Tức cảnh Pác Bó

Hoàng Nguyễn Minh

hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ tức cảnh pác bó hiện lên như nào?

Đỗ Thị Minh Ngọc
10 tháng 3 2022 lúc 22:46

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: Đêm mơ ước thấy hình của nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. 

Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản: Sáng ra bờ suối, tối vào hang. Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn: Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới. Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến. Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng. Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá "thiên tạo" ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có ,cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ.Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác. 

Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nạm giành thắng lợi vẻ vang.

Bình luận (0)
Thái Hưng Mai Thanh
10 tháng 3 2022 lúc 22:48

Tham khảo:

Hồ Chí Minh đã có sẵn theo yêu cầu của người dân Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão nước khiến ông luôn nghĩ về nước: Đêm nằm mơ thấy nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong lòng mọi người. Tình yêu quê hương tha thiết. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thể hiện cuộc sống khốn khó của Bác trong thời kỳ ở hang Pác Bó nhưng cũng có tâm trạng thoải mái, lạc quan. Anh sống giữa thiên nhiên. Dù thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên, lạc quan tin tưởng. Tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của đời người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Tú Trần Cẩm
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Vương Đức Gia Hưng
Xem chi tiết
StrahM
Xem chi tiết
ruan tu le
Xem chi tiết
Khánh Chi
Xem chi tiết
no vu no
Xem chi tiết
My My Anh
Xem chi tiết
Cường Thế
Xem chi tiết