Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:44

* Các sự kiện chính

- Mùa xuân, ông Diểu đi săn. Ông bắn hạ khi bố.

- Khỉ bố bị thương nặng, khi mẹ quyết tâm cứu khỉ bố.

- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và cùng rơi xuống vực với khẩu súng.

- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khi mẹ lẽo đẽo theo sau.

- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm của hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó.

- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đoá hoa tử huyển nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.

a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ hành động và nội tâm (đặc biệt là độc thoại nội tâm) qua cái nhìn của tác giả với ngôi kể thứ ba hạn tri.

b. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy đã thể hiện được tính khách quan, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. Hành động, suy nghĩ và nội tâm của nhân vật qua ngôi kể thứ 3 đã được bao quát rõ hơn, người đọc sẽ cảm nhận được rõ hơn thông điệp tác phẩm.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:41

- Người kể chuyện: có hai người kể

+ Phần 1: chàng trai

+ Phần 2: lão Nhiệm Bình

Trong phần 1 có nhiều đoạn người kể chuyện là lão Nhiệm Bình. Vì vậy, văn bảo có nhiều người kể chuyện.

- Điểm nhìn:

+ Phần 1: chàng trai; lão Nhiệm Bình

+ Phần 2: lão Nhiệm Bình

Đôi khi, điểm nhìn dịch chuyển sang một số  người bạn chài khác.

=> Câu chuyện có nhiều người kể chuyện và nhiều điểm nhìn, đồng thời có sự dịch chuyển điểm nhìn. 

- Tác dụng: Giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 21:29

- Ngôi kể: ngôi thứ ba hạn tri.

- Điểm nhìn của nhân vật Tuấn.

- Ưu thế của ngôi kể và điểm nhìn ấy:

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba hạn tri có khả năng bao quát hiện thực đời sống cao hơn so với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Ngôi kể này có thể tạo ra cái nhìn khách quan, xác thực khi viết truyện kí, nhất là truyện kí lịch sử theo ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Vỹ.

+ Điểm nhìn của nhân vật Tuấn là điểm nhìn của nhân chứng và có ưu thế nói thay tiếng nói của học sinh, sinh viên đương thời về cụ Phan Bội Châu và ảnh hưởng của cụ đối với lớp trẻ Việt Nam lúc bấy giờ.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 22:40

- Phần thú: phần non nớt, bản năng, hoang dã, man rợ.

- Phần người: phần cao quý, có được nhờ quá trình học tập, tu dưỡng, trau dồi lẽ sống vươn tới tình thương yêu và khát vọng những điều gì tốt đẹp, xứng đáng với con người.

- Giữa hai phần này luôn có đấu tranh không dễ dàng: Pê-xcốp luôn khao khát chiến thắng phần con thú” trong bản thân, khao khát “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”. Con đường ấy như việc bước dần lên những bậc thang và là một quá trình rèn luyện lâu dài, không mệt mỏi; mỗi thành công chỉ là một bậc thang nhỏ nên cần phải nỗ lực vươn lên không ngừng.

- Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn qua nhân vật “tôi” - Pê-xcốpđã giúp thể hiện cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người” sâu sắc, tác động mạnh mẽ tới người đọc, người đọc nhận thức được những khó khăn trên hành trình ấy.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
24 tháng 2 2023 lúc 11:26

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

⇒ Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ ba: Giúp câu chuyện được kể từ cái nhìn toàn cảnh của người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri). Bất cứ điều gì từ các nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba này đều nắm rõ.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 2:31

- Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của Phrăng.

- Việc sử dụng điểm nhìn ấy giúp câu chuyện trở nên chân thực, sinh động, hấp dẫn độc giả.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
27 tháng 6 2023 lúc 11:20

THAM KHẢO!

     Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của Phrăng. Việc sử dụng điểm nhìn ấy đem lại sự gần gũi cho văn bản vì nó là câu chuyện được kể từ người trong cuộc, đồng thời là của một cậu bé.

Bình luận (0)
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 8 2016 lúc 16:24

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất,nhân vật xưng''tôi'' trong truyện là Thành,người trong cuộc,người chứng kiến các sự việc xảy ra,người cùng hịu nỗi đau như em gái mình.Việc lựa chọn ngôi kể này giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ,tình cảm và tâm trạng của các nhấn vật.Mặt khác kể theo ngôi này cũng làm tăng thêm tính chân thực của truyện và do vậy sức thuyết phục của truyện cũng cao hơn

Bình luận (3)
Isolde Moria
20 tháng 8 2016 lúc 16:21

Bài cuộc chia tay của những con búp bê

 - Chuyện kể theo ngôi thứ nhất.

Tác dụng : Dễ dàng thể hiện cảm xúc và trạng thái của nhân vật .

                   Không bị ràng buộc về sự việc 

                   Tăng tính chân thật cho bài văn

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
20 tháng 8 2016 lúc 16:18

- Chuyện kể theo ngôi thứ nhất. Nhân vật xưng tôi trong câu chuyện chính là Thành – là người trong cuộc phải chịu đựng nỗi đau chia li và chứng kiến tất cả những sự việc xảy ra.

- Lựa chọn cách kể này mang đến những lợi thế:

+ Thế hiện sâu tâm trạng, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật.

+ Tăng tính chân thực và sự thuyết phục của câu chuyện đối với bạn đọc -> Đây là câu chuyện do người trong cuộc kể lại.

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 10 2019 lúc 5:34

●    Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.

●    Câu chuyện về hai cha con thông qua lời kể của người bạn ông Sáu, đã tạo cho câu chuyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

Bình luận (0)