Câu17: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mà vị trí được đặc trưng bởi những yếu tố nào?Lấy ví dụ
cách xác định các nguyên tố hóa học nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
- Ô: Các nguyên tố hoá học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Nhóm ( Cột ) : Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất giống nhau ( đều có cùng số electron ở lớp ngoài cùng ).
- Chu kì ( Hàng ) : Các nguyên tố hoá học trong cùng hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
( Trong sách giáo khoa - Kết nối tri thức trang 24 nha )
\(#2024vv\)
Câu 37 : Cho các nguyên tố có số thứ tự là 15 , 14 , 20 , 19 trong bảng tuần hoàn hóa học . Hãy cho biết 1 . Vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học + Số thứ tự , tên nguyên tố , ký hiệu ; Chu kì ; nhóm 2 . Đặc điểm về cấu tạo nguyên tử của nguyên tố : - Điện tích hạt nhân ; số electron ; số lớp electron ; số electron lớp ngoài cùng
a. Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong công thức hóa học của các oxit cao nhất:
Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br
b. Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong công thức hóa học của các hợp chất khí với hidro?
P, S, F, Si, Cl, N, As, Te
a)
Si,C có cộng hóa trị IV - $RO_2$
P,N có cộng hóa trị V - $R_2O_5$
S,Se có cộng hóa trị VI - $RO_3$
Cl,Br có cộng hóa trị VII - $R_2O_7$
b)
N,P,As có cộng hóa trị III - $RH_3$
S,Te có cộng hóa trị II - $RH_2$
F,Cl có cộng hóa trị I - $RH$
Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là 3d34s2?
A. Chu kì 4, nhóm VA.
B. Chu kì 4, nhóm VB.
C. Chu kì 4, nhóm IIA.
D. Chu kì 4, nhóm IIIB.
Chọn B.
Cấu hình đẩy đủ: ls22s22p63s23p63d34s2. Qua cấu hình ta thấy electron đang xây dựng dở dang ở phân lớp d nên nguyên tố này thuộc nhóm B. Số thứ tự nhóm B = số e hóa trị = 2 + 3 = 5 nên thuộc nhóm VB, có 4 lớp e nên thuộc chu kì 4.
Vị trí của nguyên tố Fe trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIB, sắt là nguyên tố kim loại nhóm B
B. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIB, sắt là nguyên tố phi kim
C. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB, sắt là nguyên tố kim loại nhóm B
D. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VB, sắt là kim loại nhóm B
Nguyên tử nguyên tố A có điện tích hạt nhân là 8+ và có 2 lớp eletron với lớp eletron ngoài cùng chứa 6eletron. Hãy cho biết:
a) Vị trí nguyên tố A trong bảng tuần hoàn ( ô , chu kì , nhóm ).
b) Tính chất hóa học đặc trưng của A.
a) Cấu hình electron của A (Z=8): 1s22s22p4
=> Vị trí: Nhóm IVA, chu kì 2, ô số 8
b) Tính chất hoá học đặc trưng của A là tính oxi hoá. (Do A là phi kim)
Vị trí của nguyên tố Al (Z=13) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. Ô 13, nhóm IA, chu kì 3.
B. Ô 13, nhóm IB, chu kì 3.
C. Ô 13, nhóm IIIA, chu kì 3.
D. Ô 13, nhóm IIIB, chu kì 3.
Đáp án C
- Viết cấu hình electron của Al: 1s22s22p63s23p1
=> Al ở ô thứ 13 (có 13 proton) ; nhóm IIIA (có 3 e lớp ngoài cùng 3s23p1 và e cuối điền vào phân lớp p) ; chu kỳ 3 (e cuối cùng điền vào lớp thứ 3)
Xác định được vị trí các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn và phân loại được thành phần nguyên tố s, p, d, f hay nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm.
- Để xác định được vị trí các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn cần biết:
+ Số electron của nguyên tử ⇒ xác định được ô nguyên tố.
+ Số lớp electron của nguyên tử ⇒ xác định được chu kì.
+ Số electron hóa trị ⇒ xác định được nhóm.
- Phân loại thành phần nguyên tố: các nguyên tố s, p, d, f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s, p, d, f tương ứng.
- Dựa vào đặc điểm về cấu hình electron lớp ngoài cùng để dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố:
+ Nguyên tố mà nguyên tử đủ 8 electron lớp ngoài cùng là khí hiếm (trừ He).
+ Nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố kim loại.
+ Nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố phi kim
So sánh được tính acid và base của các oxide và hydroxide dựa vào vị trí nguyên tố tạo nên chúng trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.
Để so sánh được tính acid và base của các oxide và hydroxide dựa vào vị trí nguyên tố tạo nên chúng trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học cần ghi nhớ:
- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.