Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 1 lúc 21:26

- Không gian: bên lò lửa đỏ

- Thời gian: ngày mai, đêm đông

- Nhân vật trữ tình không tuyệt vọng, không bi lụy, nhưng tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn bằng cách gọi tên người yêu. Trong tuyết lạnh mà bất giác nghĩ về lò lửa đỏ, về mái ấm hạnh phúc gia đình, hy vọng được trở về gặp lại người yêu và quây quần bên gia đình.

Bình luận (0)
Diệp Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
14 tháng 7 2021 lúc 15:42

1)

- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.

- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

2)

- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.

3)

- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.

 

Bình luận (0)
minh nguyet
14 tháng 7 2021 lúc 15:30

Tham khảo nha em:

1.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.

2.

Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.

3.

Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

 
Bình luận (0)
nguyên
15 tháng 7 2021 lúc 19:41

cố lên bạn, sắp trượt cấp 3 rồi đấy:))

 

Bình luận (1)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
14 tháng 11 2023 lúc 20:56

- Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy

- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình là “khách xa”

- Đối tượng quan sát trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình là làng quê và “chị ấy”. Đó có thể là một người ở làng quê xưa, cũng có thể là một cô bạn gái trước của “khách”. 

Bình luận (0)
Dũng Vũ
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
23 tháng 8 2023 lúc 17:23

- Cảm xúc của nhân vật trữ tình:

+ Khổ 1: những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhà thơ trước mối tình tan vỡ, trước người con gái ông yêu sâu sắc mà không thể có được tình yêu của nàng.

+ Khổ 2: Pu-skin đã thoát khỏi mớ cảm xúc tiêu cực hỗn độn, để quay trở về với tình yêu đích thực, chân chính và cao thương nhất, mong người con gái ấy có được một tình yêu đẹp, được sống cuộc đời hạnh phúc.

- Cụm từ “tôi yêu em” trở thành điệp khúc trong bài thơ.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong câu thơ “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể” thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong câu thơ “Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng” thể hiện sự chuyển đổi đột ngột, tuôn trào của cảm xúc không còn nghe theo sự điều kiển của lí trí nữa.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong hai dòng thơ cuối thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
10 tháng 3 2022 lúc 22:46

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: Đêm mơ ước thấy hình của nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. 

Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản: Sáng ra bờ suối, tối vào hang. Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn: Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới. Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến. Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng. Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá "thiên tạo" ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có ,cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ.Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác. 

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nạm giành thắng lợi vẻ vang.

Bình luận (0)
Thái Hưng Mai Thanh
10 tháng 3 2022 lúc 22:48

Tham khảo:

Hồ Chí Minh đã có sẵn theo yêu cầu của người dân Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão nước khiến ông luôn nghĩ về nước: Đêm nằm mơ thấy nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong lòng mọi người. Tình yêu quê hương tha thiết. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thể hiện cuộc sống khốn khó của Bác trong thời kỳ ở hang Pác Bó nhưng cũng có tâm trạng thoải mái, lạc quan. Anh sống giữa thiên nhiên. Dù thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên, lạc quan tin tưởng. Tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của đời người.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:55

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối: Các hình ảnh đều tượng trưng cho những người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong lịch sử nghệ thuật, điểm chung giữa họ là sự tài hoa và cuộc đời cô đơn, lẻ loi, là số phận bị xã hội lãng quên. Qua đó, ý nghĩa tượng trưng là cái đẹp của nghệ thuật và nỗi đau, nỗi cô đơn ngàn đời của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.

- Cấu tứ bài thơ là sự hoà nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 16:54

- Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:

+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội  

→ Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".

+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: "Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".

 → Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

Bình luận (0)