Kể lại cho người thân nghe câu chuyện Hàng xóm của tắc kè và nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện.
Kể cho người thân nghe câu chuyện Con vẹt xanh và chia sẻ với người thân cảm nghĩ của em về câu chuyện.
Tham khảo
- Em kể cho người thân nghe câu chuyện Con vẹt xanh
- Chia sẻ với người thân cảm nghĩ của em về câu chuyện: Câu chuyện đã cho chúng ta bài học rất hay về cách nói năng và ứng xử với những người xung quanh. Không nên nói trống không, cằn nhằn mà nên lễ phép để trở thành một cậu bé/cô bé ngoan.
Kể lại cho người thân nghe câu chuyện về Bác Hồ mà em đã đọc và chia sẻ suy nghĩ của em về câu chuyện đó.
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên là cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, thi thoảng bà còn đảm nhận việc khâu vá quần áo, chăn, màn... cho Bác. Công việc này đã giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập rất nhiều điều.
Áo của Bác rách, có khi vá đi vá lại vài lần Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác, bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
=> Suy nghĩ của em: Từ mẩu chuyện về Bác Hồ này, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác. Mặc dù Bác là người có địa vị cao, là vị lãnh tụ thiên tài của cả dân tộc nhưng Bác luôn giữ cho mình sự giản dị và tiết kiệm.
trình bày cảm nhận của em về bức thông điệp gợi ra trong em từ đoạn trích sau bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu
rồi ông kể lại cho thằn lằn Nghe. chuyện Mưa, chuyện gió, chuyện ốc sên, chuyện tắc kè,... May nhờ giọt Giọt Sương Lạnh toát rơi lộn Xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà. không ngờ cái xóm nhỏ heo hút này lại giống cái sống của ông thời thơ ấu đến thế. bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mãi làm ăn không quên khuấy đi mất.
Bức thông điệp gợi ra trong em từ đoạn trích là: dù có đi xa đến đâu, con người cũng không bao giờ quên quê hương. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất, là nơi lưu giữ những ký ức đẹp đẽ nhất của tuổi thơ. Dù có bao nhiêu khó khăn, gian khổ, con người cũng luôn hướng về quê hương, mong muốn được trở về một ngày nào đó.
Trong đoạn trích, ông lão kể cho thằn lằn nghe về quê hương của ông. Ông kể về mưa, gió, ốc sên, tắc kè... Những con vật bình dị, thân thuộc ấy đã gợi lại trong ông những ký ức đẹp đẽ về tuổi thơ. Ông cũng kể về những khó khăn, gian khổ mà ông đã phải trải qua khi đi xa quê hương. Nhưng dù có khó khăn đến đâu, ông vẫn không bao giờ quên quê hương.
Bức thông điệp của đoạn trích là một lời nhắc nhở con người hãy luôn hướng về quê hương, dù có đi xa đến đâu. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi có những người thân yêu nhất, là nơi lưu giữ những ký ức đẹp đẽ nhất của tuổi thơ.
Kể lại câu chuyện Ông Bụt đã đến cho người thân nghe. Nếu suy nghĩ của em về nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện.
- Em tiến hành kể lại câu chuyện Ông Bụt cho người thân nghe theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2.
- Suy nghĩ của em về nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện: Ông nhạc sĩ trong câu chuyện là một người rất tốt bụng và ấm áp. Khi Mai làm gãy nhành hoa, mặc dù ông biết nhưng ông không hề trách mắng Mai. Ngược lại ông còn hóa thân thành ông Bụt, mua một chậu lan mới thay cho chậu lan cũ để hoàn thành mong ước của Mai một cách thầm lặng.
1. Nghe kể chuyện.
2. Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện trên.
3. Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của em sau khi nghe câu chuyện.
Câu 1:
Tranh 1 - Hai mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau
Tranh 2 - Ngựa Trắng ước ao có cánh như Đại Bàng Núi. Đại Bàng bảo nó: Muốn có cánh phải đi tìm, đừng suốt ngày quanh quẩn cạnh mẹ.
Tranh 3 - Ngựa Trắng xin phép mẹ được đi xa cùng Đại Bàng. Sói Xám ngáng đường, đe dọa Ngựa Trắng. Đại Bàng núi từ trên cao lao xuống, bổ mạnh vào trán Sói, cứu Ngựa Trắng thoát nạn.
Tranh 4 - Ngựa Trắng làm theo lời Đại Bàng “chồm” lên phi nước đại. Lúc này nó thật sự cảm thấy bốn chân mình có thể bay giống như cánh của Đại Bàng.
Câu 2:
Ngày xưa, có một chú Ngựa Trắng rất thơ ngây. Bộ lông chú trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm. Mẹ chú yêu chú lắm. Mẹ hay căn dặn:
- Con phải ở cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi gọi mẹ nhé!
Mỗi khi nghe mẹ gọi, Ngựa Trắng hí lên những tiếng non nớt thật đáng yêu. Những lúc ấy, ngựa mẹ vô cùng vui sướng. Ngựa mẹ chỉ thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc cú đá hậu mạnh mẽ.
Gần nhà chú Ngựa Trắng ấy có anh Đại Bàng Núi. Anh ta sải cánh thật vững vàng. Mỗi lúc lượn vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ.
Ngựa Trắng mê quá, chú cứ ước ao như anh Đại Bàng. Có lần chú nói với Đại Bàng:
- Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh?
Đại Bàng đáp:
- Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn bên mẹ mãi thì bao giờ mới có cánh.
Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm... Chưa thấy "đôi cánh" đâu nhưng Ngựa Trắng đã gặp nhiều cảnh lạ, Ngựa thích thú vô cùng nhưng chỉ phiền là trời mỗi lúc một tối, thấp thoáng đâu đây những vệt sáng sao trời.
Bỗng có tiếng “hú... ú... ú” vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi trong bóng tối hiện ra một con Sói Xám sừng sững ngáng đường. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sợ quá, Ngựa nhắm nghiền mắt lại.
Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm lên.
Sói nghĩ bụng:
- Mình sẽ có được miếng mồi ngon.
Khi Sói Xám nhảy chồm tới Ngựa Trắng thì Đại Bàng đã kịp lao tới giáng mạnh xuống giữa trán Sói Xám. Sói hét to:
- Ối!
Thế rồi, Sói cúp đuôi chạy một mạch về rừng.
Ngựa Trắng mở mắt thấy loang loáng bóng Đại Bàng Núi. Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ, Đại Bàng dỗ dành:
- Đừng khóc! Anh đưa em về với mẹ!
Ngựa Trắng mếu máo:
- Nhưng em không có cánh!
Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân của Ngựa Trắng.
- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại, em còn “bay” nhanh hơn anh đấy chứ!
Đại Bàng Núi sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như cánh của Đại Bàng.
Câu 3:
Sau khi nghe câu chuyện em cảm thấy việc ham học hỏi có thể khiến bản thân khám phá được nhiều điều lí thú, dũng cảm đối mặt với những nguy hiểm xung quanh.
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu " rồi ông kể lại cho thằn lằn nghe. Chuyện mây , chuyện gió , chuyện ốc sên , chuyện tắc kè
BPTT: Liệt kê
Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm biểu cảm
Cho thấy câu chuyện mà ông kể cho thằn lằn nghe.
Có những câu chuyện về lòng trung thực mà nhân vật chính là người sống quanh em.Hãy kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện như thế và nêu cảm nghĩ của em.
Anh chị giúp em vs ạ!
Em cảm ơn anh chị nhiều ạ
Tham khảo nha em:
Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.
Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.
Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.
Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.
Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.
Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.
Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật lý của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.
#Tham_khảo!
Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.
Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.
Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.
Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.
Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Đọc thông tin và các câu chuyện dưới đây, em hãy kể lại một câu chuyện về Địa đạo Củ Chi. Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.
Tham khảo!
(*) Kể lại câu chuyện: Đào hầm Địa đạo Củ Chi
- Đường hầm trong Địa đạo Củ Chi được đào trong thời kì kháng chiến chống Pháp, với mục đích ban đầu là để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí. Đến kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi được chọn làm căn cứ lâu dài nên phong trào đào hầm địa đạo đã phát triển mạnh mẽ.
- Đào địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người dân và các chiến sĩ dùng cuốc đào sâu vào lòng đất tạo thành những đường hầm nhỏ và hẹp. Sau khi đào xong, miệng hầm được nguỵ trang để dẫn không khí vào địa đạo. Vào những lúc cấp bách, quân dân tranh thủ đào liên tục ngày đêm.
- Nhờ có địa đạo, quân và dân Củ Chi đã có nơi trú ẩn an toàn hơn, chiến đấu giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.:
“Rồi ông kể lại cho Thằn Lằn nghe. Chuyện mây, chuyện gió, chuyện Ốc Sên, chuyện Tắc Kè,… May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà. Không ngờ cái xóm nhỏ heo hút này lại giống cái xóm của ông thời thơ ấu đến thế. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất”.
"rồi ông kể lại cho thằn lằn nghe. chuyện mây, chuyện gió, chuyện ốc sên, chuyện tắc kè.... may nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà. không ngờ cái xóm nhỏ heo hút này lại giống cái xóm của ông thời thơ ấu đến thế. bao nhiêu năm biển biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất”. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn trích trên. Giúp tớ với T^T
`-` Có 2 biện pháp tu từ trong đoạn trích : nhân hóa và liệt kê.
`-` Biện pháp tu từ : nhân hóa "Thằn Lăn nghe"
`-` Tác dụng : Nhân hóa Thằn Lăn có những hành động giống con người để làm cho con vật thêm sinh động và cũng đồng thời thể hiện sự thân thiện của Thằn Lằn khi kể chuyện.
`-` Biện pháp tu từ : Liệt kê "chuyện mây, chuyện gió, chuyện ốc sên, chuyện tắc kè...."
`-` Tác dụng : sử dụng biện pháp liệt kê để nói lên rằng ông rất có nhiều chuyện để kể, tâm sự cho Thằn Lằn nghe.