Đốt cháy 4,6 gam Na trong khí O2. Sau phản ứng sinh ra 4,96g Na2O. Tính hiệu suất của phản ứng trên
cho 2,3 gam na đốt cháy hoàn toàn trong khí o2 dư 1,3 biết sản phẩm là na2o a) viết phương trình phản ứng b)tính khối lượng na2o sinh ra c) tính thể tích o2 đã dùng
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 10,35 gam kim loại Na, phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: Na + O2 -----> Na2O
a) Tính khối lượng Na2O tạo thành sau phản ứng.
b) Tính thể tích khí O2 (đktc) đã phản ứng.
Bài 2. Nhôm tác dụng với axit H2SO4 theo sơ đồ phản ứng sau:
Al + H2SO4 -----> Al2(SO4)3 + H2
Biết thể tích khí H2 thu được sau phản ứng là 3,36 lít (đktc).
a) Tính khối lượng Al và H2SO4 đã tham gia phản ứng.
b) Tính khối lượng Al2(SO4)3 sinh ra sau phản ứng.
Bài 3. Cho 16,2 gam Al tác dụng với 162,4 gam Fe3O4 ở nhiệt độ cao, sơ đồ phản ứng xảy ra như sau:
Al + Fe3O4 -----> Al2O3 + Fe
a) Chất nào còn dư sau phản ứng, khối lượng bằng bao nhiêu gam?
b) Tính khối lượng Fe và Al2O3 sinh ra sau phản ứng
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 10,35 gam kim loại Na, phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: Na + O2 -----> Na2O
a) Tính khối lượng Na2O tạo thành sau phản ứng.
b) Tính thể tích khí O2 (đktc) đã phản ứng.
----
a) 4 Na + O2 -to-> 2 Na2O
Ta có: nNa=10,35/23=0,45(mol)
=> nNa2O=0,45/2=0,225(mol)
=>mNa2O=0,225.62=13,95(g)
b) nO2= 0,45/4= 0,1125(mol)
=>V(O2,đktc)=0,1125.22,4=2,52(l)
Bài 2. Nhôm tác dụng với axit H2SO4 theo sơ đồ phản ứng sau:
Al + H2SO4 -----> Al2(SO4)3 + H2
Biết thể tích khí H2 thu được sau phản ứng là 3,36 lít (đktc).
a) Tính khối lượng Al và H2SO4 đã tham gia phản ứng.
b) Tính khối lượng Al2(SO4)3 sinh ra sau phản ứng.
---
a) nH2=3,36/22,4=0,15(mol)
PTHH: 2Al +3 H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3 H2
0,1______0,15_____0,05______0,15(mol)
mAl=0,1.27=2,7(g)
mH2SO4=0,15.98=14,7(g)
b) mAl2(SO4)3=342.0,05=17,1(g)
Bài 3. Cho 16,2 gam Al tác dụng với 162,4 gam Fe3O4 ở nhiệt độ cao, sơ đồ phản ứng xảy ra như sau:
Al + Fe3O4 -----> Al2O3 + Fe
a) Chất nào còn dư sau phản ứng, khối lượng bằng bao nhiêu gam?
b) Tính khối lượng Fe và Al2O3 sinh ra sau phản ứng
a) \(n_{Al}=0,6\left(mol\right);n_{Fe_3O_4}=0,7\left(mol\right)\)
8Al + 3Fe3O4 ⟶ 4Al2O3 + 9Fe
Lập tỉ lệ : \(\dfrac{0,6}{8}< \dfrac{0,7}{3}\)
=> Sau phản ứng Fe3O4 dư
\(m_{Fe_3O_4\left(dư\right)}=\left(0,7-\dfrac{0,6.3}{8}\right).232=110,2\left(g\right)\)
b) \(m_{Fe}=0,675.56=37,8\left(g\right)\)
\(m_{Al_2O_3}=0,3.102=30,6\left(g\right)\)
Đốt cháy 8,1 gam nhôm trong không khí, sau phản ứng thu được 12,24 gam chất rắn D.
a/ Tính thể tích không khí (đktc) đã phản ứng, biết O2 chiếm 20% thể tích không khí.
b/ Tính hiệu suất của phản ứng trên.
c/ Hòa tan hỗn hợp D trong dung dịch HCl. Tính khối lượng HCl cần dùng để phản ứng.
em cần gấp, mọi người giúp em với huhu
a) \(4Al+3O_2-^{t^o}\rightarrow2Al_2O_3\)
Bảo toàn khối lượng : \(m_{O_2}=12,24-8,1=4,14\left(g\right)\)
=>\(n_{O_2}=\dfrac{207}{1600}\left(mol\right)\)
Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí
\(V_{kk}=\dfrac{\dfrac{207}{1600}.22,4}{20\%}=14,49\left(lít\right)\)
b) \(n_{Al}=\dfrac{8,1}{27}=0,3\left(mol\right)\)
Lập tỉ lệ : \(\dfrac{0,3}{4}>\dfrac{\dfrac{207}{1600}}{3}\)
=> Sau phản ứng Al dư
\(n_{Al\left(pứ\right)}=\dfrac{207}{1600}.\dfrac{4}{3}=0,1725\left(mol\right)\)
=> \(H=\dfrac{0,1725}{0,3}.100=57,5\%\)
c) D gồm Al2O3 và Al dư
\(n_{Al_2O_3}=\dfrac{2}{3}n_{O_2}=\dfrac{69}{800}\left(mol\right);n_{Al\left(dư\right)}=0,3-0,1725=0,1275\left(mol\right)\)
\(Al_2O_3+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2O\)
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
\(\Sigma n_{HCl}=\dfrac{69}{800}.6+0,1275.3=0,9\left(mol\right)\)
=> \(m_{HCl}=0,9.36,5=32,85\left(g\right)\)
Đốt cháy 4,96g photpho trong không khí thu được 8g P2O5 . Tính hiệu suất của phản ứng trên
Help tớ vs , tớ ko biết j về hiệu suất hết !!
pt hh: 4P + 5O2 = 2P2O5
cứ 124g p thi thu dc 282g P2O5
vậy x g p...................8g...........
x = 124.8/282 = 3,5g p
hiệu suất là: η = (3,5 / 4,96 ).100% = 70%
nP = 4,96 / 31 = 0,16 mol
PTHH: 4P + 5O2 ===> 2P2O5
0,16 0,08 mol
Lập các số mol theo PTHH, ta có
nP2O5(phương trình) = 0,08 mol
=> mP2O5 ( phương trình) = 0,08 x 142 = 11,36 gam
Mà thực tế thu đc 8 gam P2O5
=> H = \(\frac{8}{11,36}.100\%\) = 70,42%
Hoàng Tuấn Đăng ; Đặng Quỳnh Ngân ; Silver bullet ; Đặng Yến Linh giúp tớ vs m.n
hòa tan hoàn toàn 3,45 gam kim loại Na trong nước thu được 200ml dung dịch
a)tính nồng độ mol dung dịch thu được sau phản ứng
b)đốt cháy lượng khí sinh ra ở phản ứng trên trong bình chứa 0,96 gam oxi.tính khối lượng nước thu được sau phản ứng.
a, \(n_{Na}=\dfrac{3,45}{23}=0,15\left(mol\right)\)
PT: \(2Na+2H_2O\rightarrow2NaOH+H_2\)
Theo PT: \(n_{NaOH}=n_{Na}=0,15\left(mol\right)\Rightarrow C_{M_{NaOH}}=\dfrac{0,15}{0,2}=0,75\left(M\right)\)
b, \(n_{H_2}=\dfrac{1}{2}n_{Na}=0,075\left(mol\right)\)
\(n_{O_2}=\dfrac{0,96}{32}=0,03\left(mol\right)\)
PT: \(2H_2+O_2\underrightarrow{t^o}2H_2O\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,075}{2}>\dfrac{0,03}{1}\), ta được H2 dư.
Theo PT: \(n_{H_2O}=2n_{O_2}=0,06\left(mol\right)\Rightarrow m_{H_2O}=0,06.18=1,08\left(g\right)\)
Đốt cháy 3,2g S(sulfur) trong không khí theo phương thức hoá học: S+O2 —> SO2 biết hiệu suất phản ứng là 80% tính khối lượng SO2 sinh ra
\(n_S=\dfrac{3,2}{32}=0,1\left(mol\right)\)
PT: \(S+O_2\underrightarrow{t^o}SO_2\)
Theo PT: \(n_{SO_2\left(LT\right)}=n_S=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{SO_2\left(LT\right)}=0,1.64=6,4\left(g\right)\)
Mà: H = 80%
\(\Rightarrow m_{SO_2\left(TT\right)}=6,4.80\%=5,12\left(g\right)\)
Tính hiệu suất phản ứng khi đốt 12 gam carbon trong khí oxygen thu được 39,6 gam, CO2 biết phản ứng xảy ra theo phương trình: C + O2 = CO2
\(n_C=\dfrac{12}{12}=1mol\\ C+O_2\underrightarrow{t^0}CO_2\\ n_{CO_2,lt}=n_C=1mol\\ m_{CO_2,lt}=1.44=44g\\ H=\dfrac{39,6}{44}\cdot100\%=90\%\)
Đốt cháy 28 gam khí etilen C2H4 cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2, sinh ra 88 gam khí cacbon đioxit CO2và 36 gam hơi nước H2O. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Viết công thức về khối lựng của phản ứng. c) Tính khối lượng khí oxi đã phản ứng.
a) PTHH: \(C_2H_4+3O_2\xrightarrow[]{t^o}2CO_2+2H_2O\)
b) CT: \(m_{C_2H_4}+m_{ O_2}=m_{CO_2}+m_{H_2O}\)
c) áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
\(m_{C_2H_4}+m_{ O_2}=m_{CO_2}+m_{H_2O}\)
\(28+m_{O_2}=88+36\)
\(\Rightarrow m_{O_2}=\left(88+36\right)-28=96\left(g\right)\)
vậy khối lượng khí oxi đã phản ứng là \(96g\)
Đốt cháy hết 18 gam magnesium (Mg) trong khí oxygen (O2) thu được magnesium oxide (MgO).
a. Lập PTHH.
b. Tính khối lượng của MgO sinh ra sau phản ứng.
c. Tính thể tích Khí o2 cần cho phản ứng ở đkc.
Mg = 24, O=16
a) 2Mg + O2 --to--> 2MgO
b) \(n_{Mg}=\dfrac{18}{24}=0,75\left(mol\right)\)
=> nMgO = 0,75 (mol)
=> mMgO = 0,75.40 = 30(g)
c) nO2 = 0,375 (mol)
=> VO2 = 0,375.24,79 = 9,29625 (l)