Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
26 tháng 8 2023 lúc 11:15

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Nhân hóa: “Lần trăng ngơ ngẩn ra về”

+ So sánh

Hơi men không nhấp mà say

Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình.

+ Điệp ngữ: “Có khi…”

tamanh nguyen
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 10 2021 lúc 21:18

Em tham khảo:

Biện pháp tu từ trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

– Sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều.

+ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”: sự thẳng thắn trong cốt cách như cành mai, hình dáng yểu điệu như hoa mai, tinh thần trong sáng thánh thiện như tuyết.

+ Bốn câu thơ tiếp theo tả Thúy Vân: “khuôn trăng” – khuôn mặt phúc hậu, xinh tươi như trăng rằm; “hoa cười ngọc thốt” – cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc; “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” – tóc mềm hơn mây, da trắng hơn tuyết.

+ Tả Thúy Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” – dùng hình ảnh làn nước mùa thu, nét núi mùa xuân để nói về vẻ đẹp đôi mắt Kiều. Kiều đẹp đến nỗi hoa, liễu phải ghen tị.

⇒ dùng thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp con người, đặc biệt là người phụ nữ, tác giả vừa vận dụng nghệ thuật truyền thống vừa thể hiện tinh thần tiến bộ, tôn trọng phái đẹp.

Biện pháp tu từ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

– “Kiều ở lầu Ngưng Bích” sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình đề nói về tâm trạng của Thúy Kiều:

+ Ẩn dụ: “người dưới nguyệt chén đồng” nói về Kim Trọng và mối tình tươi đẹp nhưng dang dở đầy bất hạnh của hai người; “người tựa cửa hôm mai”, “sân lai”, “gốc tử” nói về cha mẹ của Thúy Kiều, thể hiện sự lo lắng hiếu thuận của Kiều. Hình ảnh cửa bể, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, nội cỏ, chân mây mặt đất, gió, sóng đều ẩn dụ cho hoàn cảnh, số phận cô đơn, trôi nổi, bấp bênh của Kiều.

+ Hoán dụ: “tấm son” – nói về danh dự, nhân phẩm, tiết hạnh của Thúy Kiều, cũng là về bản thân Kiều. Trong nỗi nhớ, sự đau khổ tình yêu, Thúy Kiều luôn day dứt nỗi đau nhân phẩm.

+ Điệp ngữ “buồn trông” lặp lại 4 lần: tả tâm trạng sợ hãi, cô đơn và tuyệt vọng của Thúy Kiều.

Minh Thư
Xem chi tiết
thaolinh
24 tháng 10 2023 lúc 8:08

Không thấy bài thơ về bố ?

Ngọc My
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 9 2021 lúc 19:50

Em tham khảo nhé:

Phép tu từ: Bút pháp ước lệ,tượng trưng,ẩn dụ

Tác dụng: Dưới ngòi bút cả thi nhân, chân dung Thúy Vân hiện ra toàn vẹn từ khuôn mặt, nét ngài, làn da, mái tóc đến nụ cười giọng nói: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm, lông mày sắc nét như mày ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết. Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. Từ thông điệp nghệ thuật này, ắt hẳn Vân sẽ có cuộc đời bình yên, không sóng gió.

Phía sau một cô gái
30 tháng 9 2021 lúc 19:54

    Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với ẩn dụ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Nguyễn Du đã vận dụng biện pháp tu từ của văn thơ cổ vừa đúng đắn vừa sáng tạo. Sử dụng biện pháp miêu tả khiến cho vẻ đẹp của Thúy Vân trở nên sinh động hơn.

An Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Ngọc Linh
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Những câu thơ sử dụng biện pháp lặp cấu trúc:

+ Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông…

+ Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông vục nước uống mát lòng

Chết thành hồn, chung một mái song song.

+ Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…

- Tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi.

Hoàng Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Alice
5 tháng 11 2018 lúc 21:25

Miêu tả hội thoại, sử dụng từ ngữ địa phương, sử dụng thành ngữ

Uzumaki Harumi
Xem chi tiết
︵✰Ah
24 tháng 1 2022 lúc 21:14

Bài "mùa xuân nho nhỏ"

Nghệ thuật : ẩn dụ sáng tạo, biện pháp nhân hóa, điệp ngữ và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.