Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Thiên Thảo
14 tháng 1 2016 lúc 20:37

sih lp max vax pn

Nguyễn Minh
14 tháng 1 2016 lúc 20:37

lớp 6

Thiên Thảo
14 tháng 1 2016 lúc 20:38

lm bien lục sah lp 6 qua 

Bao Duong
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
28 tháng 12 2021 lúc 14:42

mẫy câu này thì bn đăng 3 câu 1 lần thôi nha

 

Tham khảo:

Câu 1:

 - Trùng gây bệnh ngủ li bì  châu Phi: do ruồi tsê — tsê truyền từ người này sang người khác. – Khi muỗi đốt vào người khỏe mạnh, trùng sốt rét sẽ truyền sang người khỏe mạnh và gây bệnh.

Tham khảo:

Câu 2:

Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống là nhờ: - Hệ thần kinh  giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp. - Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.

Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Huyền
19 tháng 4 2019 lúc 21:08

bạn search Google ik!

p/s: mik hok lớp 7 r nên hok nhớ j về kiến thức lớp 6 ấy đâu nhoa!:))

Nguyễn Xuân Hiếu Lớp 6/4
Xem chi tiết
Nga Nguyen
15 tháng 3 2022 lúc 18:50

Tham khảo:

Câu 1:

Trong tự nhiên: tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

Trong đời sống con người: nhiều loại nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn, một số loại được dùng làm thuốc, … Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nấm men còn được sử dụng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu, …

Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
15 tháng 3 2022 lúc 18:50

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 6

1/ Hãy kể tên các loại nấm mà em biết và chỉ ra nấm độc , nấm ăn được  dựa vào cấu tạo của nấm?

Một số nấm mà em biết: Nấm đùi gà, nấm kim châm, mộc nhĩ, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi,...

Nấm độc: Nấm độc có màu sắc sặc sỡ, nhiều màu, nổi bật (đốm đen, đỏ, trắng,… ở mũ nấm). Nấm độc có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng sộc lên,….

2/ Phân biệt nấm đảm và nấm túi? Lấy ví dụ?

Nấm đảm: các bào tử nấm mọc phía mũ nấm. Ví dụ: nấm rơm, nấm sò...

Nấm túi: các bào tử mọc phía trên mũ nấm. Ví dụ: nấm men, nấm mốc...

3/ Thế nào là nấm đơn bào, nấm đa bào? Lấy ví  dụ?

Nấm đơn bào chỉ có 1 tế bào. Ví dụ: nấm rơm

nấm cấu tạo từ nhiều tế bào được gọi là nấm đa bào. Ví dụ: nấm hương

4/ Trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn? Lậy ví dụ? Từ đó nêu cách phòng chống nấm có hại?

Vai trò của nấm

Trong tự nhiên: Nấm phân hủy xác sinh vật(thực vật, động vật) làm sạch môi trường.

Trong thực tiễn.
+ Làm thức ăn: Nấm rơm, nấm hương, mộc nhĩ….
+ Nấm được sử dụng làm tác nhân lên men để sản xuất rượu, bia, bánh mì……..(Nấm men)
+ Làm thực phẩm chức năng bổ dưỡng: Nấm linh chi, nấm vân chi….
+ Làm thuốc trừ sâu sinh học: Kí sinh trên sâu

Biện pháp phòng tránh 

Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, người  gây bệnh, đặc biệt môi trường ẩm mốc.

Bảo hộ an toàn khi tiếp xúc với người bị  nhiễm nấm  hoặc khử trùng sau khi tiếp xúc

Không dùng chung đồ với người bệnh,

 Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường

5/ Giới thực vật chia làm mấy nhóm, kể tên các nhóm và nêu đặc điểm phân biệt các nhóm thực vật?

Thực vật được chia thành các nhóm:

+ Rêu: Rễ giả, không có mạch.

+ Dương xỉ: Rễ thật, có mạch, không có hạt.

+ Hạt trần: Rễ thật, có mạch, có nón, không có hoa quả, có hạt nằm trên lá noãn hở

+ Hạt kín: Rễ thật, có mạch, có hoa, qỏa, hạt,  Hạt nằm trong quả được bảo vệ tốt hơn. Ngành hạt kín có số lượng loài nhiều nhất và có khả năng thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau

6/ Trình bày vai trò của thực vật đối với động vật và trong tự nhiên? Lấy ví dụ? Cần làm gì để bảo vệ thực vật có ích và hạn chế thực vật gây hại?

Đối với động vật

Thực vật cung cấp khí oxi và thức ăn cho các sinh vật.

Thực vật là nơi ở, nơi sinh sản của các loài động vật.

Đối với tự nhiên 

Thực vật góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí.

Điều hòa khí hậu chống xói mòn đất.

Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu ngành công nghiệp, làm cảnh…..

Trồng cây rừng để tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.

Một số cây có hại cho người: Thuốc phiện, cần sa, thuốc lá.

kodo sinichi
15 tháng 3 2022 lúc 18:54

tk

Câu 1 : Quả nào dưới đây thuộc nhóm quả hạch ?

A.dừa           B.mận           C.đào           D.xà cừ

Câu 2 : Cho hình ảnh dưới đây ( hình 1 : quả cà chua, hình 2 : quả canh ; hình 3 : quả đậu Hà Lan ; hình 4 : quả đu đủ). Dựa vào đặc điểm của vỏ quả, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

Đề kiểm tra Sinh học 6 có đáp án

A. hình 1        B.hình 2        C.hình 3        D.hình 4

Câu 3 : khi nói về cây Một lá mầm và Hai lá mầm, phát biểu nào dưới đây sai ?

A. cây Một lá mầm là cây mà trong phôi của hạt chỉ có một lá mầm

B. cây Hai lá mầm là cây mà trong phôi của hạt có hai lá mầm

C. chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong phôi nhũ ở cây Hai lá mầm

D. phôi của hạt đậu đen có hai lá mầm

Câu 4 : Để xác đinh một hạt là hạt của cây Hai lá mầm hay của cây một lá mầm người ta sử dụng cách nào sau đây ?

A. gieo cho hạt nảy mầm thành cây mầm rồi quan sát số lá mầm của cây đó

B. gieo cho hạt nảy mầm thành cây rồi sau đó quan sát đặc điểm hình thái ( rễ, lá, thân, hoa,…)

C. bóc tách hạt, tìm bộ phận phôi của hạt để quan sát phôi

D. quan sát hình thái bên ngoài của hạt

Câu 5 : ở thực vật,phôi của hạt thường bao gồm các bộ phận

A. rễ mầm, lá mầm, chồi mầm

B. rễ mầm, thân mầm, chồi mầm

C. rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm

D. vỏ, noãn, chất dinh dưỡng dự trữ

Câu 6 : Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây Một lá mầm ?

A.tre, ngô, hồng, lúa,đậu xanh

B.cau, gừng, dừa, lúa,hành

C.na, ráy, đậu bắp, lúa, kê

D.hành, ráy, bưởi, mít ,táo

Câu 7 : Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm

A.măng cụt, quýt, dừa, chuối

B.đậu xanh, chè, phong lan,mít

C.gừng, nhãn,hồng xiêm,khoai lang

D.ổi,quýt,bưởi, mơ

Câu 8 : Hạt của cây nào dưới đây có phôi nhũ ?

A.đậu xanh           B.hành           C.bí đỏ           D.cải

Câu 9 : Cây nào dưới đây thuộc nhóm cây một lá mầm ?

A.hành           B.rau dền           C.khoai lang           D.cải

Câu 10 : Cây nào dưới đây thuộc nhóm cây hai lá mầm ?

A.gừng           B.ngô          C.bí ngô           D.ráy

Ngân Lê
Xem chi tiết
loann nguyễn
20 tháng 7 2021 lúc 13:53

Câu 3. Có loài động vật nguyên sinh nào chỉ sống kí sinh không? Chúng có đặc điểm gì?

- Có loài động vật nguyên sinh nào chỉ sống kí sinh

- Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm là cơ quan di chuyển (roi, lông bơi, chân giả) tiêu giảm hoặc không có. Sống hoại sinh, sinh sản vô tính (phân nhiều) cho số lượng rất lớn trong thời gian ngắn.

Câu 4. Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

- Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chú trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.

- Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.

Câu 5. Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò, ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào?

- Ốc sên thường sống ở nơi cây cối rậm rạp, ẩm ướt, cũng có khi gặp ốc sên ớ độ cao trên 1000m so với mặt nước biển.

- Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn làm giảm ma sát. Khi khô, chất nhờn đó tạo nên vết màu trắng trên lá cây.

Câu 6. Theo em cần phải có những biện pháp gì để phòng chống bệnh giun sán?

-Giữ vệ sinh cá nhân.- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.- Không nghịch bẩn.- Thường xuyên tắm rửa.- Không đi chân đất, không bò lê la dưới đất.- Cắt móng tay.- Đi dép thường xuyên.- Bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
hello
20 tháng 7 2021 lúc 14:06

Câu 3 :

- Trùng kiết lị và trùng sốt rét

*Đặc điểm:

+ Tiêu giảm chân hay roi

+ Dinh dưỡng nhờ máu(hồng cầu) người

Câu 4 :

-Vì trâu, bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian của sán lá gan. Ngoài ra, trâu bò nước ta uống nước và ăn cỏ ngoài thiên nhiên có nhiều kén sán.

Câu 5 :

- Ốc sên thường gặp ở trên cạn, nơi có nhiều cây cối rậm rạp, ẩm ướt. Đôi khi, ốc sên phân bố trên độ cao tới trên 1000m so với mặt biển. Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn nhằm giảm ma sát và để lại vết đó ở trên lá cây. 

Câu 6 :

- Cách phòng chống giun sán :

+ Tẩy giun định kì 2 lần trong 1 năm

+ Rửa tay sạch trước khi ăn , rửa sạch thực phẩm bằng nước muối 

+ Giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ 

+ Ăn chín uống sôi 

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
19 tháng 11 2023 lúc 11:03

1. Hình dạng của nguyên sinh vật rất đa dạng: hình cầu (tảo silic), hình thoi, hình giày (trùng giày),… hoặc không có hình dạng nào cố định (trùng biến hình)

2. Nguyên sinh vật thường sống ở cơ thể sinh vật khác, môi trường nước,…

R.I.P
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
10 tháng 3 2022 lúc 22:34

Tham khảo:

Câu 1:- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. 
- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thử điện. 

Câu2:

 2 loại điện tích:

Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

Câu 3:Nguyên tử cấu tạo bởi hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm. Nguyên tử được cấu tạo bởi ba loại hạt: proton, nơtron, electron.

+ Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

+Một vật nhiễm điện dương khi mất bớt êlectrôn. Ví dụ: Cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô, sau khi cọ xát, miếng vải mất bớt êlectrôn nên nó nhiễm điện dương.

Câu 4:

-Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện. Trong các mạch điện, dòng điện tạo ra do sự chuyển dịch của các electron dọc theo dây dẫn. Ngoài ra, hạt mang điện cũng có thể là các ion hoặc chất điện ly. Trong trường hợp plasma thì cả ion và electron đều đóng vai trò này.

-Dòng điện kim loại là một dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do bị tác động bởi điện trường. Khi hai đầu của điện thế có sự chênh lệch nghịch nhau sẽ tạo ra các dòng chuyển dịch mang hướng của các electron tự do ở trong các thanh kim loại.

-Trong lý thuyết mạch kỹ thuật điện nguồn điện áp là linh kiện hai cực có thể cấp ra điện áp cố định. Nguồn điện áp lý tưởng có thể duy trì điện áp cố định độc lập với điện trở tải hoặc dòng điện ngõ ra. Trong thực tế nguồn điện áp không thể cung cấp dòng điện không giới hạn, nó vừa là linh kiện nguồn dòng

-Nguồn điện có thể cung cấp dòng điện để những dụng cụ điện hoạt động. Mỗi nguồn điện đều  2 cực đó là cực âm (-) và cực dương (+). Ví dụ: Ổ cắm điện, máy phát điện, pin mặt trời, bình ắc quy…

Câu 5: -chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua

VD: kim loại, nước, dung dịch kiềm, dung dịch acid,..

-chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua

VD: nước cất, thủy tinh, sứ, nhựa, gỗ khô,.

Đỗ Thị Minh Ngọc
10 tháng 3 2022 lúc 22:35

 

Câu 1: 

​- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thử điện

 Câu 2: 

- Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.                                                 Câu 3:                 

– Cấu tạo nguyên tử gồm có lớp vỏ có các electron chuyển động và hạt nhân ở bên trong mang điện tích dương. Ở trạng thái cơ bản thì nguyên tử trung hoà về điện.-Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.

Câu 4:

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.

- Nguồn điện: là nguồn cung cấp dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động ( VD: pin, accquy,... )
- Đặc điểm của nguồn điện: nguồn điện có hai cực: cực âm ( - ) và cực dương ( + ) 

Câu 5:

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua

+ Ví dụ: đồng, nhôm, chì, vàng,...

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua

+ Ví dụ: nhựa, thủy tinh, sứ, không khí, vỏ gỗ khô, vỏ nhựa...

 

  

 

Kiều Ngọc Hùng
5 tháng 5 2022 lúc 19:07

Sorry em ah ko muốn trả lời

 

Hien Nguyen
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
16 tháng 4 2022 lúc 11:56

bạn tham khảo nha

Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?

- Có thể làm vật nhiễm điện bằng cạc cọ xát
- Vật nhiễm điện có chức năng:hút các vật khác và làm sáng bút thử điện.

Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào?

- Có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương
- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau

Câu 3: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương? Nêu quy ước về sự nhiễm điện của thanh thủy tinh hữu cơ và thanh nhựa sẫm màu?

-Nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt cơ bản: proton, notron, electron. Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electron. Điện tích hạt nhân bằng số proton và số electrong trong nguyên tử. Số khối A của nguyên tử được tính bằng tổng của số proton và số notron trong nguyên tử.

-Vật nhiễm điện dương khi thiếu electron

-Vật nhiễm điện âm khi thiếu electron 

*Người ta quy ước điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+), điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).

Câu 4: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì? Nêu các nguồn điện ?

- Dòng điện: là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
- Nguồn điện: là nguồn cung cấp dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động ( VD: pin, accquy,... )
- Đặc điểm của nguồn điện: nguồn điện có hai cực: cực âm ( - ) và cực dương ( + ) 

-Nguồn điện là dụng cụ để duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế được duy trì ngay cả khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn nối liền giữa hai cực của nó. Có nghĩa là sự tích điện khác nhau ở các cực của nguồn điện tiếp tục được duy trì.

Câu 5: Chất dẫn điện là gì? Nêu 3 ví dụ ? Chất cách điện là gì? Nêu 3 ví dụ ? Dòng điện trong kim loại là gì?

-chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua

VD: kim loại, nước, dung dịch kiềm, dung dịch acid,..

-Chất cách điện sẽ được dùng để làm các vật hoặc bộ phận cách điện. Như vậy chất cách điện được gọi là bộ phận cách điện. Ví dụ về chất cách điện. Sứ, thủy tinh, cao su, nhựa, chất dẻo…

-Dòng điện kim loại là một dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do bị tác động bởi điện trường. Khi hai đầu của điện thế có sự chênh lệch nghịch nhau sẽ tạo ra các dòng chuyển dịch mang hướng của các electron tự do ở trong các thanh kim loại.

Câu 6: Nêu tên 3 đồ dùng điện trong gia đình và chỉ ra bộ phận dẫn điện, bộ phận cách điện của chúng ?

+ Dụng cụ dùng điện: Bóng đèn điện

+ Bộ phận dẫn điện: dây tóc, đui đèn

+ Bộ phận cách điện: bóng thủy tinh.

Câu 7: Sơ đồ mạch điện, quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín?

- Sơ đồ mạch điện là hình vẽ sử dụng các kí hiệu quy ước để biểu diễn một mạch điện

+ Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng 

- Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước: Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.

Câu 8: Nêu tên câc tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng nêu 2 ứng dụng trong đời sống.

Các tác dụng của dòng điện là :

- Tác dụng về nhiệt: đèn dây tóc, bàn ủi,... - Tác dụng phát sáng: đèn huỳnh quang, đèn LED,... - Tác dụng sinh lý: châm cứu, sốc điện tim,...

Câu 9: Cường độ dòng điện: khái niệm, kí hiệu, đơn vị, đổi đơn vị, dụng cụ đo, cách mắc dụng cụ đo ?

-Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe. Kí hiệu là A, đơn vị đo cường độ dòng điện I trong hệ SI, lấy tên theo nhà Vật lí và Toán học người Pháp André Marie Ampère. 1 Ampe tương ứng với dòng chuyển động của 6,24150948. Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.

Câu 10: Hiệu điện thế: khái niệm, kí hiệu, đơn vị, đổi đơn vị, dụng cụ đo, cách mắc dụng cụ đo ?

- Hiệu điện thế tồn tại giữa 2 cực của ngồn điện.
- Kí hiệu: U.
- Đơn vị: vôn (V).
- Dụng cụ đo: vôn kế.

chúc bạn học tốt nha.

Phạm Thanh Hà
16 tháng 4 2022 lúc 11:58

Câu 1:- Có thể làm vật bị nhiễm điện bằng cách cọ xát.
- Vật nhiễm điện hay vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác
 

Khanh Pham
17 tháng 4 2022 lúc 13:06

Câu 1: 

- Có thể làm vật nhiễm điện bằng cạc cọ xát
- Vật nhiễm điện có tính chất:hút các vật khác và làm sáng bút thử điện.

Câu 2:

- Có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương
- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau

Câu 3:

-Nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt cơ bản: proton, notron, electron. Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electron. Điện tích hạt nhân bằng số proton và số electrong trong nguyên tử. Số khối A của nguyên tử được tính bằng tổng của số proton và số notron trong nguyên tử.

-Vật nhiễm điện dương khi thiếu electron

-Vật nhiễm điện âm khi thừa electron 

*Người ta quy ước điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+), điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).

Câu 4:

- Dòng điện: là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
- Nguồn điện: là nguồn cung cấp dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động ( VD: pin, accquy,... )
- Đặc điểm của nguồn điện: nguồn điện có hai cực: cực âm ( - ) và cực dương ( + ) 

-Nguồn điện là dụng cụ để duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế được duy trì ngay cả khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn nối liền giữa hai cực của nó. Có nghĩa là sự tích điện khác nhau ở các cực của nguồn điện tiếp tục được duy trì.

Câu 5:

-chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua

VD: kim loại, nước, dung dịch kiềm, dung dịch acid,..

-Chất cách điện sẽ được dùng để làm các vật hoặc bộ phận cách điện. Như vậy chất cách điện được gọi là bộ phận cách điện. Ví dụ về chất cách điện. Sứ, thủy tinh, cao su, nhựa, chất dẻo…

-Dòng điện kim loại là một dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do bị tác động bởi điện trường. Khi hai đầu của điện thế có sự chênh lệch nghịch nhau sẽ tạo ra các dòng chuyển dịch mang hướng của các electron tự do ở trong các thanh kim loại.

Câu 6:

+ Dụng cụ dùng điện: Bóng đèn điện

+ Bộ phận dẫn điện: dây tóc, đui đèn

+ Bộ phận cách điện: bóng thủy tinh.

Câu 7: 

- Sơ đồ mạch điện là hình vẽ sử dụng các kí hiệu quy ước để biểu diễn một mạch điện

+ Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng 

- Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước: Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.

Câu 8: 

Các tác dụng của dòng điện là :

- Tác dụng về nhiệt: đèn dây tóc, bàn ủi,... - Tác dụng phát sáng: đèn huỳnh quang, đèn LED,... - Tác dụng sinh lý: châm cứu, sốc điện tim,...

Câu 9:

-Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe. Kí hiệu là A, đơn vị đo cường độ dòng điện I trong hệ SI, lấy tên theo nhà Vật lí và Toán học người Pháp André Marie Ampère. 1 Ampe tương ứng với dòng chuyển động của 6,24150948. Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.

Câu 10

- Hiệu điện thế tồn tại giữa 2 cực của ngồn điện.
- Kí hiệu: U.
- Đơn vị: vôn (V).
- Dụng cụ đo: vôn kế.

Nga Nguyễn
Xem chi tiết