C1:để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố nào? Yếu tố nào được kế thừa ở bài sông núi nước Nam, yếu tố nào mới được bổ sung?
C2: Qua bài Hịch Tướng Sỹ, viết đoạn văn 5-7 cảm nghĩ của em về nhân vật Trần Quốc Tuấn?
C3: trong bài bàn luận về phép học, Nguyễn Thiết đã phê phán lối học lệch lạc, sai trái nào và tác hại của lối học ấy là gì?E thấy học sinh hiện nay có những lối học lệch lạc sai trái nào và hậu quả để lại là gì?
C4:Nguyễn Thiết đã nêu ra những phép học nào? E tâm đắc với phép học nào nhất vì sao?
Giup mik với ạ, mai kt rồi
C1:
Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài.
Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng.
C2:
Có thể viết theo những gợi ý dưới đây:
- Là vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc.
+ Sinh ra vào thời loạn lạc, thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường..., Trần Quốc Tuấn căm thù, khinh bỉ kẻ thù (thú vật hóa hình ảnh kẻ thù); đồng thời đau xót trước thực tại đất nước lâm nguy, nhân dân khốn cùng khổ hạnh.
+ Lòng căm thù giặc sục sôi như muốn biến thành hành động cụ thể. “Ta thường tới bữa quên ăn...ta cũng vui lòng” => lời nguyện thề thiêng liêng vì đất nước. thể hiện quyết tâm sắt đá và khí phách anh hùng.
+ Hình tượng người dũng tướng rõ ràng, gần gũi, nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
+ Hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của quân dân nhà Trần và nhân dân Đại Việt.
C3:
Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:
- Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)
- Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.
Để lại hậu quả: Học sinh sẽ:
+ Có danh mà không thực chất
+ Những người học hình thức sẽ không bao giờ có được sự thành công lâu dài
+ Kéo theo hệ lụy như gian dối, không trung thực.
C4:
Nguyễn Thiết đã đưa ra một số phép học đó là:
- Học theo trình tự, từ thấp đến cao để có một cái nền kiến thức rộng
- Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn tức là phải nắm chắc, hiểu sâu vấn đề
- Đặc biệt là phải học đi đôi với hành, biến lý thuyết trên sách vở thành hành động trong thực tiễn, có như thế, kiến thức học được mới không phải là kiến thức chết.
Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập học đi đôi với hành là hiệu quả nhất. Vì phương pháp ấy có thể giúp em biến kiến thức học được trên lớp một cách thụ động thành bài thực hành trong cuộc sống một cách chủ động.