Cho tam giác abc nhọn. Chứng minh: Sabc= bc^2.tan b.tan c / 2.(tan b+tan c)
giúp mình với ạ
CHO TAM GIÁC ABC CÓ AB=6,AC=8,BC=10.ĐƯỜNG CAO AH .GỌI E,F LÀ HÌNH CHIẾU CỦA H LÊN AB VÀ AC
a)CMR: TAM GIÁC ABC VUÔNG
b)TÍNH EF ,đường phân giác AD
c)CMR:AE.AB=AF.AC
d)TÍNH A = SIN2B+SIN2C- TAN B.TAN C
^^ MONG MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH VỚI NHA ^^
a. Xét tam giác ABC có:
AB2+AC2= 62+82= 36+64= 100=102=BC2 (định lý Pytago đảo)
=> Tam giác ABC vuông tại A
b. Xét hình tứ giác AEFB có
Góc EAF= 90 độ (Tam giác ABC vuông tại A)
Góc AEH= 90 độ ( HE là hình chiếu của E trên AB)
Góc HFA= 90 độ ( HF là hình chiếu của F trên AC)
=> Tứ giác AEHF là hình chữ nhật
\(\)CH = \(\dfrac{64}{10}\) = 6,4
Theo định lý Pytago ta có :
AH2=82-6,42= 23,04
AH= 4,8
Vì trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau nên ta có
AH=EF= 4,8
c. Theo hệ thức về cạnh góc vuông ta có
AE.AB= AH2 ( Tam giác BHA vuông tại H)
AF. AC= AH2 (Tam giác CHA vuông tại H)
=> AE.AB=AF.AC
d mình không biết làm
Cho tam giác abc. Chứng minh rằng: tan\(\left(\dfrac{B+C}{2}\right)\)= cot\(\left(\dfrac{A}{2}\right)\)
mọi người giúp mình với ạ nếu đc có thể giải thích giúp mình luôn đc ko
Ta có:
\(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^o\) (tính chất tổng 3 góc trong 1 tam giác)
\(\Rightarrow\dfrac{\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}}{2}=90^o\)
\(\Rightarrow\dfrac{\widehat{B}+\widehat{C}}{2}=90^o-\dfrac{\widehat{A}}{2}\)
\(\Rightarrow\)\(tan\left(\dfrac{\widehat{B}+\widehat{C}}{2}\right)=tan\left(90^o-\widehat{\dfrac{A}{2}}\right)\)
\(\Rightarrow tan\left(\dfrac{\widehat{B}+\widehat{C}}{2}\right)=cot\dfrac{A}{2}\)
Cho tam giác ABC nhọn
\(AD\perp BC,BE\perp AC,CF\perp AB\)
a) chứng minh góc FEC và ABC bù nhau
b)Chứng minh tan B.tan C=\(\frac{AD}{HD}\)(H là giao điểm của 3 đường cao)
c)Chứng minh SAEF=SABC.\(\cos^2A\)
d)Cho góc A=45 độ,BC=10cm.Tính EF
e)Chứng minh \(\cos^2A+\cos^2B+\cos^2C< 1\)
Mình cần gấp câu d và e
a) Xét tứ giác BFEC có \(\widehat{BFC}=\widehat{BEC}=\left(90^0\right)\)
=> BFEC là tứ giác nội tiếp
=> \(\widehat{FEC}+\widehat{ABC}=180^0\)( đpcm )
b) \(tanB\cdot tanC=\frac{AD}{BD}\cdot\frac{AD}{CD}=\frac{AD^2}{BD\cdot CD}\)
Cần chứng minh : \(\frac{AD^2}{BD\cdot DC}=\frac{AD}{HC}=\frac{AD^2}{HC\cdot DC}\)
\(\Leftrightarrow BD\cdot DC=HC\cdot DC\)
Điều này luôn đúng do tam giác ABD đồng dạng với tam giác HDC
Tạm 2 câu trước, đợi mình chút
c) Vì ΔABC~ΔAEF nên \(\frac{S_{ABC}}{S_{AEF}}=\frac{AB^2}{AE^2}\) (1)
\(cos^2A=\frac{AE^2}{AB^2}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra : \(\frac{S_{ABC}}{S_{AEF}}.cos^2A=1\)
⇔ \(S_{AEF}=S_{ABC}.cos^2A\)
d) Do \(\widehat{A}=45^0\) nên tam giác AEB và AFC vuông cân lần lượt tại E và F.
⇔ \(\frac{AE}{AB}=\frac{AF}{AC}=\frac{1}{\sqrt{2}}\)
⇔ \(\frac{EF}{BC}=\frac{1}{\sqrt{2}}\) ⇔ \(EF=\frac{BC}{\sqrt{2}}=\frac{10}{\sqrt{2}}=5\sqrt{2}\)cm
e) Do tam giác ABC nhọn nên
\(S_{ABC}=S_{AEF}+S_{BDF}+S_{CED}+S_{DEF}\)
Dễ chứng minh ΔBDF~ΔBAC; ΔCED~ΔCBA
Ta có: \(cos^2A+cos^2B+cos^2C=\frac{AE^2}{AB^2}+\frac{BF^2}{BC^2}+\frac{CD^2}{CA^2}\)
\(=\frac{S_{AEF}}{S_{ABC}}+\frac{S_{BDF}}{S_{ABC}}+\frac{S_{CDE}}{S_{ABC}}< \frac{S_{AEF}+S_{BDF}+S_{CDE}+S_{DEF}}{S_{ABC}}=1\)
Vậy ....
Cho tam giác ABC nhọn, các đường cao AK, BD, CE cắt nhau tại H.
1. Chứng minh: \(\dfrac{KC}{KB}=\dfrac{AC^2+CB^2-BA^2}{CB^2+BA^2-AC^2}\)
2.Giả sử: \(HK=\dfrac{1}{3}AK.\) Chứng minh rằng: tan B . tan C = 3
a, Áp dụng định lí Pitago
\(\dfrac{AC^2+CB^2-BA^2}{CB^2+BA^2-AC^2}\\ =\dfrac{AK^2+KC^2+\left(BK+KC\right)^2-AB^2}{\left(BK+KC^2\right)+BA^2-\left(AK+KC\right)^2}\\ =\dfrac{2CK^2+2BK.CK}{2BK^2+2BK.Ck}\\ =\dfrac{2CK\left(CK+BK\right)}{2BK\left(BK+CK\right)}=\dfrac{CK}{BK}\)
b, Ta có
\(tanB=\dfrac{AK}{BK};tanC=\dfrac{AK}{CK}\\ Nên:tanBtanC=\dfrac{AK^2}{BK.CK}\left(1\right)\\ Mặt.khác.ta.có:\\ B=HKC\\ mà:tanHKc=\dfrac{KC}{KH}\\ Nên.tanB=\dfrac{KC}{KH}\\ Tương.tự.tanC=\dfrac{KB}{KH}\\ \Rightarrow tanB.tanC=\dfrac{KB.KC}{KH^2}\left(2\right)\)
Từ (1) và (2)
\(\Rightarrow\left(tanB.tanC\right)^2=\left(\dfrac{AK}{KH}\right)^2\\ Theo.GT:\\ HK=\dfrac{1}{3}AK\Rightarrow tanB.tanC=3\)
c, Chứng minh được
\(\Delta ABC.và.\Delta ADE.đồng.dạng\\ \Rightarrow\dfrac{S_{ABC}}{S_{ADE}}=\left(\dfrac{AB}{AD}\right)^2\left(3\right)\)
Mà
\(\widehat{BAC}=60^0\Rightarrow\widehat{ABD}=30^0\\\Rightarrow AB=2AD\left(4\right)\\ Từ.\left(3\right)và\left(4\right)=4\\ \Rightarrow S_{ADE}=30cm^2\)
Cho tam giác ABC vuông tại A a) chứng minh tanB + cosB lớn hơn bằng 2 b) Khi sinB + cosB=căn 2 . Hãy tính góc B c) H là trung điểm AB, đường thẳng qua H vuông góc với BC tại I và cắt tia AC tại K. Chứng minh tan C x tan BKC =2
Cho tam giác ABC vuông tại A
a) chứng minh tanB + cosB lớn hơn bằng 2
b) Khi sinB + cosB=căn 2 . Hãy tính góc B
c) H là trung điểm AB, đường thẳng qua H vuông góc với BC tại I và cắt tia AC tại K. Chứng minh tan C x tan BKC =2
GIÚP DÙM MÌNH NHA MÌNH ĐANG CẦN GẤP ^^
1/Chứng minh:
a) \(\tan^2\alpha-\sin^2\alpha\cdot\tan^2\alpha=\sin^2\alpha\)
b)\(\cos^2\alpha+\tan^2\alpha\cdot\cos^2\alpha=1\)
2/Cho tam giác ABC có BH là đường cao, biết AB = 40cm;AC=58cm;BC=42cm
a) Chứng minh tam giác ABC vuông
b) Tính tỉ số lượng giác của \(\widehat{A}\)
C)Vẽ \(HE\perp AB;HF\perp BC\). Tính BH ; BE; BF và \(S_{EFCA}\)
cho tam giác ABC vuông cân tại A.Vẽ AH vuông góc với BC
a) Chứng minh tam giác AHB=tan giác AHC
b) VẼ HM vuông góc với AB,HN vuông góc với AC.Chứng minh tam giác AMN cân
c) Chứng minh MN//BC
d) Chứng minh AH^2+BM^2=AN^2+BH^2
Cho tam giác ABC với các đường cao ha,hb,hc;a,b,c lần lượt là độ dài các cạnh BC,CA,AB . Chứng minh rằng :
\(\frac{a}{h_a}+\frac{b}{h_b}+\frac{c}{h_c}\ge2\left(tan\frac{A}{2}+tan\frac{B}{2}+tan\frac{C}{2}\right)\)
Cho tam giác ABC vuông tại A có AH vuuong gócvới BC. Cho AB = 6cm, AC = 8cm. Gọi M là trung điểm HC
a) Tính BC, AH và góc AMH?
b) Không tính, hãy chứng minh tan góc AMH = 2 tan . C
a: Xét ΔABC vuông tại A có
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
hay BC=10(cm)
Xét ΔBAC vuông tại A có AH là đường cao ứng với cạnh huyền BC
nên \(AH\cdot BC=AB\cdot AC\)
hay AH=4,8(cm)