình bao gồm cả nghệ sỹ Công Lý rất mệt ngồi một chỗ nhưng vẫn có mặt để tề tựu đông đủ." sửa lại thành:
"Năm nay kỷ niệm 20 năm chương trình có nhiều đặc sắc: các nghệ sỹ cống hiến hết mình bao gồm cả nghệ sỹ Công Lý rất mệt ngồi một chỗ nhưng vẫn có mặt để tề tựu đông đủ."
Lỗi sai thứ hai "Nhưng cũng vì lẽ đó mà không cười vì mọi thứ nó sát với đời với thực tế quá nhất, là đến đoạn lăng kính hồng." thừa một dấu phẩy
--> Sửa lại: "Nhưng cũng vì lẽ đó mà không cười vì mọi thứ nó sát với đời với thực tế quá nhất là đến đoạn lăng kính hồng."
Lỗi thứ ba "Khi ngày càng nhiều củi vào lò, dân tuy mừng những cũng tự hỏi mọi sự đã trầm kha tới mức nào." thiếu dấu hai chấm.
--> Sửa lại Khi ngày càng nhiều củi vào lò, dân tuy mừng những cũng tự hỏi "mọi sự đã trầm kha tới mức nào."
c. Theo em, "lăng kính màu hồng" là hiện thực được tô hồng khiến chúng ta nghĩ rằng mình đã làm được nhưng thực chất nó chỉ là ảo ảnh che mặt. Để thật sự sở hữu thành tựu đó chúng ta còn cả quãng đường dài. Hình ảnh ẩn dụ "lăng kính màu hồng" kết hợp cùng phân tích ví dụ từ các táo đã cho chúng ta thức tỉnh: ta không thể dùng lăng kính màu hồng để nhìn vào vùng hiện thực tăm tối cũng như là để tạo nên một niềm tin "giả dối" với những khác. Sự thật mất lòng nhưng nó khiến chúng ta biết tiến bộ, cố gắng để cải thiện khuyết điểm tồn đọng từ lâu. Còn hiện thực được nhìn qua lăng kính màu hồng chỉ khiến ta mãi chìm đắm trong ảo tưởng, không thể thoát ra khỏi cái vỏ bọc cũ mà vươn lên phát triển mạnh mẽ.
d. "Trầm kha" là ám chỉ những căn bệnh nghiêm trong kéo dài khó chữa và đặc biệt là khó giải quyết. Câu hỏi "mọi sự đã trầm kha tới mức nào?" để người đọc tỉnh thức trước tình trạng thật của đất nước. Nó không giống như khi được nhìn qua "lăng kính hồng" của cán bộ cấp cao hay những điều được viết trên mặt báo mà nó luôn tồn đọng những mặt tiêu cực kéo dài nhiều năm như : tham nhũng, hối lộ... Khi nào mới được giải quyết hay là không bao giờ. Cụm từ được tác giả sử dụng cuối bài khiến chúng ta phải tự vấn chính mình.
Em đồng tình với quan điểm của tác giả khi nhận ra chính bản thân mình cũng đang nhìn hiện thực bằng "lăng kính hồng" cúa báo đài đưa tin. Hiện thực là điều rất khó chấp nhận nên ta thường dùng cách né tránh hoặc tô hồng nó để làm yên lòng người mà không hề tính đến hệ lụy về sau. Những vấn đề bất cập được chúng ta bỏ ngoài tai, phớt lờ coi như không nhìn thấy đã trở thành "con sâu làm rầu nồi canh" kéo ngược sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đây là lúc chúng ta phải tự vấn chính mình và chọn cho mình một cách riêng để thấu thị những vấn đề đằng sau mỗi chiếc kính màu hồng.
e. Theo em, cán bộ thiên đình vẫn xứng đáng với niềm tin của nhân dân bởi: họ biết mình làm sai và quyết định cùng nhau sửa chữa, xã hội biến hóa khôn lường nên rất khó để các Táo đưa ra một giải pháp hài lòng tất cả người dân trong xã hội nhưng ít nhất đến cuối cùng họ cũng tự mình tri nhận bài học trong việc quản lý nhà nước và biết suy nghĩ cho lợi ích của nhân dân hơn.
Vai trò của sự tin tưởng:
Chúng ta đang sống trong thời đại mà phương tiện truyền thông rất phát triển. Theo cách nói vui của một số người là cứ lướt 10 bài sẽ có 9 bài là tin giả còn một bài còn lại là thông tin chưa được kiểm chứng. Vì vậy, niềm tin trong xã hội ngày hôm nay rất quan trọng, Nó là kim chỉ nam cho những hành động đúng đắn, sống nghiêm chỉnh với pháp luật. Đặc biệt là để mình bị vô hiệu hóa với tác động của tin giả và các tin phản động chống phá nhà nước. Niềm tin còn góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mối quan hệ được xây dựng bằng niềm tin chắc chắn sẽ bền vững và từ đó cùng nhau nâng đỡ nhau trên con đường phát triển.
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng...” Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Hãy xác định phương thức biểu đạt và thể thơ của văn bản. Câu 3. Nêu đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản có đoạn thơ trên. Câu 4. Tìm và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong đoạn thơ trên. Câu 5. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ trên.
1. đoạn thơ trên được trích trong văn bản Lượm của Tố Hữu
2. PTBĐ của đoạn thơ là biểu cảm.
Thể thơ của văn bản là thể thơ 4 chữ.
3. Nội dung: Bài thơ miêu tả hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi nhưng dũng cảm, kiên cường. Lượm hi sinh nhưng hình ảnh em sống mãi cùng đất nước.
Nghệ thuật: Bài thơ sử dụng thể thơ 4 chữ với ngôn ngữ giản dị, tinh nghịch; sử dụng nhiều từ láy có sức gợi hình gợi cảm, giọng thơ hồn nhiên.
4. Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
=> Từ láy miêu tả chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh, vui tươi.
5. Biện pháp tu từ so sánh: Như con chim chích
=> Tác dụng: diễn tả sự hồn nhiên, nhí nhảnh của chú bé Lượm
Đọc các thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Hươu ăn gì để sống.
Đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 80 chữ trong một bài thơ đã học dưới đây và trả lời câu hỏi.
Sáng tháng Năm:
Những câu thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ khi được gặp Bác Hồ là:
- Vui sao một sáng tháng Năm
- Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non....
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.”
a. Dấu hai chấm trong câu (1) có tác dụng gì?
b. Câu 3 được liên kết với các câu khác bằng phép liên kết nào? Chỉ ra các từ ngữ có tác dụng liên kết?
c. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn trên. Qua các biện pháp tu từ đó, em cảm nhận gì về công việc của anh Thận?
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.”
a. Dấu hai chấm trong câu (1) có tác dụng gì?
b. Câu 3 được liên kết với các câu khác bằng phép liên kết nào? Chỉ ra các từ ngữ có tác dụng liên kết?
c. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn trên. Qua các biện pháp tu từ đó, em cảm nhận gì về công việc của anh Thận?