Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
6 tháng 9 2023 lúc 23:04

Tham khảo!

Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân.

  
Bình luận (0)
kiệt dương
Xem chi tiết
minh :)))
27 tháng 12 2022 lúc 21:30

văn bản : sự tích bánh chưng bánh dày

Bình luận (0)
Midoriya Izuku
27 tháng 12 2022 lúc 21:36

Vb "Truyền thuyết bánh chưng bánh giày."

Bình luận (0)
Cô Châu Hạnh
28 tháng 12 2022 lúc 9:19

Bánh chưng, bánh giầy

Bình luận (0)
Quang Minh
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
18 tháng 9 2021 lúc 14:18

Câu 1: Từ văn bản Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc. Là học sinh, em cần làm gì để thể... - Hoc24

2)* Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
- Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
- Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
- Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

*Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc.
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng.
-Ý thức : cứu nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
- Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thưởng thì âm thầm,lặng lẽ cũng giống như Gióng ba năm không nói chẳng cười.
Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng giống như Gióng, vua vừa kêu gọi, đã đáp lời kêu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.

*Gióng đòi ngựa sắt,roi sắt,giáp sắt để đánh giặc
-Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm cà, lại phải đưa cả những thành tựu văn hóa, kĩ thuật ( ngựa sắt, roi sắt,
giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.
- Ý thức chuẩn bị chu đáo, kỹ càng trước một cuộc chiến
của người anh hùng.

*Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.
-Dân gian kể rằng, khi Gióng lớn, ăn thì những bảy nong cơm, ba nong cà , còn uống thì uống một hơi nước, cạn đà khúc sông , mặc thì vải bô không đủ, phải lấy cả bông lau che thân mới kín được người
- Gióng lớn lên bằng nhứng thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.
- Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.
- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng, Gióng đâu chỉ là con của một mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.
- Ngày nay, ở hội Gióng, nhân dân vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ rất giàu ý nghĩa.


*Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ
- Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
-Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng
lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ
cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường
như vậy.Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc,
về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.
Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc
vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng,
tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.

*Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
-Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước bằng những gì giết được giặc


*Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời
-Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường.
-Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về về với cõi vô biên bất tử.
-Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy.
-Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang.
Gióng sống mãi.
-Không hề đòi hỏi công danh.
-Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở

Bình luận (0)
nthv_.
18 tháng 9 2021 lúc 14:19

Tham khảo:

Qua truyện Thánh Gióng em hiểu rằng nhân dân ta luôn có một lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người. Họ có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Điều này được thể hiện rất cụ thể thông qua chi tiết TG 3 năm vẫn chưa biết nói biết cười cứ đặt đâu nằm đấy nhưng chỉ khi nghe sứ giả tìm người tài giúp nước, biết được đất nước đang nguy nam thì tiếng nói thốt lên đầu tiên chính là tiếng nói đòi đánh giặc.

Điều thứ 2 em hiểu được đó là nhân dân ta luôn đoàn kết để chống lại bất kì kẻ thù nào, bởi đoàn kết là sức mạnh, có được sức mạnh, sự đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc, chúng ta nhất định giành chiến thắnG. Điều này được thể hiện thông qua chi tiết dân làng cùng nhau góp gạo nuôi G ở trong truyện.

Bình luận (0)
Lưu Võ Tâm Như
18 tháng 9 2021 lúc 14:19

 tham khảo

Qua truyện Thánh Gióng em hiểu rằng nhân dân ta luôn có một lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người. Họ có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Điều này được thể hiện rất cụ thể thông qua chi tiết  Gióng 3 năm vẫn chưa biết nói biết cười cứ đặt đâu nằm đấy nhưng chỉ khi nghe sứ giả tìm người tài giúp nước, biết được đất nước đang nguy nam thì tiếng nói thốt lên đầu tiên chính là tiếng nói đòi đánh giặc.

Điều thứ 2 em hiểu được đó là nhân dân ta luôn đoàn kết để chống lại bất kì kẻ thù nào, bởi đoàn kết là sức mạnh, có được sức mạnh, sự đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc, chúng ta nhất định giành chiến thắng. Điều này được thể hiện thông qua chi tiết dân làng cùng nhau góp gạo nuôi  Gióng ở trong truyện.

Bình luận (0)
Trần Lê Minh Tuấn
Xem chi tiết
Tiểu Dâu Tây
14 tháng 12 2021 lúc 15:30

Thiếu đề má ơi

Bình luận (2)
Trần Lê Minh Tuấn
14 tháng 12 2021 lúc 16:11

có nguời mình chỉ rồi cảm ơn bạn đã bình luận

Bình luận (0)
Lê Như Trường Minh
14 tháng 1 2022 lúc 15:32

bài này Sự Tích Sông Ray hả bạn

 

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Đức
Xem chi tiết
 Lương Hà Trang
17 tháng 5 2020 lúc 22:03

bảo vệ tổ quốc.làm theo lời chỉ đạo của chủ tịch.ngăn nắp.mặc áo dài.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đồng Lê Quân
25 tháng 5 2020 lúc 20:43

do you want a bite

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hưng Trần Minh
Xem chi tiết
Anh Pha
1 tháng 1 2018 lúc 18:56

Chỉ với bài thơ ngũ ngôn ngắn gọn, tác giả đã làm sống dậy trong lòng người 1 niềm thương của sự luyến tiếc không nguôi. Đọc bài thơ ông đồ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên- một con người có lòng thương người , lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung.

Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (0)
OkeyMan
1 tháng 1 2018 lúc 18:56

Trước kia trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối tết. Chính vì vậy mà những ông đồ già trên vỉa hè phố xá rất đông khách thuê viết chữ và hình ảnh ông đồ đội khăn xếp mặc áo the đã khắc ghi sâu vào tâm trí của hàng triệu người dân Việt Nam trong đó có nhà thơ Vũ Đình Liên. Để rồi tác giả viết lên bài thơ 'ông đồ' với 1 niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận ông đồ, cho 1 lớp người tàn tạ và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.

Mở đầu bài thơ hình ảnh ông đồ già đã xuất hiện trong dòng suy tưởng, hoài niệm của tác giả:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Cấu trúc mỗi.. lại cho ta thấy ông đồ chính là 1 hình ảnh vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam vào mỗi dịp tết đến xuân về. Cùng với màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tàu và sự đông vui , náo nhiệt của ngày tết thì hình ảnh ông đồ đã trở nên không thể thiếu được trong bức tranh mùa xuân. Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm 1 góc nhỏ trên lề phố nhưng trong bức tranh thơ thì ông đồ lại chính là trung tâm, ông đã hòa hết mình vào cái không khí nhộn nhịp của ngày tết với những tài năng mình có:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

Từ bao nhiêu cho người đọc thấy được ông đồ được mọi người rất yêu mến. Sự có mặt của ông đã thu hút sự chú ý của mọi người, ông chính là trung tâm của sự kính nể và ngưỡng mộ. Hạnh phúc đối với ông không chỉ là có nhiều người thuê viết mà còn được tấm tắc ngợi khen tài – Bởi ông có tài viết chữ rất đẹp. Ba phụ âm 't' cùng xuất hiện trong 1 câu như 1 tràng pháo tay giòn giã để ca ngợi cái tài năng của ông. Giữa vòng người đón đợi ấy ông hiện lên như 1 người nghệ sĩ đang say mê, sáng tạo, trổ hết tài năng tâm huyết của mình để rồi ông được người đời rất ngưỡng mộ.Với sự ngưỡng mộ đó thì Vũ Đình Liên còn thể hiện 1 lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chơi câu đối chữ. Nhưng liệu có bao nhiêu người thuê viết hiểu được ý nghĩ sâu xa của từng câu, từng chữ để mà chia sẻ cái niềm vui, niềm hạnh phúc với người viết ra những câu chữ ấy?. Ở khổ thơ thứ 3 vẫn nổi bật hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ, nhưng mọi thứ đã khác xưa. Không còn đâu bao nhiêu người thuê viết- Tấm tắc ngợi khen tài mà thay vào đó là cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương. Với cảm xúc buồn thương thấp thoáng ở 2 câu thơ trên, giờ đây cái cảm xúc đó được thể hiện trong câu hỏi đầy băn khoăn day dứt:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Cũng là mỗi năm nhưng lại đứng sau từ nhưng- con chữ thường làm đảo lộn trật tự quen thuộc. Số người còn chút mến yêu và kính trọng chữ nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, khách quen cũng tan tác mỗi người một ngả. Để rồi 1 chút hy vọng nhỏ nhoi của ông đồ là góp chút vui cùng mọi người vào mỗi dịp tết đến xuân về cũng dần tan biến và cuộc sống mưu sinh của ông đồ già cũng ngày càng khó khăn. Bằng câu hỏi tu từ hết sức độc đáo, Vũ Đình Liên đã thể hiện 1 nỗi nuối tiếc của 1 thời kì vàng son để rồi đọng lại thành nỗi sầu, nỗi tủi thấm sang cả những vật vô tri vô giác:

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Giấy đỏ là thứ giấy dùng để ông đồ viết chữ lên, đó là 1 thứ giấy rất mỏng manh chỉ cần 1 chút ẩm ướt cũng có thể phai màu. Vậy mà' GIấy đỏ buồn không thắm'- không thắm bởi lâu nay không được dùng đến nên phôi pha úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy- đó là thứ mực đen thẫm để ông đồ viết chữ, trước khi dùng thì ta phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ. Nhưng nay' Mực đọng trong nghiên sầu' nghĩa là mực đã được mãi từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ để trổ tài nhưng đnahf đợi chờ trong vô vọng. Các từ buồn, sầu như thổi hồn vào sự vật cùng với phép nhân hóa đã khiến cho giấy đỏ, mực tàu vốn vo tri bỗng trở nên có hồn có suy nghĩ như con người. Nỗi buồn đó của ông đồ không chỉ thấm vào những đồ dùng mưu sinh hằng ngày mà cảm xúc đó của ông còn lan ra khung cảnh thiên nhiên, cảnh vật khiến không gian trở nên thật đìu hiu, xót xa:

Ông đồ vẫn ngồi đó

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

Tuy ông đồ già không được người đời yêu mến và kính trọng nữa nhưng ông đã kiên trì, cố gắng ngồi bên lề đường chờ mong sự cưu mang giúp đỡ của người đời. Nhưng đâu có 1 ánh mắt nào để ý đến ông bên lề phố, không một trái tim nào đồng cảm và chia sẻ với ông. Bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình nhà thơ Vũ Đình Liên đã cho ta thấy 1 khung cảnh thiên nhiên thật xót xa, đìu hiu trước tâm trạng của ông đồ:

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

Nhưng thật băn khoăn tại sao giờ đang là mùa xuân lại có lá vàng rơi? Phải chăng hình ảnh lá vàng rơi gợi đến sự tàn phai, tàn lụi về 1 thời kỳ, 1 lớp người trong xã hội và 1 phong tục tập quán đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam là chơi câu đối dỏ ngày tết giờ cũng trở thành quá khứ. Hình ảnh ông đồ cũng giống như hình ảnh lá vàng rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng của mình nhưng so với thời đại mới thì ong chỉ còn là chiếc lá úa tàn đang rơi rụng . Nỗi buồn ấy âm thầm, tê tái nó đã khiến cơn mưa xuân vốn sức sống bền bỉ cũng trở nên đìu hiu xót xa

Ngoài giời mưa bụi bay

'Giời' chứ không phải là 'trời'- đó phải chăng là cách nói dân gian của những người muôn năm cũ trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi ra tâm trạng buồn thảm của ông đồ trước cơn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bay, mưa bụi nhưng nó cũng đủ sức xóa sạch đi dấu vết của 1 lớp người. Tuy ông đồ đã không còn được người đời yêu mến, trong vọng nữa nhưng đối với nhà thơ thì hình ảnh ông đồ vẫn luôn khắc sâu trong trái tim :

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Mở đầu bài thơ là hình ảnh rất nhẹ và kết thúc bài thơ cũng với hình ảnh rất khẽ khàng. Năm xưa khi đào nở ta thấy ông đồ ngồi bên lề đường và hòa mình vào sự đông vui náo nhiệt của phố phường. Nhưng nay cùng thời điểm đó thì ông đã không còn nữa, hình ảnh ồng đồ cũng dần tan biến vào dòng thời gian. Tết đến xuân về, hoa đào lại nở, người người thì háo hức đi chợ sắm tết để chờ mong 1 năm đầy niềm vui và hy vọng. Tất cả đều rạo rực, tưng bừng. Cảnh còn đó nhưng người thì đâu? Giờ đây hình ảnh ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn, ông đã bị người đời quên lãng, bỏ rơi ngoài 1 thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời cứ trôi dần và trôi đi cả cuộc sống thanh bình đẹp đẽ, giờ chỉ còn là 1 nỗi trống trải, bâng khuâng để rồi nhà thơ cũng phải bật thành câu hỏi đầy cảm xúc:

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Hai câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc dâng trào, kết đọng mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh những người muôn năm cũ và thi sĩ hỏi, hỏi 1 cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sống, hỏi 1 thời đại, hỏi mà để cảm thông cho thân phận của ông đồ, của những người muôn năm cũ đã bị thời thế khước từ. Câu hỏi tu từ đặt ra như 1 lờ tự vấn, tiềm ẩn sự ngậm ngùi, xót thương. Và tất cả những gì của 1 thời hoàng kim giờ cũng chỉ còn 1 màu sắc nhạt phai, tê tái. Với cách sử dụng thành công biện pháp tu từ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ với cái di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn khiến chúng ta lại càng cảm thương, xót xa cho số phận của ông.

Chỉ với bài thơ ngũ ngôn ngắn gọn, tác giả đã làm sống dậy trong lòng người 1 niềm thương của sự luyến tiếc không nguôi. Đọc bài thơ ông đồ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên- một con người có lòng thương người , lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung.

Bình luận (1)
Ham Học Hỏi
1 tháng 1 2018 lúc 19:59

Qua bài thơ '' Ông đồ'' thì ta thấy: Ngày xưa, đối với những người dân miền Bắc thì tục chơi chữ trong những ngày Tết là không thể thiếu. Bởi thế, phong tục này rất được mọi người yêu thích, ưa chuộng. Họ đều cố gắng xin cho gia đình mình một câu đối đỏ từ những ông đồ để về nhà treo với mong muốn gia đình an khang thịnh vượng. Còn ngày nay, tục chơi chữ gần như đã bị lãng quên. Các ông đồ ngày xưa vốn là tâm điểm thì nay cũng bị lu mờ dần bởi những người hiểu biết tiếng Hán ngày càng ít dẫn đến tục treo câu đối đỏ dần bị mất đi.
Quê hương tôi tuy không ở miền Bắc nhưng trong suy nghĩ của tôi thì để có một cái Tết trọn vẹn thì phải cần ba thứ: bánh chưng, câu đối đỏ và hoa đào ( ở miền Nam là hoa mai). Với bánh chưng thì miền Nam cũng có đấy nhưng câu đối đỏ thì không. Vì thế, nó là một trong hai biểu tượng trong ngày Tết ở miền Bắc ( ngoài câu đối đỏ thì còn có hoa đào). Đối với tôi, tuy chưa từng thấy tận mắt những câu đối đỏ nhưng qua bài thơ '' Ông đồ'' thì tôi thấy nó vô cùng có giá trị bởi nó được viết từ những người tri thức - ông đồ. Ngày nay, do công việc quá bận rộn, cuộc sống vẫn phải vật lộn để mưu sinh nên tiếng Hán và thư pháp cũng ít được trau dồi, ít người học tiếng Hán nên cũng kéo theo tục chơi chữ ngày càng bị lãng quên. Cảm giác tiếc nuối và buồn bã là điều không thể tránh khỏi. Một phong tục đẹp như thế rồi một ngày nào đó có thể bị xóa bỏ theo thời gian. Tôi cũng cảm nhận được nỗi buồn của ông đồ. Nếu như bây giờ ta không làm gì để bảo vệ truyền thống này thì đến một lúc nào đó ta nhận ra cũng đã muộn rồi. Hiện nay, nhà nước có một số chính sách giữ gìn tục chơi chữ. Muốn những câu đối đỏ được treo ở mọi nhà, phong tục chơi chữ được phát triển thì mọi người dân phải có ý thức gìn giữ cũng như phát triển truyền thống này ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, các bạn trẻ ngày nay cũng phải hiểu được phong tục có ý nghĩa và giá trị. Xã hội có phát triển được hay không thì công việc trước tiên đó là bảo vệ nét văn hóa của dân tộc.

Bình luận (1)
Vô Danh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 9 2018 lúc 4:36

Đáp án C

Bình luận (0)
Nguyễn Gia Khánh
9 tháng 5 2021 lúc 20:59

câu C nhé các bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Võ Thị Hồng Như
10 tháng 1 2022 lúc 21:17

đáp án. A

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 10 2019 lúc 12:17

Khung cảnh ngày Tết:

    + Khói hương, mâm cỗ thịnh soạn trong thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau ba mươi năm chiến tranh

    + Mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần

    + Tất cả chuẩn bị chu đáo trong khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 Tết

- Hình ảnh gieo vào lòng người niềm xúc động rưng rưng, để “nhập vào dòng xúc động tri ân tổ tiên”

- Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trong lễ cũng tất niên, trở thành truyền thống trân trọng, tự hào của dân tộc ta

- Dù cuộc sống hiện đại vẫn cần gìn giữ giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ.

Bình luận (0)