Ý nghĩa của chủ đề và nhân vật được khẳng định như thế nào qua bài viết?
Ý nghĩa của chủ đề và nhân vật được khẳng định như thế nào qua bài viết?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài viết tham khảo.
- Chỉ ra ỹ nghĩa của chủ đề và nhận vật được khẳng định qua bài viết.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của chủ đề và nhận vật được tác giả khẳng định là vô cùng quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm và được thể hiện qua câu văn:
“Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái vái lạy làm cho con người đê tiện hơn. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sáng trong hơn, Đấy là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương”.
Ý nghĩa của chủ đề và nhận vật được tác giả khẳng định là vô cùng quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm và được thể hiện qua câu văn:
“Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái vái lạy làm cho con người đê tiện hơn. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sáng trong hơn, Đấy là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương”.
Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:
a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
b)Lập ý: Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật nào, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề nào?
c) Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?
d) Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?
đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:
+ Kể một câu chuyện
+ Bằng lời văn của em
b, Lập ý
+ Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề
c, Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể
+ Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra
+ Kết bài: Kết quả của sự việc
d, Cách làm bài văn tự sự
- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề
- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện
- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2
viết bài văn nghị luận về đức tính giản dị.theo dàn ý sau:
1.mở bài; dẫn dắt vào vấn đề nl
-nêu vấn đề nl
2.thân bài;định ngĩa(là gì,như thế nào,..)
-biểu hiện
ý nghĩa hậu quả d.chứng
bài học(em phải làm gì)
3.kết bài;khẳng định lại vấn đề
suy nghĩ của bản thân
Theo tác giả, việc tự xác nhận rằng "tôi không biết" có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi con người và của nhân loại nói chung? Bạn đánh giá như thế nào về các bằng chứng được tác giả nêu lên nhằm khẳng định quan điểm của mình?
- Việc tự xác nhận rằng “tôi không biết” luôn tạo nên nguồn động lực lớn, thúc đẩy mỗi cá nhân và con người nói chung không ngừng khám phá, tìm hiểu về thế giới, từ đó có những phát kiến, phát minh đem lại sự hiểu biết và hạnh phúc cho nhân loại.
- Tác giả đã nêu những bằng chứng hết sức thuyết phục, từng được nhiều người biết nhưng không phải mấy ai cũng thấy ý nghĩa của nó.
Chủ đề thảo luận: làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau hơn? Bài thuyết trình phải gồm:
+yêu cầu đề và lời chào
+Thực trạng vấn đề như thế nào?
+Nguyên nhân do đâu?
+Giải pháp?
+Kết luận: ý nghĩa và vai trò
Cuộc sống luôn cho ta những trải nghiệm, những bài học quý báu và ý nghĩa. Vậy nhân vật Dế Mèn có được bài học đường đời đầu tiên mà mình đã trải qua như thế nào? Em hãy kể về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài.
Cuộc sống luôn cho ta những trải nghiệm, những bài học quý báu và ý nghĩa. Vậy nhân vật Dế Mèn có được bài học đường đời đầu tiên mà mình đã trải qua như thế nào? Em hãy kể về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài.(Chỉ mik vs ạ:3)
C1:để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố nào? Yếu tố nào được kế thừa ở bài sông núi nước Nam, yếu tố nào mới được bổ sung?
C2: Qua bài Hịch Tướng Sỹ, viết đoạn văn 5-7 cảm nghĩ của em về nhân vật Trần Quốc Tuấn?
C3: trong bài bàn luận về phép học, Nguyễn Thiết đã phê phán lối học lệch lạc, sai trái nào và tác hại của lối học ấy là gì?E thấy học sinh hiện nay có những lối học lệch lạc sai trái nào và hậu quả để lại là gì?
C4:Nguyễn Thiết đã nêu ra những phép học nào? E tâm đắc với phép học nào nhất vì sao?
Giup mik với ạ, mai kt rồi
C1:
Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài.
Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng.
C2:
Có thể viết theo những gợi ý dưới đây:
- Là vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc.
+ Sinh ra vào thời loạn lạc, thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường..., Trần Quốc Tuấn căm thù, khinh bỉ kẻ thù (thú vật hóa hình ảnh kẻ thù); đồng thời đau xót trước thực tại đất nước lâm nguy, nhân dân khốn cùng khổ hạnh.
+ Lòng căm thù giặc sục sôi như muốn biến thành hành động cụ thể. “Ta thường tới bữa quên ăn...ta cũng vui lòng” => lời nguyện thề thiêng liêng vì đất nước. thể hiện quyết tâm sắt đá và khí phách anh hùng.
+ Hình tượng người dũng tướng rõ ràng, gần gũi, nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
+ Hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của quân dân nhà Trần và nhân dân Đại Việt.
C3:
Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:
- Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)
- Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.
Để lại hậu quả: Học sinh sẽ:
+ Có danh mà không thực chất
+ Những người học hình thức sẽ không bao giờ có được sự thành công lâu dài
+ Kéo theo hệ lụy như gian dối, không trung thực.
C4:
Nguyễn Thiết đã đưa ra một số phép học đó là:
- Học theo trình tự, từ thấp đến cao để có một cái nền kiến thức rộng
- Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn tức là phải nắm chắc, hiểu sâu vấn đề
- Đặc biệt là phải học đi đôi với hành, biến lý thuyết trên sách vở thành hành động trong thực tiễn, có như thế, kiến thức học được mới không phải là kiến thức chết.
Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập học đi đôi với hành là hiệu quả nhất. Vì phương pháp ấy có thể giúp em biến kiến thức học được trên lớp một cách thụ động thành bài thực hành trong cuộc sống một cách chủ động.
Đọc truyện sọ dừa , trả lời câu hỏi
A: xác định kiểu nhân vật truyện cổ tích đó ?
B: các nhân vật đó có hoàn cảnh xuất thân như thế nào ?
C: các thử thách của nhân vật trải qua và kết quả
D: kết thúc truyện có ý nghĩa gì ?
a, Kiểu nhân vật mang lốt xấu xí
b, Sọ Dừa và mẹ: Xuất thân bần hàn
3 chị em và phú ông: Xuất thân giàu sang, phú quý
c, Sọ Dừa: Mang ngoại hình xấu xí
Cô em út: Bị cá kình nuốt, sống ở đảo hoang
d, Ý nghĩa: Những người tốt được đền đáp xứng đáng, những người ác phải chịu cảnh trốn chui trốn lủi.
A: Kiểu nhân vật khuyết tật đi lên đỉnh cao vinh quang sau màng lột xác kịch tính.
B:Thê thảm (làm 1 thèn khuyết tật có mỗi cái đầu thì không chết cho rồi).
C:Thử thách thứ nhất: Đi chăn bò và con nào cũng no căng (Sọ Dừa biến đổi lốt người mắc võng đào thổi sáo để khiến lũ bò gặm cỏ).
Thử thách thứ hai: Hỏi con gái phú ông làm vợ, chàng nhẹ nhàng vượt qua bởi đáp ứng được đồ thách cưới và bởi cô Út đã yêu chàng từ trước.
D:Ý nghĩa nhân văn có hậu dạy cho ta rằng 1 đứa có mỗi cái đầu còn có vợ còn bạn thì không. Đừng bao giờ khinh thường người khác.