Hình dung về những bằng chứng có thể được đưa ra để làm sáng tỏ nhận định này.
Đọc văn bản (trang 61, 62, 63 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời các câu hỏi:
c) Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận (dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như thế nào? Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm. (Gợi ý: Những luận cứ đó được lấy ở đâu, gồm những điều gì?)
c, Cách dẫn dắt từng luận điểm:
Nêu luận điểm (các câu chủ đề đầu đoạn) – phân tích, chứng minh luận điểm- khái quát chung, nâng cao vấn đề
Mục đích của văn bản này là gì? Hãy chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể được tác giả nêu trong văn bản để làm sáng tỏ mục đích đó.
tham khảo
- Mục đích của văn bản này là cho mọi người, nhất là thế hệ về sau biết và nhớ tới công lao to lớn của anh hùng đã hi sinh thân mình gìn giữ bảo vệ Tổ Quốc, có được cuộc sống ấm no như ngày nay.
- Những lí lẽ và bằng chứng cụ thể được tác giả nêu trong văn bản để làm sáng tỏ mục đích đó:
Lí lẽ | Bằng chứng |
Ở đâu trên đất Việt Nam cũng có những câu chuyện về sự hi sinh cao cả vì nghĩa lớn vì cộng đồng | Người ở vùng quê, người ở phố đều sẵn sàng xả thân khi Tổ Quốc lâm nguy |
Ở đâu trên đất Việt Nam cũng có những anh hùng liệt sĩ xả thân vì dân tộc | Tây Bắc, Việt Bắc đến miền Trung, Nam Bộ, Tây Nguyên… đường Trường Sơn đến biển Đông, trên không |
Cách hi sinh vì nghĩa lớn của dân ta cũng thật đáng tự hào | Ra pháp trường vẫn lạc quan tin vào chiến thắng; bị bắt đi đày, tra tấn vẫn một lòng trung kiên; chiến sĩ ôm bom ngăn giặc; chiến sĩ làm cọc tiêu bên bom nổ chậm… |
5. Chính chỗ "không giống ai" nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người. Tác giả đưa ra những ví dụ nào để làm sáng tỏ ý ở câu trên. Qua những ví dụ đó, em đã học được gì về cách sử dụng bằng chứng trong bài nghị luận.
Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”. Tác giả đưa ra những ví dụ để làm sáng tỏ ý ở câu trên:
– Chim thú trên rừng hay cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế
– Trong lớp nhân vật “tôi”, các bạn học sinh đều mỗi người một vẻ vô cùng sinh động. Ngoại hình cao, thấp, béo, gầy, đen, trắng khác nhau, giọng nói khác nhau; thói quen, sở thích cũng khác nhau: Tùng thích vẽ vời; Nhung ưa ca hát, nhảy múa; Hoài thì sôi nổi, nhí nhảnh; Thơ lúc nào cũng kín đáo, trầm tư; Trần Long nổi tiếng là một danh hài Minh Tuệ thì hơn người ở trí nhớ siêu việt.
– Người ta nói “học trò nghịch như quỷ” nhưng “quỷ” cũng chính là một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào
Cách sử dụng bằng chứng trong văn nghị luận: Để có sức thuyết phục trong bài nghị luận này, tác giả đã sử dụng lý lẽ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người” để diễn giải và khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được tác giả nêu ra (3 ví dụ nêu trên) được lấy từ đời sống thực tế để chứng minh cho lý lẽ đó.
Chính chỗ "không giống ai" nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người. Tác giả đưa ra những ví dụ nào để làm sáng tỏ ý ở câu trên. Qua những ví dụ đó, em đã học được gì về cách sử dụng bằng chứng trong bài nghị luận.
- Những ví dụ để làm sáng tỏ là: Các bạn trong lớp ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao: Ngoại hình, giọng nói, thói quen, sở thích khác nhau.
+ Người thích vẽ, người ưa ca hát, nhảy múa, tập thể thao….
+ Tính cách: sôi nổi, nhí nhảnh, kín đáo, trầm tư,…
- Bài học về cách sử dụng bằng chứng trong văn nghị luận: bằng chứng phải cụ thể, xác thực, tiêu biểu, phù hợp.
nói về nhiệm vụ của văn chương,tác giả hoài thanh cho rằng:"văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng". hãy tạo lập một đoạn văn khoảng 6-8 câu để làm sáng tỏ nhận định này.
Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, ta hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Như vậy, văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống. Đọc truyện chia tay của những con búp bê, của Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ. Ta cũng ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn. Sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm.Bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
"Qua ca dao, người dân VN đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình". Lấy dẫn chứng từ những bài ca dao đã học và đọc, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
a, Hãy đưa ra luận điểm, luận cứ bài văn.
b, Dựa trên những luận điểm và luận cứ, em hãy lập luận bằng cách viết một đoạn văn ngắn cho một luận cứ mà em đã lựa chọn
Văn học VN giai đoạn 1945 - 1975 đã sáng tạo được " những hình tượng nghệ thuật cao đẹp về con người vừa giàu phẩm chất truyền thống , vừa đậm nét thời đại" Bằng cảm nhận về bài thơ đồng chí và truyện ngắn Làng hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Hình tượng con người giàu phẩm chất truyền thống.
* Người lính trong bài thơ Đồng chí hiện lên với vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, gắn bó tha thiết với quê hương, giàu tình yêu nước…
* Những người nông dân trong truyện ngắn Làng, đặc biệt là ông Hai là những người thật thà, chất phác, chăm chỉ, yêu làng quê tha thiết…
+ Hình tượng con người mang đậm nét thời đại.
* Ở Đồng chí là tình đồng chí đồng đội. Đây là những tình cảm mới của con người ViệtNam giai đoạn này.
* Ở truyện ngắn Làng, sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu làng quê với tình yêu đất nước và niềm tin yêu cách mạng, kháng chiến là vẻ đẹp mới của người nông dân Việt Nam, cũng là của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
+ Để thể hiện những vẻ đẹp ấy của con người Việt Nam, hai tác phẩm đã lựa chọn sáng tạo được những hình thức nghệ thuật đặc sắc: Bài thơ Đồng chí thành công trong việc sử dụng thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh chân thực, giản dị, hàm súc, gợi cảm… . Truyện ngắnLàng xây dựng được tình huống truyện đặc sắc, nhân vật hiện lên sống động, chân thực, đặc biệt ở các trạng thái tâm trạng, ngôn ngữ tự nhiên, gần với đời sống, …
(mn giải câu a, b, c giúp mk vs, mk c.ơn mn nhìu lắm ạk)
a)Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống là nêu lên những suy nghĩ và đưa ra được lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.
b) Hiện tượng đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định. Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng đời sống cần quan tâm:
- Phải trồng nhiều cây xanh.
- Việc nuôi các con vật trong nhà.
- Việc sử dụng nước ngọt.
- Việc sử dụng bao bì ni lông.
- Hiện tượng học sinh chơi game.
- Một hiện tượng cần biểu dương trong nhà trường.
c) Để trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, các em cần: nêu ý kiến của mình, giải thích vì sao, đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng.
Câu 1:
a.Các nhà khoa học cho rằng: ADN có ưu thế hơn ARN trong việc làm vật chất di truyền. Hãy đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho nhận định này.
b.Hãy đưa ra các bằng chứng về mặt sinh học phân tử (ADN, ARN, Prôtêin) để giải thích cho nhận định: “Sinh giới hiện nay dù rất đa dạng nhưng đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung”.
b)
- ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G ,X
- ARN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, U, G ,X
-Sự giống và khác nhau nhiều hay ít về thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp của các nu phản ánh mức quan hệ họ hàng giữa các loài
- Mã di truyền có các đặc điểm giống nhau, có tính phổ biến (tất cả các loài sử dụng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ)
- Protein của các loài đều được cấu tạo từ 20 loại axit amin và đều đặc trưng bởi số lượng , thành phần, trật tự sắp xếp của các axit amin
a)
+ ADN có cấu trúc mạch đôi nên sẽ sẽ chứa đựng được nhiều thông tin di truyền và sẽ bền vững hơn so với ARN
+ ADN có khả năng tự nhân đôi còn ARN muốn tổng hợp được phải dựa trên ADN
b)
- ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G ,X
- ARN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, U, G ,X
-Sự giống và khác nhau nhiều hay ít về thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp của các nu phản ánh mức quan hệ họ hàng giữa các loài
- Mã di truyền có các đặc điểm giống nhau, có tính phổ biến (tất cả các loài sử dụng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ)
- Protein của các loài đều được cấu tạo từ 20 loại axit amin và đều đặc trưng bởi số lượng , thành phần, trật tự sắp xếp của các axit amin